Phòng GD&ĐT Thanh ba Trường THCS Đỗ Xuyên Đề thi học sinh năng khiếu Môn: Địa lý 7 Người ra đề : Hà Thanh Bình đề bài Câu 1: Hãy nêu đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc? Sự thích nghi của thực vật và động vật đối với môi trường ? Các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong hoang mạc ngày nay? Câu 2: Phân biệt 2 khái niệm lục địa và châu lục. Khái niệm nào có ý nghĩa rộng hơn? Kể tên các châu lục và lục địa trên trái đất? Câu 3: Chế độ A-pac-thai là gì? Nó được xoá bỏ từ lúc nào? Câu 4: Hãy nêu đặc điểm khí hậu và địa hình nổi bật của Châu Nam Cực? Bài làm Phòng GD&ĐT Thanh ba Trường THCS Đỗ Xuyên Hướng dẫn chấm Môn: Địa lý 7 Câu 1: (3đ) a. Đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc - Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa hạ và mùa đông - Rất khô hạn vì lượng mưa trong năm rất thấp, lượng bốc hơi nước rất lớn - ở hoang mạc đới nóng có nơi nhiều năm liền không có mưa, ở hoang mạc đới ôn hoà mùa hạ nóng, nhưng mùa đông rất lạnh và khô. b. Sự thích nghi của thực vật và động vật đối với môi trường + Thực vật: Tự hạn chế sự mất nước, tăng cường trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. + Động vật: Phần lớn là loài bò sát và côn trùng. Ban ngày chúng sống vùi mình trong cát, các hốc đá, chỉ ra kiếm ăn vào ban đêm. - Một số động vật lớn như linh dương, lạc đà sống được là nhờ có khả năng chịu đói, chịu khát dài ngày và đi được xa để tìm thức ăn, nước uống. c. Các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong hoang mạc ngày nay. + Các hoạt động kinh tế cổ truyền: - Chăn nuôi du mục: Hình thức chăn nuôi luôn di chuyển đàn gia súc như dê, cừu, lạc đà, ngựa từ nơi này đến nơi khác để tìm nguồn nước uống và thức ăn. - Buôn bán: Vận chuyển, trao đổi hàng hoá bằng lạc đà xuyên qua các hoang mạc rộng lớn. - Sống định cư: Sống và làm việc ở một nơi cố định trong các ốc đảo như trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch trên những mảnh vườn nhỏ cùng với nuôi dê, cừu. + Các hoạt động kinh tế hiện đại: - Công nghiệp khai thác dầu khí, khoáng sản quí, nước ngầm dưới lòng đất. - Hoạt động hướng dẫn du lịch là nguồn thu nhập lớn của người dân ở hoang mạc. Câu 2: (3đ) Phân biệt 2 khái niệm lục địa và châu lục + Lục địa: Là khái niệm về tự nhiên chỉ tính phần đất liền xung quanh có đại dương bao bọc, không kể các đảo. + Châu lục: Là khái niệm về phần hành chánh – xã hội bao gồm cả phần lục địa và các đảo xung quanh Khái niệm Châu lục có ý nghĩa rộng hơn Kể tên các châu lục và lục địa trên trái đất Các lục địa trên thế giới Các châu lục trên thế giới Lục địa á - Âu Lục địa Phi Lục địa Bắc Mĩ Lục địa Nam Mĩ Lục địa Ô-Xtrây lia Lục địa Nam cực Châu á Châu Âu Châu Phi Châu Mĩ Châu Đại dương Châu Nam cực Câu 3: (2đ) + Chế độ A-pac-thai là chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam phi do chính quyền thiểu số người da trắng dựng lên để đàn áp đại đa số dân chúng da đen người bản xứ. + Chế độ A-pac-thai được xoá bỏ từ sau cuộc đấu tranh chống chế độ này của nhân dân Nam phi thắng lợi và cuộc tổng tuyển cử không phân biệt chủng tộc đầu tiên tổ chức vào tháng 4 năm 1994. Câu 4: (2đ) Đặc điểm khí hậu và địa hình nổi bật của Châu Nam Cực a. Đặc điểm khí hậu. - Là châu lục lạnh nhất thế giới và còn được gọi là “Cực lạnh” của thế giới. Nhiệt độ quanh năm dưới -100C đến -700C. Đây là vùng khí áp cao gió từ trung tâm lục địa thổi ra theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, vận tốc trên 60km/giờ. Vùng Nam cực là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới. b. Đặc điểm địa hình - Nam cực bị băng bao phủ dày tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Lớp băng phủ ở lục địa Nam cực thường di chuyển từ trung tâm ra các biển xung quanh; khi đến bờ băng bị vỡ ra từng mảng lớn tạo thành các băng sơn trôi trên biển, rất nguy hiểm cho tầu bè đi lại. - Ngày nay dưới tác dụng của “ Hiệu ứng nhà kính” khí hậu trái đất nóng lên làm lớp băng ở Nam cực ngày càng tan ra nhiều hơn có ảnh hưởng đến đời sống con người trên Trái đất
Tài liệu đính kèm: