Đề thi học sinh năng khiếu môn: Văn - Tiếng việt - Lớp 8 thời gian: 150 phút năm học: 2009 - 2010

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1254Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh năng khiếu môn: Văn - Tiếng việt - Lớp 8 thời gian: 150 phút năm học: 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh năng khiếu môn: Văn - Tiếng việt - Lớp 8 thời gian: 150 phút năm học: 2009 - 2010
Phòng giáo dục thanh Ba
Trường THCS Đỗ Xuyên
Giáo viên: Lê Anh Tuấn
Đề thi học sinh năng khiếu
Môn: Văn - Tiếng Việt - Lớp 8
Thời gian: 150 phút
Năm học: 2009 - 2010
Câu 1: (1,5 điểm)
	“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
	Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
	Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
	Rướn thân trắng bao la thân góp gió.”
	(Quê hương - Tế Hanh)
	Hãy phân tích giá trị biểu hiện của các biện pháp tu từ trong khổ thơ
Câu 2 (1 điểm)
	Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau:
a- Mẹ về khiến cả nhà đều vui
b- Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nốt phải.
Câu 3 (1,5 điểm)
	Viết 1 đoạn văn khoảng 15 dòng, trình bày cảm thụ của em về câu thơ sau:
	“ Những người muôn năm cũ
	Hồn ở đâu bây giờ?
	(Ông Đồ - Vũ Đình Liên)
Câu 4 (6 điểm)
	Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh
Đáp án chấm
Môn: Văn - Tiếng Việt - lớp 8
Thời gian: 150 phút
Năm học: 2009 - 2010
Câu 1: (1,5 điểm): Phân tích giá trị biểu hiện của các biện pháp tu từ trong khổ thơ:
	“Chiếc thuyền nhẹthân góp gió”
	(Quê hương - Tế Hanh)
* Yêu cầu: Phân tích được 3 biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá (Mỗi biện pháp đúng được 0,5 điểm)
a- Dùng biện pháp tu từ so sánh: “Hăng như con tuấn mã” đã làm nổi bật một vẻ đẹp mạnh mẽ của những con thuyền ra khơi. Con thuyền được so sánh với con tuấn mã, con tuấn mã ấy đang “hẫng” một trạng thái đầy phấn chấn và mạnh mẽ. Vì thế mà con thuyền “Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”. Từ “phăng” đã thúc đẩy mái chèo và con thuyền băng băng trên sông dài. Thuyền nhẹ, trai tráng khoẻ mạnh ra biển đầy khí thế sôi nổi và hào hứng.
b- Dùng biện pháp tu từ ẩn dụ: “Mảnh hồn làng”. Hồn làng là 1 cái gì rất trừu tượng, vô hình. Nó chính là linh hồn của quê hương mà ít nhiều ai cũng cảm thấy. Nó còn là tâm hồn phóng khoáng mở rộng của người dân làng chài ở nơi lộng gió biển khơi. Là tình yêu tha thiết của mỗi con người dành cho quê hương hoà quyện trong tất cả cảnh vật, con người, lịch sử của làng. Cái hay của từ “Mảnh” ghép với “hồn làng” tạo cho cái trừu tượng vô hình ấy thành một cái cụ thể, hữu tình, sinh động. Cảnh so sánh của câu thơ làm rõ thêm điều ấy. “Cánh buồm” là một sự vật cụ thể, hữu tình, hữu hạn, có thể đo được đem so sánh với “hồn làng”, cái vô hình, vô vạn, không đo được thành cái hữu hạn (cánh buồm) trở nên vô hạn (hồn làng) và cái vô hạn (hồn làng) được cụ thể hoá trong “mảnh” cụ thể sinh động ấy.
c- Dùng biện pháp tu từ nhân hoá “Cánh buồm trương” vươn thân trắng bao la thâu góp giói” với biện pháp nhân hoá, cánh buồm hiện lên với vẻ đẹp cường tráng, khoáng đạt lại sinh động, gần gũi như con người làng chài yêu gió lộng biển khơi.
Câu 2: (1 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp
	a. Mẹ về/ khiến cả nhà đều vui
	 CN VN CN VN
	 CN VN	(0,5 điểm)
VN
CN
	b. Bao bì ni lông trôi ra biển/ làm chết các sinh vật khi chúng nốt phải
VN
CN
	Câu 3: (1,5 điểm): Trình bày cảm thụ về câu thơ
	“Những người muôn năm cũ
	Hồn ở đâu bây giờ?”
	ý 1 (0,75điểm): - Đây chính là nỗi bâng khuâng tiến thương của nhà thơ, khi ông hoài niệm về một di tích tàn tạ của nền Nho học. Những người muôn năm cũ, trong đó có ông đồ, có những người mến chuộng Nho học, có người yêu thích câu đối đỏ. Giờ tuy không còn nữa, thế nhưng cái tinh thần dân tộc, cái “hồn nước”, “hồn” quê hương không bao giờ mất ấy đang ở đâu? Câu hỏi như xoáy vào lòng người đọc gợi nhớ về hình ảnh ông đồ, mà chúng ta vô tình quên nó, bởi đó cũng là một di sản văn hoá dân tộc mà chúng ta cần gìn giữ
	ý 2 (0,75 điểm)
	Hai câu thơ như 1 lời nhắc nhở thế hệ trẻ: Trong cuộc chuyển mình của đất nước, có những “cái đẹp”, cái nét “cổ truyền” của dân tộc không thể đánh mất mà phải được giữ lại, được sống mãi với đất nước, dân tộc ta.
Câu 4 (6 điểm)
	Yêu cầu:
	- Về phương pháp: Chứng minh một vấn đề
	- Phạm vi tư liệu: lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống
	- Về nội dung: Gồm 2 ý chính
	1 là: Rừng mang lại lợi ích cho con người
	2 là: Con người phải bảo vệ rừng
	Đáp án:
1- Mở bài (1 điểm): Giới thiệu khái quát 2 nội dung sau:
	+ Lợi ích của rừng (0,5 điểm)
	+ Sự cần thiết phải bảo vệ rừng (0,5 điểm)
2- Thân bài (4 điểm): Gồm 2 ý chính
A- Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người.
	- Cung cấp gỗ: Gỗ tạp làm vật dụng, làm chất đốt phục vụ đời sống hàng ngày. Gỗ quý làm vật liệu xây dựng đóng đồ đạc, và cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp hiện đại (0,5 điểm)
	- Cung cấp cây làm thuốc: cây làm thuốc tự nhiên, và cây do con người gây trồng tạo nên (0,5 điểm)
	- Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài muông thú quý, có lợi ích cho con người: các loài muôn thú quý hiếm. Các loại muông thú có ích cho con người (0,5 điểm)
	- Rừng còn có các lợi ích khác: rừng làm sạch môi trường. Rừng để điều hoà mưa lũ. Rừng là nơi để tham quan du lịch giúp cho người thêm khoẻ mạnh	(0,5 đ)
B- Con người cần phải bảo vệ rừng
	- Vì sao con người cần phải bảo vệ rừng:
	+ bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường	(0,25 điểm)
	+ bảo vệ rừng là bảo vệ các nguồn lâm sản, động vật quý hiếm (0,25 điểm)
	+ Thực tế phá rừng, khai thác rừng bừa bãi đem lại tai hoạ con người (0,25 đ)
	- Bảo vệ rừng như thế nào?
	+ Cần khai thác có kế hoạch (0,25 điểm)
	+ Tăng cường việc gây trồng rừng 	(0,25 điểm)
	+ Ban hành những đạo luật bảo vệ rừng (0,25 điểm)
	+ Thành lập những đội bảo vệ thường trực (0,25 điểm)
	+ Gây ý thức bảo vệ rừng trong toàn dân (0,25 điểm)
3- Kết bài (1 điểm)
	Kêu gọi mỗi người phải có ý thức bảo vệ rừng tốt hơn nữa

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSNK_VAN_8_TB.doc