Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9

doc 7 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 03/04/2025 Lượt xem 14Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9
Đề thi học sinh giỏi lớp 9
Năm học: 2005 - 2006
Môn : Sinh Học (Bảng A)
Thời Gian 150 phút không kể thời gian giao đề
Câu I: (6 điểm)
Khoanh tròn ý trả lời đúng trong mỗi câu sau:
1) Sự kiện chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là gì?
a/ Trong giảm phân, có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST tương đồng.
b/ Các NST kép phân li độc lập với nhau.
c/ NST tự nhân đôi 2 lần trong giảm phân.
d/ Cả a và b.
2) Tại sao biến dị tổ hợp chỉ xảy ra trong sinh sản hữu tính ?
a/ Vì thông qua giảm phân ( phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng) đã tạo ra sự đa dạng của các giao tử.
b/ Vì trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên đã tạo ra nhiều tổ hợp gen.
c/ Vì trong quá trình giảm phân đã có những biến đổi của các gen.
d/ Cả a và b.
3) Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ sau đây là gì?
Gen ( ADN) đ mARN đ Prôtêin đ Tính trạng.
a/ Sau khi được hình thành, mARN ra khỏi nhân thực hịên tổng hợp Prôtêin ở chất tế bào.
b/ Trình tự các Nuclêôtít trên gen quy định, trình tự các axít amin trong phân tử prôtêin ( thông qua mARN).
c/ Ri bô xôm dịch chuyển trên mARN tổng hợp prôtêin ( theo khuôn mẫu của gen) để biểu hiện các tính trạng.
d/ Cả a, b và c.
4) Yếu tố nào được coi trọng hơn trong trồng trọt:
a/ Giống
b/ Kỹ thuật trồng trọt 
c/ Thời tiết 
d/ Cả a và b.
5) Nguyên nhân phát sinh các bệnh, tật di truyền ở người?
a/ Do tác nhân lí hoá học trong tự nhiên gây ra 
b/ Do ô nhiễm môi trường 
c/ Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào
d/ Cả a, b và c.
6) Chuỗi thức ăn là gì? 
a/ Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
b/ Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
c/ Là các loài sinh vật có quan hệ với nhau nhiều mặt, chúng tiêu diệt lẫn nhau theo nguyên tắc sinh vật lớn ăn sinh vật bé.
d/ Cả a và b.
Câu II: ( 2,5 điểm)
Nêu ý nghĩa di truyền của các hoạt động sau đây của NST trong nguyên phân: duỗi xoắn, đóng xoắn, nhân đôi, phân li, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
Câu III: ( 2,5 điểm)
Giải thích một số biện pháp để phòng ngừa các bệnh, tật di truyền.
Câu IV: ( 3 điểm)
Hãy giải thích và nêu thí dụ về các mối quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài.
Câu V: ( 2 điểm)
Hãy nêu khái niệm và thành phần cấu tạo của một hệ sinh thái.
Câu VI: Bài Tập ( 4 điểm)
ở bò: Lông đen là tính trạng trội hoàn toàn, lông vàng là tính trạng lặn. Cho bò (1) lông đen lai với bò (2) lông vàng tạo ra bò (3) lông đen, bò (4) lông vàng.
Cho bò (3) lông đen lai với bò (5) lông đen cho bò (6), ( 7), (8) lông đen, bò (9) lông vàng.
Xác định kiểu gen của các con bò nói trên?
* Ghi chú:
 - Câu I: Sử dụng cuốn “ Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm SH 9” 
 Nhà xuất bản Đại học sư phạm - Tác giả Phan Thu Phương
- Câu II, câu III, câu IV, câu V:
 Sử dụng cuốn “ Để học tốt sinh học 9”
 Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
 Tác giả: Nguyễn Văn Sang - Nguyễn Thị Vân.
Ngày 22 Tháng 02 Năm 2006
 Người ra đề
 Lê Thị Việt
Đáp án và biểu điểm
Bài thi học sinh giỏi môn sinh học 9
Đáp án
Câu I: (6 điểm): Mỗi ý đúng được 1 điểm.
1. Đáp án đúng	d
2. Đáp án đúng	d
3. Đáp án đúng	d
4. Đáp án đúng	a
5. Đáp án đúng	d
6. Đáp án đúng	d
Câu II: (2,5 điểm):
Trong nguyên phân, mỗi hoạt động đều có ý nghĩa rất quan trọng về mặt di truyền:
1. Duỗi xoắn NST.
NST duỗi xoắn cực đại ở kỳ trung gian để phân tử ADN nằm trong nó được duỗi ra và tự nhân đôi. ADN nhân đôi là cơ sở của sự nhân đôi NST ở kỳ này.
2. Đóng xoắn NST.
Từ kỳ đầu đến kỳ giữa NST đóng xoắn dần và đóng xoắn cực đại ở kỳ giữa có hai ý nghĩa :
- Tạo điều kiện cho NST kép tách tâm động và phân li về 2 tế bào.
- Tạo ra hình dạng đặc trưng của bộ NST trong tế bào của mỗi loài.
3. Phân li NST.
ở kì sau các NST kép tách tâm động và phân li đồng đều về 2 cực tế bào để truyền thông tin di truyền giống nhau về 2 cực tế bào (mà sau nay thành hai tế bào con).
4. Nhân đôi NST.
NST nhân đôi làm cho thông tin di truyền của NST được nhân lên. Sự nhân đôi của NST ở kì trung gian kết hợp với sự phân li NST ở kì sau chính là cơ chế tạo ra tính ổn định của bộ NST từ tế bào mẹ qua tế bào con (đều có 2n NST)
5. NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc .
Hoạt động này xảy ra ở kì giữa có ý nghĩa chuẩn bị cho sự phân li đồng đều của các NST về hai cực tế bào ở kì sau.
Câu III: (2,5 điểm):
Các biện pháp để phòng ngừa các bệnh tật di truyền ở người có liên quan đến các tác nhân gây ra bệnh.
Dưới đây là một số biện pháp cơ bản:
1. Hạn chế và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường:
Để thực hiện được điều này phải:
- Đấu tranh chống thử và sử dụng vũ khí hạt nhân và vũ khí hoá học.
- Hạn chế ô nhiễm từ các chất thải công nghiệp bằng cách xây dựng hệ thống nhà máy có qui trình sử lý chất thải. Tận dụng các chất thải của nhà máy để làm nguyên liệu cho nhà máy khác hoạt động bằng hệ thống nhà máy liên hợp có quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất.
- Không lạm dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, phân hoá học trên đồng ruộng ...
Làm tốt các việc trên sẽ góp phần ngăn ngừa sự xuất hiện các chất phóng xạ và chất độc hoá học xâm nhập vào cơ thể gây đột biến.
2. Không kết hôn thân thuộc:
Biện pháp này nhằm ngăn ngừa sự lan truyền các gen đột biến lặn gây hại trong dòng họ. Một nội dung trong điều luật hôn nhân gia đình là cấm kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi 4 đời, cũng nhằm ngăn ngừa các bệnh tật di truyền và suy thái nòi giống.
3. Không sinh con ở tuổi quá lớn:
Vận động các cặp bố mẹ không sinh con ở tuổi cao, từ ngoài 35 tuổi trở đi.
Câu IV: (3 điểm)
Trong quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài, có các hình thức sau đây: Cạnh tranh, kí sinh hoặc nữa kí sinh; sinh vật ăn sinh vật khác.
1. Quan hệ cạnh tranh khác loài:
- Là hiện tượng các cá thể sinh vật khác loài tranh giành nhau về thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Điều này xảy ra khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp bình thường cho các sinh vật và hiện tượng cạnh tranh khác loài dẫn đến chúng kìm hãm sự phát triển lẫn nhau.
Thí dụ: Cạnh tranh giữa lúa và cỏ dại trong ruộng lúa, giữa dê và bò trên một đồng cỏ ...
2. Quan hệ kí sinh hoặc nửa kí sinh:
- Là hiện tượng loài sinh vật này sống nhờ trên cơ thể, lấy máu và chất dinh dưỡng của loài sinh vật khác.
- Thí dụ: Giun đũa kí sinh trong ruột người, nấm dại kí sinh trên cây trồng.
3. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác:
- Là hiện tượng loài sinh vật này sử dụng loài sinh vật khác làm thức ăn.
Thí dụ: 
+ Động vật ăn động vật như cáo ăn thỏ, hổ ăn nai.
+ Động vật ăn thực vật như chuột ăn lúa, sâu ăn lá cây ...
+ Thực vật ăn động vật như cây nắp ấm bắt côn trùng ...
Câu V: (2 điểm):
1. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã gọi là sinh cảnh.
2. Thành phần cấu tạo của một hệ sinh thái:
Mỗi hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần cấu tạo sau:
a. Các thành phần không sống (vô sinh).
Như đất, đá, nước, thảo mục, chế độ khí hậu ...
b. Các sinh vật:
Có 3 dạng sinh vật trong một hệ sinh thái là:
- Sinh vật sản xuất: là thực vật (Cây xanh và một số loài tảo) có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quang hợp.
- Sinh vật tiêu thụ: Là các động vật dị dưỡng (bao gồm cả động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt).
- Sinh vật phân giải:gồm nấm và vi khuẩn có khả năng hoạt động phân giải xác động thực vật.
Câu VI: (4 điểm)
Giải
Theo đề bra ta có sơ đồ về quan hệ giữa các cá thể như sau:
 Lông đen (1) Lông vàng (2)
Lông đen (5) Lông đen (3) Lông vàng (4)
Lông đen (6) ,(7),(8) Lông vàng (9)
* Xác định kiểu gien của các con bò trên:
- Qui ước :
+ Gen A quy định TT lông đen.
+ Gen a quy định TT lông vàng.
- Vì F1 có cả lông đen (3) và lông vàng (4) nên kiểu gen của bò lông đen (1) là dị hợp : Aa
+ Kiểu gen của bò lông vàng (2) là đồng hợp lặn :aa
Ta có sơ đồ lai là :
P : Đen(1) x vàng (2)
 A a x aa
 Gp A a x a
 F1 A a : aa
 đen(3) vàng (4)
- Cho Đen (3) x Đen (5)
 Phép lai này cho cả bò đen lẫn bò vàng , nên Đen (5) phải có kiểu gen dị hợp là: Aa 
Ta có sơ đồ lai minh hoạ như sau:
 Đen(3) x Đen(5)
 A a x Aa
 G A a x A a
 "
 # 
A
a
A
A a : Đen (6) 
A a: Đen (7) 
a
A a : đen (8) 
a a : vàng (9) 
* Vậy kiểu gen của những con bò trên là:
+ Bò đen (1) là : Aa
+ Bò vàng (2) là : aa
+ Bò đen (3) là : Aa
+ Bò vàng (4) là : aa
+ Bò đen (5) là : Aa
+ Bò đen (6) là : AA
+ Bò đen (7) là : Aa
+ Bò đen (8) là : Aa
+ Bò vàng (9) là : aa
Biểu điểm
Câu
 Nội dung kiến thức
Biểu điểm
I
6
1
Đáp án d.
1
2
Đáp án d.
1
3
Đáp án d.
1
4
Đáp án a.
1
5
Đáp án d.
1
6
Đáp án d.
1
II
2,5
1
Duỗi xoắn NST
0,5
2
Đóng xoắn NST
0,5
3
Phân li NST
0,5
4
Nhân đôi NST
0,5
5
NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
0,5
III
2,5
1
Hạn chế và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường (Mỗi ý 0,5đ)
1,5
2
Không kết hôn thân thuộc
0,5
3
Không sinh con ở tuổi quá lớn
0,5
IV
3
1
Quan hệ cạnh tranh khác loài
1
2
Quan hệ kí sinh hoặc nửa kí sinh
1
3
Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác
1
V
2
1
Định nghĩa hệ sinh thái
0,5
2
Thành phần cấu tạo của hệ sinh thái (Mỗi ý đúng 0,5đ
1,5
VI
4
Viết được sơ đồ về quan hệ giữa các cá thể
0,25
- Qui ước gen
0,25
- Tìm được kiểu gen của đen (1), vàng (2), đen (3), vàng (4)
1,5
- Tìm được kiểu gen của đen (5), đen (6), đen (7), đen (8) vàng (9)
1,5
- Viết đúng kiểu gen của 9 con bò
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_sinh_hoc_lop_9.doc