BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Tên học phần: 1 Thời gian làm bài: 50 phút; (32 câu trắc nghiệm) Mã học phần: - Số tín chỉ (hoặc đvht): Lớp: Mã đề thi 134 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã sinh viên: ............................. Câu 1: Sự phát triên mạnh mẽ của các nước Mỹ- Tây Âu – Nhật Bản đã cho thấy vai trò to lớn của cách mạng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất? A. sản xuất được nhiều sản phẩm tinh xảo, chuyên nghiệp. B. tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. C. tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. D. giảm bớt sức lao động chân tay của con người. Câu 2: Hình thái của cách mạng Tháng 8 năm 1945 là gì? A. Đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa. B. Tổng khởi nghãi trong cả nước. C. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. D. Khởi nghĩa từng phần. Câu 3: Nông dân Việt Nam đóng vai trò gì trong phong trào dân tộc dân chủ từ sau Chiến tranh thế giới thư nhât? A. Là lực lượng đi đầu trong đấu tranh. B. Lãnh đạo cách mạng. C. Tích cực tham gia đấu tranh. D. Động lực cách mạng. Câu 4: Năm 1928, hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã phát động phong trào “ vô sản hóa”, thực chất của phong trào này là A. đưa cán bộ về nước hoạt động trong các hầm mỏ, xí nghiệp. B. phát động công nhân Việt Nam đấu tranh. C. kêu gọi công nhân đấu tranh mạnh mẽ hơn. D. lãnh đạo công nhân biểu tình, bãi công. Câu 5: Thắng lợi của phong trào cách mạng 1930 1931 đã làm thay đổi vị trí của Đảng cộng sản Đông Dương trong phong trào vô sản thế giới đó là A. Trở thành một chi bộ trực thuộc quốc tế cộng sản. B. Uy tín của Đảng được nâng cao đối với quần chúng. C. Đóng góp to lớn cho phong trào vô sản thế giới. D. Chứng tỏ tính ưu việt của cách mạng vô sản. Câu 6: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ phong trào cách mạng 1930-1931? A. Bài học xây dựng căn cứ địa cách mạng. B. Bài học sử dụng bạo lực trong đấu tranh. C. Bài học xây dựng liên minh công nông. D. Bài học vầ xây dựng mặt trận thống nhất. Câu 7: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 đến 1930 là A. Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. Truyền bá lý luận Mác – Lê nin về nước. C. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng . D. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Câu 8: Tháng 8 năm 1925, Công nhân nhà máy sửa chữa và đóng tàu Ba Son đấu tranh. Sự kiện này đánh dấu mốc phát triển quan trọng của công nhân Việt Nam A. từ tự phát sang tự giác. B. đấu tranh mạnh mẽ hơn. C. có mục tiêu chính trị. D. đấu tranh có tổ chức. Câu 9: Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia đại hội lần thức XVIII của tổ chức nào? A. Đảng Xã hội Pháp. B. Đảng cộng sản Pháp. C. Quốc tế cộng sản. D. Quốc tế nông dân. Câu 10: Vì sao Mỹ là nước khởi nguồn cho cách mạng khoa học công nghệ lần thứ hai của nhân loại? A. Có nhiều phát minh khoa học nhất thế giới. B. Kinh tế Mỹ ổn định, phát triên nhanh. C. Mĩ có đầy đủ các yếu tố để phát triển khoa học. D. Không bị chiến tranh tàn phá. Câu 11: Lĩnh vực mà thực dân Pháp đầu tư vốn chủ yếu trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ( 1919 – 1929) ở Việt Nam là A. Khai thác mỏ than. B. Công nghiệp và thương nghiệp. C. Đồn điền cao su và cà phê. D. Nông nghiệp và khai mỏ. Câu 12: Nhiệm vụ cách mạng Đông Dương được xác định trong Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo là A. đánh đổ phong kiến và tay sai. B. đánh đổ các thế lực tay sai. C. đánh đỏ thực dân Pháp xâm lược. D. đánh đổ phong kiến, thực dân. Câu 13: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A. Sự ra đời của các công ty độc quyền trong các ngành kinh tế. B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại. C. Sự ra đời của những trung tâm kinh tế - tài chính. D. Sựu ra đời của tầng lớp tư bản tài chính. Câu 14: Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn về vấn đề nào? A. Tiền công. B. Ruộng đất. C. Dân tộc. D. Tô thuế. Câu 15: Hội nghị tháng 11/1939 của BCH TƯ Đảng có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. B. Thể hiện sự nhạy bén của Đảng . C. Chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. D. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Câu 16: Cách mạng khoa học công nghệ những năm 40 của thế kỷ XX bắt nguồn từ đâu? A. Yêu cầu của nền kinh tế hiện đại của nước Mỹ. B. Yêu cầu cuộc sống ngày càng cao của con người. C. Yêu cầu về nhu cầu hưởng thụ đời sống của con nguwoif. D. Nhu cầu hợp tác của các nước trên thế giới. Câu 17: Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã được tập hợp và xuất bản thành tác phẩm nào? A. Đường cách mệnh. B. Cương lĩnh chính trị của Đảng. C. Báo Thanh Niên. D. Lý luận giải phóng dân tộc. Câu 18: Chủ tịc Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong bản Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định “ sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Đoạn trích trên đang nhắc đến sự kiện nào diễn ra trong năm 1945 ở Việt Nam? A. Nhật dựng nên chính quyền Trần Trọng Kim. B. Nhật đầu hàng Đồng minh. C. Nhật đảo chính Pháp. D. Nhật nhảy vào Đông Dương. Câu 19: Cách mạng khoa học công nghệ đã thúc đẩy kinh tế phát triên mạnh mẽ, nhất là nảy sinh xu thê toàn cầu hóa. Việt Nam cũng đã sớm gia nhập xu thế này nhưng gặp phải nhiều thách thức. Vậy Việt Nam có thể rút ra bài học về vấn đề gì để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triên đát nước? A. Hàng rào thuế quan. B. Trình độ dân trí. C. Khoa học công nghệ. D. Hành lang pháp lý. Câu 20: Từ năm 1945 – 1975, Liên Xô có vai trò như thế nào đối với quốc tế? A. Là thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. B. Là thành trì của phong trào cách mạng thế giới. C. Đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. D. Là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới. Câu 21: Chọn cụm từ đúng để điền vào dẫu() trong câu sau: Trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới vì: lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên giàu có, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao; Mĩ áp dụng thành công.. để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm” A. chính sách cải tổ. B. máy móc hiện đại. C. thành tựu KHKT. D. chinh sách giáo dục mới nhất. Câu 22: Năm 1973, các nước Mỹ - Tây Âu – Nhật Bản đều bước vào giai đoạn suy thoái do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng A. chính trị. B. kinh tế. C. Toàn diện. D. dầu mỏ. Câu 23: Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân bởi những chính sách mà chính quyền thực hiện đảm bảo quyền lợi cho A. các tầng lớp trên trong xá hội. B. giai cấp công nhân. C. giai cấp nông dân. D. nhân dân lao động. Câu 24: Lực lượng tham gia đấu tranh chủ yếu trong phong trào cách mạng 1930 -1931 gồm A. Công nhân – nông dân. B. Công nhân – trí thức. C. Tiểu tư sản - nông dân. D. Nông dân. Câu 25: Tổ chức liên kết kinh tế, chính trị chiếm ¼ GDP của thế giới là tổ chức nào? A. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương( APEC) B. Liên minh châu Âu(EU). C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á( ASEAN) D. Tổ chức thương mại thế giới.( WTO). Câu 26: Tại hội nghị Hợp nhất ba tổ chức cộng sản vào tháng 1 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã thông qua Cương Lĩnh chính trị đầ tiên của Đảng. Đây được đánh giá là bản cương lĩnh giải phong dân tộc A. Thấm đượm tính nhân văn. B. Đúng đắn, sáng tạo, khoa học. C. Kế thừa chủ nghĩa Mác – Lê nin. D. Đúng đắn, sáng tạo. Câu 27: Những nguồn năng lượng mới( năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử..) được tìm ra trong quá trình phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại bắt nguồn từ vấn đề nào của nhân loại? A. Sự ô nhiễm môi trường. B. Sự khan hiếm của các loại chất đốt. C. Sự bùng nổ của dân số thế fiowis. D. Sự cạn kiệt nguồn năng lượng. Câu 28: Hạt nhân để Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925) là A. Tâm tâm xã. B. Cộng sản đoàn. C. Cường học thư xã. D. Nam đồng thư xã. Câu 29: Căn cứ địa đầu tiên của cách mạng Tháng Tám năm 1945 đóng ở đâu? A. Bắc Sơn. B. Thái Nguyên. C. Pác Bó. D. Tân Trào. Câu 30: Quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong cách mạng Tháng Tám năm 1945 thể hiện A. Bản lĩnh chính trị của đội ngũ Đảng viên. B. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc. C. Sự nhạy bén, linh hoạt của Đảng. D. Quá trình vận dụng lý luận cách mạng bạo lực. Câu 31: Năm 1957, Liên Xô đã có bước tiến nhanh chóng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Thử thành công bom nguyên tử. B. Phóng thành công tàu vũ trụ. C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. Tìm ra nguồn năng lượng mới. Câu 32: Trong những năm 1960- 1973, kinh tế Nhật Bản luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10% nên lịch sử ghi nhận đây là giai đoạn A. ổn định vững chắc. B. hoàn thành khôi phục kinh tế. C. phát triển nhanh chóng. D. thần kỳ của Nhật Bản. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: