Đề thi học sinh năng khiếu lớp 8 năm học 2010-2011 môn: địa lí thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1179Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh năng khiếu lớp 8 năm học 2010-2011 môn: địa lí thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh năng khiếu lớp 8 năm học 2010-2011 môn: địa lí thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề).
Đề thi có: 01 trang
Đề chính thức
Câu 1: (4 điểm)
Vẽ hình kết hợp (trên 1 hình tròn) về các vành đai khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất.
Câu 2: (4 điểm)
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
Câu 3: (4 điểm)
Tính chất nhiêt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam thể hiện như thế nào? Tính chất đó ảnh hưởng thế nào đến sông ngòi nước ta?
Câu 4: (3 điểm)
Giải thích vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ.
Câu 5: (5 điểm)
Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam qua một số năm, hãy:
Tính tỷ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).
Vẽ biểu đồ theo tỷ lệ đó.
Nhận xét.
Năm
1943
1993
2001
2009
Diện tích rừng
14,3
8,6
11,8
13,3
Hết
Họ và tên thí sinh:SBD:
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
UBND HUYỆN THANH THỦY
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẪM THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU
Năm học: 2010 – 2011
Môn: Địa lý 8
Câu 1
(4 điểm)
Mỗi dữ kiện đúng được 0,2 điểm
Câu 2
(4 điểm)
*Giống nhau:
- Hai đồng bằng này đều có diện tích tương đối rộng, địa hình tương đối bằng phẳng.
- Hai đồng bằng này đều được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ trên vịnh biển nông thềm lục địa mở rộng.
- Hai đồng bằng này đều là hai vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của cả nước và có dân số đông.
* Khác nhau:
- Diện tích: đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2 còn đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15000 km2.
- Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa sông Mê Kông bồi tụ, đồng bằng sông Hồng do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ.
- Đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long và không bằng phẳng như đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê bao vững chắc nên có nhiều ô trũng trong đê và chủ yếu là đất phù sa ko được bồi hàng năm nên ít bị ngập úng.
- Dồng bằng sông Cửu Long ít hệ thống đê bao nên đất phù sa được bồi hàng năm nên thường ngập úng vào mùa mưa.
- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập mặn, ngập phèn lớn hơn đồng bằng sông Hồng.
- Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
0,4 đ
0,4 đ
0,4 đ
0,4 đ
0,4 đ
0,4 đ
0,4 đ
0,4 đ
0,4 đ
0,4 đ
Câu 3
(4 điểm)
* Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
+ Tính nhiệt đới: cung cấp cho nước ta một nguồn nhiệt năng lớn, bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilô calo Số giờ nắng đạt tù 1400 - 3000 giờ nắng trong năm. Nhiệt độ trung bình 21o C tăng dần từ Bắc vào Nam.
+ Tính phân mùa: Hai mùa, mùa đông lạnh khô vả mùa hạ nóng ẩm 
+ Tính ẩm: Lượng mưa lớn (1500 - 2000 mm/năm); độ ẩm không khí rất cao (trên 80%)
* Ảnh hưởng của khí hậu tới sông ngòi:
- Nắng lắm mưa nhiều à Mạng lưới sông ngòi dày đặc 
- Lượng mưa lớn à Lượng nước sông nhiều
- Sự phân mùa à Lượng nước sông thay đổi theo mùa
- Mưa nhiều, độ ẩm cao à Hàm lượng phù sa cao
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 4
(3 điểm)
Tính chất nhiệt đới của miền Bắc và vùng Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ do:
- Chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa Đông Bắc từ phía Bắc và trung tâm châu Á tràn xuống.
- Nằm ở vị trí tiếp giáp ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc) chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đới lạnh giá.
- Không có địa hình che chắn. Các dãy núi cánh cung mở rộng về phía Bắc tạo điều kiện cho các luồng gió mùa Đông Bắc dễ dàng lấn sâu vào.
1 đ
1 đ
1 đ
Câu 5
(5 điểm)
a. Tính được tỷ lệ (%) che phủ rừng:
Năm
1943
1993
2001
2009
Tỷ lệ (%)
43,3
26,1
35,8
40,3
b. Vẽ biểu đồ:
- Trục tung: thể hiện %
- Trục hoành: thể hiện năm
- Vẽ biểu đồ cột đúng, đẹp
- Ghi tên biểu đồ (chú giải)
c. Nhận xét:
- Năm 1943, tỷ lệ che phủ rừng cao nhất.
- Năm 1993, tỷ lệ che phủ rừng thấp nhất.
- Nguyên nhân: do chiến tranh hủy diệt, cháy rừng, chặt phá, khai thác quá sức tái sinh của rừng.
- Từ năm 2001 đến 2009, độ che phủ rừng tăng mạnh, bình quân mỗi năm tăng 0,5%.
- Đây là kết quả trong công tác quản lí, bảo vệ và phát triển rừng của nước ta.
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,4 đ
0,4 đ
0,4 đ
0,4 đ
0,4 đ
Tổng điểm toàn bài: 20 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_hsg_dia_8_TT.doc