Đề thi học sinh giỏi vòng i năm học 2010 – 2011 môn : sinh học lớp 9 thời gian : 150 phút

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1221Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi vòng i năm học 2010 – 2011 môn : sinh học lớp 9 thời gian : 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi vòng i năm học 2010 – 2011 môn : sinh học lớp 9 thời gian : 150 phút
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG I
 NĂM HỌC 2010 – 2011 
 MÔN : SINH HỌC LỚP 9 
 THỜI GIAN : 150 PHÚT
I.Phần Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là 
25% và 50%. B. 50% và 50%. C. 25% và 25%. D. 50% và 25%.
Câu 2: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là 
A. ARN có cấu trúc mạch đơn. B. ADN có cấu trúc mạch kép. 
C. ADN có cấu trúc mạch đơn. D. ARN có cấu trúc mạch kép. 
Câu 3: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 5 loại kiểu gen về gen trên. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể trên cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1? 
AA × Aa. B. Aa × aa. C. XAXA × XaY. D. XAXa × XAY.
Câu 4: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Cho cây hạt vàng giao phấn với cây hạt vàng, thu được F1 gồm 903 cây hạt vàng và 299 cây hạt xanh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm cả cây hạt vàng và hạt xanh so với tổng số cây hạt vàng ở F1 là :
 A.3/4. B. 2/3. C. 1/4. D. 1/3.
Câu 5: Một tế bào của người có 22 NST thường và 1 cặp NST giới tính XY. Câu khẳng định nào sau đây về tế bào này là đúng:
 A. Đó là tinh trùng n -1	 C. Đó là tinh trùng n +1
 B. Đó là tế bào trứng đã thụ tinh	 D. Đó là tế bào sinh dưỡng
Câu 6: Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là : A. 1x. B. 2x. C. 0,5x. D. 4x. 
Câu 7: Có 4 tế bào sinh trứng của một cá thể có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành trứng. Số loại trứng tối đa có thể tạo ra là 
 A.8 B. 16. C. 4. D. 12
Câu 8: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là: 
 A. A = T = 1800; G = X = 1200. B. A = T = 899; G = X = 600. 
 C. A = T = 1799; G = X = 1200. D. A = T = 1199; G = X = 1800.
Câu 9: Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân cho :
A.20 tinh trùng. B. 15 tinh trùng. C.10 tinh trùng. D. 5 tinh trùng
 Câu 10: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là :
A. Abb và B hoặc ABB và b. B. ABb và A hoặc aBb và a. 
C. ABB và abb hoặc AAB và aab. D. ABb và a hoặc aBb và A. 
Câu 11: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ : A. 27/128. B. 9/256. C. 9/64. D. 9/128. 
Câu 12: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1? 
A. Aabb × AAbb. B. Aabb × aaBb. C. AaBb × AaBb. D. aaBb × AaBb. 
II.Phần tự luân (17 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử 
Câu 2: (2,5 điểm) Tính đặc trưng của NST, NST của các loài khác nhau ở điểm nào
Câu 3: (2 điểm) Đột biến gen là gì? Trong các loại Đột biến gen loại nào thường dẫn đến biến đổi nhiều nhất Prôtêin nó mã hoá
Câu 4:(2 điểm)Người ta khảo sát một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở 1 cây thấy có 3 nhiễm sắc thể kí hiệu aaa. Đây là dạng đột biến gì? Viết sơ đồ cơ chế xuất hiện 
Câu 5: (1 điểm) Mức phản ứng là gì được quy định bởi yếu tố nào ?
 Tính trạng nào có mức phản ứng rộng, Tính trạng nào có mức phản hẹp?
Câu 6 : (3 điểm)Ở một loài thực vật, khi cho lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình như sau:
 100 cây thân cao, hoa đỏ : 202 cây thân cao, hoa hồng : 98 cây thân cao, hoa trắng :
 32 cây thân thấp, hoa đỏ: 64 cây thân thấp, hoa hồng: 32 cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên nhiễm sắc thể thường.
 1.Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2
 2.Muốn cho F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là 1:1:1:1 thì cây F1 phải giao phấn với cây
 có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Câu 7 : (2 điểm)Gen A có 150 chu kì xoắn và có số liên kết hidrô là 3600.Gen A bị đột biến thành gen a , khi gen A và gen a cùng tái bản 4 lần thì môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit cho gen A nhiều gen a là 90 nuclêôtit 
 1.Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen A và gen a nếu đột biến làm mất 6 liên kết hidrô 
 2.Xác định mức độ ảnh hưởng của chuỗi polipeptit do gen a tổng hợp so với gen A biết đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
 Câu 8 :(3 điểm)Trong một vùng sinh sản của một cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai A, B, C, D.Trong cùng một thời gian cả 4 tế bào này nguyên phân liên tiếp để tạo các tế bào sinh giao tử.Các tế bào sinh giao tử đều giảm phân tạo giao tử đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 3120 nhiễm sắc thể đơn. Các giao tử tạo ra có 12,5% tham gia thụ tinh tạo được 20 hợp tử. 
 1.Xác định tên và giới tính của loài động vật này.
2. Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào A bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào B bằng 1/4 bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào C . Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào C bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào D.Hãy so sánh tốc độ sinh sản của 4 tế bào A, B, C, D.
 ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG 
 NĂM HỌC 2010 – 2011 
 MÔN : SINH HỌC LỚP 9 
 THỜI GIAN : 150 PHÚT 
Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi câu 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
 A
 C
 D
 B
 C
 B
 D
 C
 B
 D
 B
D
II.Phần tự luân (17 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền
+ Cơ chế nhân đôi của ADN : Các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( A -T, G - X).. (0,5 điểm)
+ Cơ chế tổng hợp ARN: Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường liên kết với A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch gốc ; G của môi trường liên kết với X mạch gốc ) (0,5 điểm)
+ Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: Các nuclêôtit ở bộ ba đối mã khớp bổ sung với các nuclêôtit của bộ ba mã sao trên mARN ( A -U, G -X) (0,5 điểm)
Câu 2: (2,5 điểm) Tính đặc trưng của NST
- Mỗi loài sinh vật đều có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng, kích thước và cấu trúc...(0,5 điểm)
-Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) chứa bộ nhiễm sắc thể lượng bội NST tồn tại thành từng cặp. Mỗi cặp gồm 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc đặc trưng, được gọi là cặp NST tương đồng, trong đó, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ(0,5 điểm)
-Trong tế bào sinh dục (giao tử), NST tồn tại thành từng chiếc số NST chỉ bằng một nửa số NST trong tế bào sinh dưỡng v à được gọi là bộ NST đơn bội (n). (0,5 điểm)
 Ví dụ, ở người 2n = 46; n = 23 ở gà 2n = 78; n = 39
 ở bò 2n = 60; n = 30 ở lúa 2n = 24; n = 12
- Đặc trưng về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các gen trên mỗi NST.
- Đặc trưng bởi các tập tính hoạt động của NST tái sinh, phân li, tổ hợp, trao đổi đoạn, đột biến về số lượng, cấu trúc NST. (0,5 điểm)
Nhiễm sắc thể của các loài khác nhau bởi số lượng ,hình thái và sự phân bố các gen trên đó(0,5 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
1.Khái niệm: (0,5 điểm)
 Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
   Thường gặp các dạng mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp nuclêôtit.
6. Trong các ĐBG thì loại ĐB nào thường dẫn đến biến đổi nhiều nhất Prôtêin nó mã hoá (1,5 điểm)
-Đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit sẽ làm thay đổi các bộ ba mã hoá trên ADN từ điểm xảy ra đột biến cho đến cuối gen và do đó làm thay đổi cấu tạo của chuỗi pôlipeptit từ aa ương ứng với bộ 3 có nu bị mất hoặc thêm. (0,5 điểm)
-Đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit ở bộ 3 thứ nhất của gen (sau bộ 3 mở đầu sẽ làm thay đổi toàn bộ aa của phân tử prôtêin mà nó mã hoá (0,5 điểm)
-Đột biến thay thế hay đảo vị trí một cặp nuclêôtit chỉ ảnh hưởng tới một axit amin trong chuỗi pôlipeptit. (0,5 điểm)
Câu 4:(2 điểm)
- Trường hợp 1: (1 điểm)
 + Nếu các cặp NST còn lại đều có số lượng bình thường (mỗi cặp có 2 chiếc) thì đây là trường hợp đột biến dị bội. 
 + Cơ chế hình thành:
P: aa x aa p: Aa x aa
Gp: aa, O a Gp: A, a aa
F1: aaa F1: aaa
 ( các Gp nêu trên gồm 2 loại: n+1 và n)
- Trường hợp 2: (1 điểm)
 + Nếu tất cả các cặp NST tương đồng của tế bào đều có số lượng như nhau (mỗi cặp có 3 chiếc) thì đây là trường hợp đột biến đa bội dạng 3n.
 + Cơ chế hình thành:
P: aa x aa p: Aa x aa Gp: aa a Gp: A, a aa 
 F1: aaa F1 aaa
 Câu 5: (1 điểm) 
 Định nghĩa : Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (một gen, một nhóm gen) trước (những điều kiện) môi trường khác nhau.
	* : Mức phản ứng do kiểu gen quy định. (0,5 điểm)
* Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng vì tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường . Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp(0,5 điểm)
câu 6: 3 điểm
Xét tỉ lệ phân tính ở F2 (0,5 điểm)
 - Tính trạng chiều cao cây : cao / thấp = (100 +202 + 98) : (32 + 64 +32)= 3 : 1
® cao là trội hoàn toàn so với thấp
 - Tính trạng màu sắc hoa : đỏ : hồng : trắng = (100 +32) : (202 + 64 ): (98+32) =1: 2 :1
® hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với hoa trắng
- Quy ước gen: (0,25 điểm)
Gen A: quy định tính trạng cây cao
Gen a: quy định tính trạng cây thấp 
kiểu gen BB: hoa đỏ 
kiểu gen bb: hoa trắng 
kiểu gen Bb: hoa hồng
 1- Từ tỉ lệ 3 cao : 1 thấp ® cặp gen quy định chiều cao cây ở F1 là : Aa x Aa
Từ tỉ lệ 1đỏ : 2hồng : 1trắng ® cặp gen quy định màu sắc hoa ở F1 là : Bb x Bb
Xét chung cả hai tính trạng
100 : 202: 98 : 32: 64 : 32 = 3 : 6 : 3 : 1: 2: 1= (3 :1) (1:2:1)
F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó chứng tỏ hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau và tuân theo quy luật phân ly độc lập của Men Đen (0,25 điểm)
 F1 đồng tính có kiểu gen là AaBb ® P có hai sơ đồ lai 
Viết sơ đồ lai từ P ® F2 (1điểm) 
Kết hợp lại ta có kiểu gen của F1 là : AaBb
P thuần chủng F1 đồng tính có kiểu gen là AaBb ® P có hai sơ đồ lai (1 điểm)
 P : Cây cao hoa đỏ x cây thấp hoa trắng
 AABB aabb
 P : cây thấp hoa đỏ x cây cao hoa trắng
 aaBB AAbb
Viết sơ đồ lai từ P ® F2 (1điểm)
 2- Để F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 1 :1 :1 : 1 = (1 : 1)x(1 : 1) 
 Từ tỉ lệ ở F2 1 : 1 ® F1 Aa x aa
 Từ tỉ lệ ở F2 1 : 1 ® F1 Bb x bb,hoặc Bb x BB 
 Kết hợp lại ta có 2 sơ đồ lai 
 AaBb x aaBB ( cao hồng x thấp đỏ)
 AaBb x aabb ( cao hồng x thấp trắng)
 (1 điểm)
Câu 7: (2 điểm)
1. Số nuclêôtit mỗi loại (1 điểm)
Số nuclêôtit của gen A : 150 x 20 = 3000 Nu
theo đầu bài và theo NTBS ta có : 2A + 2G = 3000
2A + 3G = 3600 → A = T = 900 ; G = X = 600 (0,5 điểm) 
Số nuclêôtit của gen A nhiều hơn gen a là 90 : ( 23 – 1) = 6 
Đột biến làm mất 3 cặp nuclêôtit và làm mất 6 liên kết hidrô chứng tỏ 3 cặp nuclêôtit bị mất là 3 căp AT.Vậy số nuclêôtit mỗi loại của gen a là
A = T = 900 – 3= 897; G = X = 600 (0,5 điểm)
2.Xác định mức độ ảnh hưởng của chuỗi polipeptit (1 điểm)
- Nếu 3 cặp nuclêôtit bị mất nằm trọn trong một bộ 3 thì chuỗi polipeptit sẽ giảm một axit amin (0,25 điểm)
- Nếu 3 cặp nuclêôtit bị mất nằm trong 2 bộ 3 kế tiếp thì chuỗi polipeptit sẽ giảm một axit amin và có một axit amin mới (0,25 điểm)
- Nếu 3 cặp nuclêôtit bị mất nằm trong 3 bộ 3 kế tiếp thì chuỗi polipeptit sẽ giảm một axit amin và có 2 axit amin mới (0,25 điểm)
- Nếu 3 cặp nuclêôtit bị mất liên quan đến n bộ 3 kế tiếp thì chuỗi polipeptit sẽ giảm một axit amin và có n-1 axit amin mới (0,25 điểm)
Câu 8 :(3 điểm)
1. Xác định tên và giới tính của động vật :(2 điểm)
- Tổng số NST đơn trong các giao tử được tạo thành là:
 3120 x 2 = 6240 (NST) (0,5 điểm) 
- Số giao tử được thụ tinh = số hợp tử được tạo ra = 20
 - Số giao tử được tạo ra là: 20 x 12,5% = 160 giao tử (0,5 điểm)
 Số NST đơn trong một giao tử là:n = 6240 : 160 = 39
 Vậy bộ NST 2n = 2 x 39 = 78 và đây là loài Gà (0,5 điểm) 
 Tổng số NST đơn trong các tế bào sinh giao tử = Tổng số nhiễm sắc thể MT cung 
 cấp cho quá trình giảm phân = 3120 (NST)
 Số tế bào tham gia giảm phân tạo giao tử là: 3120 : 78 = 40 (tế bào)
 Số giao tử được tạo ra từ một tế bào sinh giao tử là: 160 : 40 = 4 (giao tử)
 Vậy đây là cơ thể đực (0,5 điểm)
2. So sánh tốc độ sinh sản của 4 tế bào A, B, C, D :(1 điểm)
- Gọi số tế bào con được sinh ra từ TBSD sơ khai A là x (x nguyên dương)
- Số tế bào con lần lượt được sinh ra từ các TBSD sơ khai B, C, D là: x, 4x, 4x`
- Theo bài ra ta có phương trình:
 x + x + 4x + 4x = 40 Û 
Giải phương trình trên được x = 4 (thoả mãn)
Vậy số tế bào con của tế bào A, B, C, D lần lượt là: 4, 4, 16, 16. 
Số lần nguyên phân của tế bào A= số lần nguyên phân của tế bào B = 2
Số lần nguyên phân của tế bào C= số lần nguyên phân của tế bào D = 4
Chứng tỏ tốc độ sinh sản của tế bào A= tốc độ sinh sản của tế bào B ;tốc độ sinh sản của tế bào C = tốc độ sinh sản của tế bào D = 2 lần tốc độ sinh sản của tế bào A ,B 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_HSG_3.doc