PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG ĐỀ THI HỌC SINH OLIMPIC VẬT LÝ 6 NĂM HỌC 2014-2015 Thời gian làm bài :120 phút( không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Hãy chọn các dụng cụ thích hợp trong số các dụng cụ sau để xác định trọng lượng riêng của một viên đá (có thể bỏ lọt vào bình chia độ): Cân đồng hồ, thước thẳng, thước dây, bình chia độ, bình tràn, lực kế, nước. Nêu thứ tự các bước tiến hàn Câu 2: (3 điểm) Hãy vẽ hệ thống dùng ròng rọc cố định và ròng rọc động để được lợi: 4 lần về lực 6 lần về lực Câu 3: (3 điểm) Một mẩu hợp kim thiếc – Chì có khối lượng m = 664g, khối lượng riêng D = 8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của thiếc là D1= 7300kg/m3, của chì là D2 = 11300kg/m3 và coi rằng thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần. Câu 4: (4điểm) Bốn người cùng kéo một vật có trọng lượng là 2000 N lên cao theo phương thẳng đứng, lực kéo của mỗi người là 400 N. Hỏi bốn người đó có thực hiện được công việc không? Tại sao? Câu 5. (4 điểm) Một quả cầu nhôm có thể tích bằng 4dm3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. a. Tính khối lượng của quả cầu nhôm. b. Tính trọng lượng của quả cầu nhôm. c. Tính trọng lượng riêng của nhôm. Câu 6: (4 điểm). Chiều dài của hai thanh đồng và sắt ở 00C là 20m. Hỏi khi nhiệt độ tăng lên 400C thì chiều dài hai thanh hơn kém nhau bao nhiêu? Thanh nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn? Biết rằng khi tăng nhiệt độ lên 10C thì chiều dài thanh sắt tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu; chiều dài thanh đồng tăng thêm 0,000018 chiều dài ban đầu. ___________________hết__________________ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLIMPIC VẬT LÝ 6 Năm học: 2014-2015 Câu Đáp Án Điểm 1 2 A - Chọn các dụng cụ sau: Lực kế, bình chia độ, nước. - Các bước tiến hành: + Bước 1 dùng lực kế đo trọng lượng của vật được giá trị: p + Bước 2: Đổ nước vào bình chia độ đọc thể tích nước trong bình: V1 + Bước 3: Thả vật vào bình chia độ đọc thể tích nước trong bình: V2 + Bước 4: Tính thể tích vật : V = V2 - V1 0,5 0,5 0,5 0,5 2 3 a) Vẽ đúng 2 ròng rọc động, 2 ròng rọc cố định (hoặc 1 rr cố định, 2 rr động) b) Vẽ đúng 3 ròng rọng động, 3 ròng rọng cố định 1.5 1,5 3 3 - Ta có D1 = 7300kg/m3 = 7,3g/cm3 ; D2 = 11300kg/m3 = 11,3g/cm3 - Gọi m1 và V1 là khối lượng và thể tích của thiếc trong hợp kim - Gọi m2 và V2 là khối lượng và thể tích của chì trong hợp kim Ta có m = m1 + m2 Þ 664 = m1 + m2 (1) V = V1 + V2 Þ (2) Từ (1) ta có m2 = 664- m1. Thay vào (2) ta được (3) Giải phương trình (3) ta được m1 = 438g và m2 = 226g 1 1 1 4 Lực tối thiểu để kéo vật lên là 2000N Lực tối đa là hợp lực của 4 người là 1600N Vậy không kéo được.... 2 2 5 a. Khối lượng của quả cầu m = D .V = 2700 . 0,004 = 10,8 (kg) b. Trọng lượng của quả cầu: P = 10. m =10,8 . 10 =108 (N) c.Trọng lượng riêng của nhôm là d = 10. D = 10 x 2700 =27000 ( N/ m3 ) 1 1 2 6 Chiều dài tăng thêm của thanh sắt là: l1 = 20.0,000012.40 = 0,0096 m. Chiều dài tăng thêm của thanh đồng là: l2 = 20.0,000018.40 = 0,0144m. Do 0,0144 > 0,0096 nên thanh đồng nở vì nhiệt nhiều hơn và nhiều hơn là: l = l2 - l1 = 0,0144 - 0,0096 = 0,0048m = 4,8mm 1 1 2 Học sinh làm các cánh khác nếu đúng vẫn được điểm tối đa. Xuân Dương, Ngày 12/1/2015 Người ra đề Bùi Thị Nghĩa
Tài liệu đính kèm: