Đề thi học sinh giỏi vòng huyện môn: Ngữ văn - Trường THCS Lưu Văn Mót

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1102Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi vòng huyện môn: Ngữ văn - Trường THCS Lưu Văn Mót", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi vòng huyện môn: Ngữ văn - Trường THCS Lưu Văn Mót
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN 
TRƯỜNG THCS LƯU VĂN MÓT Môn: Ngữ văn
 Thời gian:150’
I-Phần câu hỏi(3đ):
 Câu 1:(2đ)
 Thúy Kiều"giật mình" trước cảnh ngộ của mình:
 Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
 Giật mình mình lại thương mình xót xa
 Khi xưa phong gấm rủ là
 Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Và nhân vật trữ tình trong bài thơ "Ánh trăng"cũng "giật mình"
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
Cho biết điểm khác nhau và giống nhau trong sự "giật mình" của hai nhân vật.
Câu 2:(1đ) 
 Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
 a- Dây cà ra dây muống
 b-Ăn không nói có: vu cáo, bịa đặt.
.II-Phần làm văn(7đ)
 Phẩm chất và số phận người phụ nữ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ .
 -------------------------------------------------------------------
 HƯỚNG DẪN CHẤM
I-Phần câu hỏi(3đ):
 Câu 1: HS trình bày ý kiến của mình bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt các ý cơ bản sau:
 *Điểm khác nhau:
 -Ở Thúy Kiều, đó là sự giật mình trước cảnh ngộ nhơ nhước, trước thân phận tan tác của chính mình khi bị xã hội vùi dập và ném vào lầu xanh; giật mình và tự thương mình xót xa khi đối lập xưa và bây giờ: Khi xưa .... /Giờ sao....
 Giật mình trước cảnh ngộ và thân phận mà mình không thể quyết định được. Vì vậy, giật mình và tự thương mình xót xa.(0,75đ)
 -Ở nhân vật trữ tình trong Ánh trăng sự giật mình có khác, đó là sự giật mình vì sự vô tâm, vô tình của chính mình trước những kỷ niệm , trước những ân tình của quá khứ. Cái " cảnh ngộ" ở đây là cảnh ngộ mà nhân vật đã tự taọ nên cho chính mình. Vì vậy , giật mình là tự chất vấn, tự trchs móc, tự phản tỉnh mình.(0,75đ)
*Điểm giống nhau: Đó là nhân phẩm, lòng tự trọng, là lương tâm lên tiếng, giật mình.(0,5đ)
Câu 2: Mỗi câu đúng 0,5đ
 a- Dây cà ra dây muống: cách nói dài dòng rườm rà (phương châm cách thức)
 b-Ăn không nói có: vu cáo, bịa đặt(phương châm về chất)
 II-Phần làm văn:(7đ)
 1-Yêu cầu về kỹ năng :HS biết làm một bài văn có kết cấu chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát ,không mắc lỗi chính tả ,dùng từ
2-Yêu cầu về kiến thức :HS trên cơ sở cảm nhận về phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ,khái quát lên phẩm chất và số phận của ngươi phụ nữ trong XHPK . Có thể trình bày cảm nhận ,suy nghĩa bằng nhiều cách nhưng cần đáp ứng được một số ý chính sau :
 a-Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ ,tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương ,nhân vật Vũ Nương.(2d)
 -Nguyễn Dữ :Là tác giả nổi tiếng ở thế kỷ XVI,học rộng tài cao nhưng chỉ lam quan một năm rồi sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời 
 -Chuỵên người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một truyện dân gian ,là một trong số 20 truyện của “Truyền kỳ mạn lục” –mọt kiệt tác văn chương cổ từng đuộc ca ngợi là thiên cổ kỳ bút .
 -Vũ Nương là nhật chính của truyện ,mmột người phụ nữ nhan sắc,có đức hạnh nhưng phải chịu số phận bi thảm .
b -Trình bày cảm nhận về phẩm chất và số phận của Vũ Nương (12đ)
 -Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp (3đ)
 +Ngay từ đầu đã giới thiệu là “ tính đã thùy mị nết na...”
+Là một người vợ đảm đang biết giữ gìn khuôn phép ,một lòng một dạ chung thủy với chồng (dẫn chứng)
 +Là một người mẹ hiền dâu thảo :Một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu (dẫn chứng) 
-Là người phụ nữ có số phận bất hạnh (4đ)
 + Nạn nhân của chế độ nam quyền ,của cuộc chiến tranh PK phi nghĩa .
 +Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ Nương :cố phân trần với chồng ,biện bạch cho mình mà không được ,đau khổ tuyện vọng khi bị chông mắng nhiếc ,đánh đuổi đi ,bị dồn vào bước đường cùng phải tự vẫn để bảo toàn danh dự .)
+Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích nhưng không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương :nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa.
-Từ nhân vật Vũ Nương ,khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (5đ)
 +Nguyễn Dữ đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm nổi bật lên những phẩm chất và cả sự bất hạnh của nàng .Cách dẫn dắt ,tình tiết sinh động hấp dẫn ,sự đang xen các yếu tố kỳ ảo với những yếu tố thực khiến nhân vật vừa mang đặc điểm nhân vật của thể loại truyền kỳ vừa gắn với cuộc đời thực (1,5 đ).
 +Vũ Nương là người phụ nữ mang vẻ đẹp mẫu mực của người phụ nữ trong XHPK xưa kia ,lẽ ra nang phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhưng lại phải chết oan uổng ,đau đớn .Phẩm chất và số phận bi thảm của nàng gợi lên phẩm chất và số phận bi thảm của người phụ nữ trõngã hội phong kiến xưa.(1,5 đ)
 +Qua nhân vật Vũ Nương ,Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói cảm thông ,bênh vực người phụ nữ đồng thời phản ánh ,tố cáo XHPK bất công ,vô nhân đạo .(1 đ )
 +Cảm nghĩ của cá nhân (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docVĂN 9.doc