ĐỂ THI KSCL GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 12 - THỜI GIAN 90 PHÚT Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi sau: “lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc . Trên mặt cái hút xoáy tít đáy cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt qua quãng sông , y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu ,những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghêng ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống, có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới...”. (Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân) Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên? (0,5 điểm) Câu2. Anh (chị) hãy đặt tên cho đoạn trích . (0,5 điểm) C â u 3 . a. Nêu 2 biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả dùng trong đoạn văn trên (1điểm) b. Nêu tác dụng? (1điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: “Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời¼” (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 119 — 120) ĐỂ THI KSCL GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 12 - THỜI GIAN 90 PHÚT Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi sau “Bão bùng thân bọc lấy thâ n Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẵng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con” (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,5 điểm) Câu2. A nh (chị) hãy đặt tên cho đoạn trích . (0,5 điểm) Câ u 3 . a. Nêu 2 biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả dùng trong đoạn thơ trên (1điểm) b. Nêu tác dụng? (1điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó..”. (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 119 — 120)
Tài liệu đính kèm: