Đề thi kết thúc học phần Lịch sử lớp 12 - Mã đề 009 - Trường Cao đẳng Bách Việt

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kết thúc học phần Lịch sử lớp 12 - Mã đề 009 - Trường Cao đẳng Bách Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi kết thúc học phần Lịch sử lớp 12 - Mã đề 009 - Trường Cao đẳng Bách Việt
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN 
Tên học phần: KT
Thời gian làm bài: 30 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã học phần: - Số tín chỉ (hoặc đvht): 
Lớp: 
Mã đề thi 009
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã sinh viên: .............................
Câu 1: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở VN?
A. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở VN
B. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra
C. Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 2:  Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mỹ latinh đã được mệnh danh là
A. "Lục địa bùng cháy".	B. "Đại lục núi lửa".
C. "Hòn đảo tự do".	D. "Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội".
Câu 3: Nenxơn Manđêla Trở thành tổng thống Nam phi đánh dấu
A. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới.
B. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ.
C. chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài.
D. sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập tự do.
Câu 4:  Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt của dân tộc ta là
A. đế quốc Mĩ.	B. thực dân Pháp.
C. bọn tay sai.	D. phát xít Nhật và bọn tay sai.
Câu 5: Cuộc mit tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
A. 1 - 8 - 1936, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội)
B. 1 - 5 - 1938, tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội
C. 1 - 5 - 1939, tại Hà Nội
D. 1 - 5 - 1938, tại Bến Thuỷ, Vinh
Câu 6: Nhân tố giữ vị trí hàng đầu trong sự phát triển ‘thần kì’’ về kinh tế Nhật Bản là
A. Mua các phát minh, chuyển giao công nghệ và áp dụng khoa học – kĩ thuật cào sản xuất.
B. Người dân Nhật Bản chăm chỉ làm việc, được đào tạo chu đáo, tay nghề cao và có khả năng sáng tạo.
C. Biết tận dụng các yếu tố bên ngoài, chi phí quốc phòng ít.
D. Nhà nước quản lý kinh tế một cách hiệu quả, phát triển kinh tế có tầm vĩ mô.
Câu 7: Điạ phương được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn làm trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước từ tháng 5/1945 là
A. Thái Nguyên.	B. Đình Bảng.	C. Cao Bằng.	D. Tân Trào.
Câu 8:  Hội nghị hợp nhất Đảng do Nguyễn Ái Quốc triệu tập họp ở
A. Quảng Châu (Trung Quốc).	B. Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc).
C. 312 phố Khâm Thiên – Hà Nội.	D. Nam Kì.
Câu 9:  Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Pháp.	B. Nhật.	C. Anh.	D. Mỹ.
Câu 10: Trong nội dung cải cách kinh tế ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) đã cho giải tán các Daibatxư để
A. quốc hữu hóa ngành công nghiệp
B. xác lập lại chế đọ tư hữu
C. xóa bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến
D. tạo điều kiện cho các tập đoàn tư bản của Mĩ vào đầu tư.
Câu 11: Điều kiện khách quan thuận lợi dẫn đến sự phát triển nhanh của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ có khói lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới.
B. ngày càng có nhiều nhà khoa học từ nơi khác đến định cư ở Mĩ.
C. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, khí hậu thuận lợi.
D. không bị chiến tranh tàn phá và lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.
Câu 12: Thuận lợi nào là cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong năm đầu tiên sau cách mạng tháng tám?
A. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang hình thành và phát triển.
C. Cách mạng có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
D. Nhân dân ta được làm chủ nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ.
Câu 13: Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu?
A. Miền Nam.	B. Trong cả nước	C. Miền Trung	D. Miền Bắc
Câu 14: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân đội
A. Anh.	B. Pháp.	C. Mĩ.	D. Liên Xô.
Câu 15: Nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 là
A. sự phục hồi và vương lên mạnh mẽ về kinh tế.
B. nền kinh tế, chính trị, xã hội,...được kiện toàn về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối Đông Âu XHCN vừa mới hình thành.
C. nhiều nước Tây Âu gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu.
D. sự phụ thuộc chặt chẽ vào MĨ.
Câu 16:  Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?
A. Đảng Lập hiến.	B. Việt Nam nghĩa đoàn.
C. Đảng Thanh niên.	D. Việt Nam Quốc dân Đảng.
Câu 17: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhiều tổ chức cộng sản lần lượt ra đời, trong đó quan trọng nhất là
A. Quốc tế cộng sản.	B. Đảng cộng sản Pháp.
C. Đảng cộng sản Inđônêxia	D. Đảng cộng sản Trung Quốc.
Câu 18:   Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành
A. giao thông vận tải.	B. nông nghiệp và thương nghiệp.
C. nông nghiệp và khai thác mỏ.	D. công nghiệp chế biến.
Câu 19: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến
B. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân
C. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩaYên Bái
D. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
Câu 20:  Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. giặc ngoại xâm.	B. nạn đói.	C. tài chính.	D. giặc dốt.
Câu 21:  Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đang diễn ra vô cùng ác liệt.	B. đã hoàn toàn kết thúc.
C. bước vào giai đoạn kết thúc.	D. bùng nổ và ngày càng lan rộng.
Câu 22:  Xã hội Việt Nam trong những năm 1930 – 1931 tồn tại những mâu thuẫn cơ bản nào?
A. Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến.
B. Nông dân với địa chủ phong kiến.
C. Tư sản với chính quền thực dân Pháp.
D. Công nhân với tư sản.
Câu 23:  Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ bức thiết, hàng đầu của cách mạng Việt Nam là
A. giải phóng dân tộc.	B. chuẩn bi lực lượng cách mạng.
C. cách mạng ruộng đất.	D. phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 24:  Biến đổi to lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
B. trở thành khu vực năng động, kinh tế phát triển nhất trên thế giới.
C. các nước Đông Nam Á đều tham gia ASEAN.
D. các nước Đông Nam Á đều tham gia tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 25: Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh” là
A. Mêhicô	B. Braxin	C. Cuba	D. Ac-hen-ti-na
Câu 26:  Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới như thế nào?
A. Một cực nhiều trung tâm.	B. Đơn cực.
C. Đa cực nhiều trung tâm.	D. Đa cực.
Câu 27: Để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và hạn chế phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, Mĩ, Anh, Pháp và một số nước Đông Nam Á đứng ra thành lập khối quân sự (viết tắt the tiếng Anh)
A. PLO	B. SEATO.	C. CENTO.	D. NATO.
Câu 28: Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là
A. cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
B. cường quốc công nghiệp, quân sự đứng đầu thế giới.
C. cường quốc công nghiệp đứng thứ ba thế giới (sau Mĩ, Nhật Bản).
D. cường quốc quân sự ngang hàng với Mĩ.
Câu 29: Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là:
A. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa
B. Đầu tư hai ngành đồn điền cao su và khai mỏ
C. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng
D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao
Câu 30: Ba “con rồng kinh tế” ở Đông Bắc Á là
A. Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan.
B. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công.
C. Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
D. Đài Loan, Hồng Công, Xingapo.
Câu 31: Nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh là
A. viện trợ của Mĩ thông qua "Kế hoạch Mác san"
B. nhận được khoản bồi thường chiến tranh để khôi phục kinh tế.
C. sự nỗ lực vươn lên của nhân dân các nước Tây Âu.
D. chính sách đúng đắn của các nhà nước Tây Âu.
Câu 32:  Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập với mục đích
A. liên minh công nông đoàn kết với tư sản.
B. tập hợp tư sản, tiểu tư sản và địa chủ.
C. tập hợp liên minh công nông.
D. tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ.
Câu 33: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có vai trò
A. chỉ giải quyết tranh chấp giữa các nước.
B. chỉ thảo luận những vấn đề liên quan đến Hiến chương Liên hợp quốc.
C. nghiên cứu và xúc tiến việc hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế.
D. trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 34: Ý không phản ánh đúng tình hình các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
A. sản xuất công, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.
B. hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phá.
C. đất nước bị tàn phá nặng nề.
D. thu được lợi nhuận khổng lồ qua việc cung cấp vũ khí cho chiến tranh.
Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc đảo chính ngày 9/3/1945
A. Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương đang ráo riết hoạt động.
B. Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thức.
C. Mâu thuẫn Pháp - Nhật ngày càng trở nên gay gắt.
D. Phát xít Nhật đang bị phản công ở Thái Bình Dương.
Câu 36: Khó khăn lớn nhất của nước ta sau cách mạng tháng Tám là:
A. Nạn đói, nạn dốt đe doạ nghiêm trọng đến nhân dân ta
B. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ra sức phá hoại chống phá Cách mạng
C. Quân Tưởng, Anh dưới danh nghĩa Đồng minh vào VN giải giáp quân Nhật, nhưng lại chống phá Cách mạng VN
D. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng
Câu 37:  Mặt trận Việt Minh ra đời ngày
A. 19/5/1941.	B. 19/5/1940.	C. 15/9/1942.	D. 15/9/1941.
Câu 38:  Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. kinh tế phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang.
B. trở thành nước tư bản giàu mạnh đứng thứ hai trên thế giới.
C. kinh tế ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá.
D. trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Câu 39:  Nét đặc trưng nổi bật của trật tự thế giới hai cực Ianta là
A. thế giới bị chia làm 2 phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ ghĩa.
B. cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động.
C. nhiều cuộc chiến tranh cục bộ nổ ra.
D. sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
Câu 40:  Hình thức đấu tranh của nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh là
A. mít tinh.	B. biểu tình có vũ trang.
C. đưa yêu cầu đòi cải thiện đời sống.	D. khởi nghĩa vũ trang.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docLS12DE33_LS12D33_009.doc