Đề thi học sinh giỏi thành phố Vật lí (Đề dự bị) - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Hải Phòng

docx 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi thành phố Vật lí (Đề dự bị) - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi thành phố Vật lí (Đề dự bị) - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Hải Phòng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI PHÒNG
ĐỀ DỰ BỊ
 (Đề thi gồm 06 bài; 02 trang)
 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
 CÁC MÔN VĂN HÓA CẤP THPT NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ THI MÔN: VẬT LÝ – BẢNG KHÔNG CHUYÊN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi: 12/10/2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI PHÒNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề thi gồm 02 trang)
 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
 CÁC MÔN VĂN HÓA CẤP THPT NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ THI MÔN: VẬT LÝ – KHÔNG CHUYÊN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi: 12/10/2016
Bài 1 (2,0 điểm) 
 1. Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với phương trình lần lượt là: x1 = 2Acos(wt + j1)(cm) và x2 = 3Acos(wt + j2)(cm). Biết rằng vào một thời điểm mà tỉ số vận tốc và tỉ số li độ của dao động thứ hai so với dao động thứ nhất lần lượt là 1 và - 2 thì li độ dao động tổng hợp là (cm). Hãy xác định biên độ của dao động tổng hợp?
Hình 1
L
k
k
 2. Một viên bi kích thước không đáng kể, khối lượng m được treo vào sợi dây nhẹ không dãn có chiều dài L và được giữ bằng hai lò xo nằm ngang, có cùng độ cứng k (Hình 1). Khi viên bi ở vị trí cân bằng, dây thẳng đứng và các lò xo có chiều dài tự nhiên. Dời viên bi ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn rất nhỏ (sao cho sợi dây luôn căng). Bỏ qua mọi lực cản. Chứng minh viên bi dao động điều hòa và xác định chu kì dao động của viên bi?
Bài 2 (1,0 điểm) 
 Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp ở A và B dao động theo cùng một phương trình: . Biết AB = 12(cm), tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 20(cm/s). Coi sóng truyền đẳng hướng và biên độ sóng không giảm khi truyền đi.
 1. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A và cách A một khoảng l. Tính giá trị lớn nhất của l mà tại M vẫn có cực đại của giao thoa?
 2. Xét đoạn thẳng CD = 6(cm) trên mặt chất lỏng có chung đường trung trực với AB. Trên đoạn CD chỉ có 5 điểm dao động với biên độ cực đại. Hỏi khoảng cách từ AB đến CD có thể đạt giá trị lớn nhất là bao nhiêu?
T
0
V
2T1
T1
2
3
1
Bài 3 (2,0 điểm) 
 Cho n = 1(mol) khí lí tưởng biến đổi trạng thái được biểu diễn như hình 2. Các quá trình 12 và biểu thị bằng các đoạn thẳng. Quá trình biểu thị bằng công thức: . 
Trong đó t1 = 77°C, b là hằng số chưa biết. 
Hình 2
 1. Vẽ lại các quá trình trên trong hệ tọa độ OVp?
 2. Tìm công của khối khí thực hiện trong một chu trình? 
Bài 4 (2,0 điểm)
 Cho mạch điện có sơ đồ như hình 3, trong đó E1 = 6(V); E2 = 9(V); r1 = r2 = 0,5(W); R1 = R3 = 8(W); R4 = 0,5(W). Các tụ điện có điện dung C1 = 0,5(mF); C2 = 0,2(mF); đèn Đ: 12V – 18W. Khi chưa mắc vào mạch, các tụ điện chưa tích điện. Điện trở dây nối không đáng kể.
E1 r1
+ -
E2 r2
+ -
C2
C1
X
R1
R4
R2
R3
A
B
K
D
F
Hình 3
Đ
 1. Ban đầu khóa K mở, tính điện tích trên các tụ điện?
A
B
E
L
Hình 4
 2. Đóng K thì đèn Đ sáng bình thường. Hãy tính R2, điện lượng chuyển qua R1 và nói rõ chiều dịch chuyển của electron?
 Bài 5 (2,0 điểm)
 Một vật sáng AB hình mũi tên đặt song song với một màn E như hình 4. Khoảng cách giữa AB và màn E là L. Giữa AB và màn E có một thấu kính hội tụ tiêu cự f. Tịnh tiến thấu kính dọc theo trục 
chính AE người ta thấy có hai vị trí của thấu kính đều cho ảnh rõ nét của AB trên màn. Biết khoảng cách giữa hai vị trí của thấu kính là a.
 1. Tìm điều kiện của L để bài toán thỏa mãn?
 2. Tìm tiêu cự f của thấu kính theo L và a? Áp dụng bằng số L = 90(cm), a = 30(cm).
 3. Giữ cố định thấu kính và màn E, thay AB bằng điểm sáng S đặt trên trục chính của thấu kính và cách E một khoảng 45(cm). Xác định vị trí đặt thấu kính để trên màn thu được vùng sáng có kích thước nhỏ nhất?
Bài 6 (1,0 điểm)
 Cho các dụng cụ: một ăcquy chưa biết suất điện động và điện trở trong của nó, một ampe kế, một điện trở R0 đã biết giá trị, một điện trở Rx chưa biết giá trị, các dây dẫn. Bỏ qua điện trở của ampe kế và của dây dẫn. Trình bày một phương án thực nghiệm xác định giá trị của điện trở Rx?
----------Hết----------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:	Số báo danh:	
Cán bộ coi thi 1:	Cán bộ coi thi 2:	

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐề dự bị.docx