Đề thi học sinh giỏi Sinh học lớp 8 lần 2 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Văn Miếu

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Sinh học lớp 8 lần 2 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Văn Miếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Sinh học lớp 8 lần 2 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Văn Miếu
PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS VĂN MIẾU
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2015 – 2016 . Lần 2
Môn: Sinh học
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
 A. Trắc nghiệm ( 8,0điểm) (Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Câu 1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan. 
A. Thận, bóng đái B. Thận, bóng đái và ống dẫn nước tiểu. 
C. Thận và ống thận D. Thận , ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
Câu 2. Người cận thị thường mang kính ở dạng. 
A. Mặt kính dày. B. Mặt kính mỏng.
C. Mặt kính lõm. D. Mặt kính lồi
Câu 3. Khi thí nghiệm huỷ não ếch để tìm hiểu chức năng các rễ tuỷ, bạn Hùng dùng HCl 3% kích thích vào chi sau bên phải của ếch thì các chi khác co mà chi sau bên phải không co. Vậy bạn Hùng đã làm đứt rễ tuỷ nào? 
A. Rễ trước chi sau bên trái B.Rễ trước chi sau bên phải C. Rễ sau chi sau bên trái D.Rễ sau chi sau bên phải 
Câu 4. Tế bào hình que và hình nón của mắt có ở. 
A. Màng mạch. B. Màng lưới.
C. Màng cứng. D. Thể thủy tinh.
Câu 5. Bộ phận quan trọng nhất của hệ thần kinh ở người là. 
A. Bộ não. B. Tủy sống.
C. Hành tủy. D. Các dây thần kinh.
Câu 6. Hoocmôn sinh dục đực có tên là.
A. Ơstrôgen. B. Testostêrôn.
 C. Tirôxin. D. Ađrênalin
Câu 7: Hãy đánh dấu + vào ô trống cho những nguyên tắc rèn luyện da phù hợp:
a. Phải luôn cố gắng rèn luyện cho da tới mức tối đa.	□
b. Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng .	□
c. Phải rèn luyện trong nhà, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời.	□
Câu 8: Hãy sắp xếp thông tin ở cột A phù hợp với cột B và ghi kết quả vào cột C.
A
B
C
1. Phân hệ giao cảm.
2. Phân hệ đối giao cảm
a. Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng của tuỷ sống.
 b. Các nhân xám ở sừng bên tuỷ sống (Từ đốt ngực I tới đốt thắt lưng III) 
1
2
Câu 9: Hãy chọn phương án đúng khi nói đến tật cận thị.
	a.Cận thị do cầu mắt dài. 	b.Cận thị do cầu mắt ngắn.
 c.Cận thị do thể thuỷ tinh quá phồng. d.Cận thị do thể thuỷ tinh quá dẹp.
Câu 10: Cho các từ và cụm từ: Màng nhĩ, ống tai, vành taiHãy điền vào chỗ  thay cho số 1,2,3 để hoàn thiện thông tin sau:
	Tai ngoài gồm..(1).. có nhiệm vụ hứng sóng âm,..(2)..hướng sóng âm; Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi..(3).. (có đường kính khoảng 1cm.)
Câu 11: Hãy chọn phương án đúng khi nói tới bệnh bướu cổ:
Bướu cổ là do thiếu Iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Bướu cổ là do hoóc môn tirôxin không tiết ra.
Bướu cổ không ảnh hưởng gì tới quá trình sinh lí của cơ thể.
Câu 12: Nơi sản sinh ra tinh trùng là:
	a. Túi tinh.	c.Tinh hoàn.
	b. Mào tinh.	d.Cả a,b,c.
C©u 13 : C¬ quan tham gia bµi tiÕt c¸c s¶n phÈm hßa tan trong m¸u( trõ CO2 ) lµ:
Phæi d. C¶ a + b
b. ThËn e. C¶ b + c 
 c. Da 
C©u 14: Da lu«n mÒm m¹i , khi bÞ  ướt kh«ng thÊm nước do:
 a.TÇng tÕ bµo sèng c. TuyÕn nhên
 b. TÇng sõng d. C¶ a vµ b e. c¶ b vµ c 
C©u 15 : §¬n vÞ cÊu t¹o cña hÖ thÇn kinh lµ :
a.D©y thÇn kinh c. Sîi nh¸nh
b.Sîi trôc d. N¬ron
C©u 16: C¸c tÕ bµo thô c¶m thÝnh gi¸c ë d·y ngoµi cã ngưìng kÝch thÝch :
 a. ThÊp b. Cao
B. Tự luận (12 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): 
 Trình bày cấu tạo của một nơron điển hình ? Ở tế bào có những hoạt động sống chủ yếu nào ?
Câu 2 (2,5 điểm): 
 Hồng cầu có đặc điểm và cấu tạo phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận như thế nào ?
Câu 3 (4,0 điểm): 
 a) Hệ tiêu hóa ở người gồm những cơ quan nào ? Cơ quan nào quan trọng nhất ? Vì sao ?
 b) Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì ?
Câu 4 (2,5 điểm): 
 Phân biệt tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ? Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với học sinh trung học cơ sở ?
-----------------------------Hết --------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Sinh học 8. Lần 2
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Trắc nghiệm ( 8 điểm) Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm
1.D 2.C 3.B 4.B 5.A 6.B 7.B 8.(1.b; 2.a)
9. a,c. 10: 1- Vành tai; 2 – Ống tai; 3 – Màng nhĩ. 11: a,b. 12: c.
13.b 14.c 15. d 16.a
8,0 
1
Câu 1 (3,0 điểm) : Trình bày cấu tạo của một nơron điển hình? Ở tế bào có những hoạt động sống chủ yếu nào ?
* Cấu tạo của một nơron điển hình :
- Về cơ bản nơron có cấu trúc của một tế bào: gồm màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào.
- Nơron có cấu trúc đặc trưng của tế bào thần kinh, gồm:
+ Thân nơron: thường có hình sao, hình bầu dục, trong có chứa nhân.
+ Sợi nhánh: thường có nhiều sợi nhánh ở xung quanh thân, các sợi nhánh thường phân nhánh dạng cành cây.
Thân và sợi nhánh có chứa thể Nissl(màu xám) - > cấu tạo nên chất xám trong trung ương thần kinh và các hạch thần kinh.
+ Sợi trục: có một sợi trục dài, bên ngoài thường có bao mielin(màu trắng), tận cùng phân nhánh và có các cúc xinap.
Sợi trục cấu tạo nên chất trắng trong trung ương thần kinh và các dây thần kinh, bó sợi thần kinh.
* Ở tế bào có những hoạt động sống chủ yếu :
- Sự trao đổi chất và chuyển hóa( đồng hóa và dị hóa)
- Lớn lên( sinh trưởng và phát triển)
- Phân chia( sinh sản)
- Cảm ứng.
0,5
0,5
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25
0,25
0,25
0,25
2 
Câu 2 (2,5 điểm): Hồng cầu có đặc điểm và cấu tạo phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận như thế nào?
* Chức năng: hồng cầu kết hợp và vận chuyển khí oxi từ phổi đến cung cấp cho tế bào, đồng thời kết hợp và vận chuyển khí cacbonic từ tế bào đến phổi để thải ra môi trường bên ngoài.
* Các đặc điểm giúp hồng cầu đảm nhận tốt chức năng :
+ Hình đĩa, lõm hai mặt -> bề mặt tiếp xúc của hồng cầu rất lớn, đặc điểm này giúp nó tăng lượng O2, CO2 hợp với hồng cầu và nhờ đó phản ứng kết hợp giữa Hb với O2, CO2 được thực hiện mau chóng, giúp máu cung cấp đầy đủ O2 cho cơ thể và thải CO2 ra bên ngoài.
+ Hồng cầu không có nhân -> giúp hồng cầu giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng khi nó hoạt động, giúp cơ thể tiết kiệm được năng lượng và cũng nhờ đó hồng cầu có thể làm việc trong suốt đời sống của nó.
+ Trong hồng cầu có chứa huyết sắc tố Hb, là một loại protein kết hợp với chất sắc đỏ chứa sắt. Khi máu qua phổi, do áp suất O2 ở phổi cao: Hb + O2 -> Hb.O2 không bền. Khi máu đến tế bào, do áp suất O2 ở tế bào thấp: Hb.O2 -> Hb + O2 ; do áp suất CO2 trong tế bào cao, Hb + CO2 -> Hb.CO2 không bền, theo máu về phổi và thải CO2 ra ngoài môi trường.
+ Trong cơ thể hồng cầu thường xuyên được đổi mới, trong một giây có khoảng 10 triệu hồng cầu được sinh mới để thay thế một lượng tương đương các hồng cầu già kém khả năng hoạt động bị chết đi. Đặc điểm này giúp hồng cầu luôn được đổi mới và duy trì được khả năng làm việc liên tục trong cơ thể người.
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
3
Câu 3 (4,0 điểm) : 
 a) Hệ tiêu hóa ở người gồm những cơ quan nào ? Cơ quan nào quan trọng nhất ? Vì sao ?
 Hệ tiêu hóa của người gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
- Ống tiêu hóa gồm: khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
- Các tuyến tiêu hóa gồm: tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột.
* Ruột non là cơ quan quan trọng nhất trong hệ tiêu hóa vì :
- Ở ruột non thức ăn mới được biến đổi chủ yếu về mặt hóa học.
- Ruột non là nơi có đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng biến đổi thức ăn một cách triệt để và hoàn toàn nhờ sự hỗ trợ của các tuyến tiêu hóa.
- Ruột non cũng là nơi có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
 b) Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì ?
 Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là: đường đơn(đường 6 cacbon), các axitamin, axit béo và glixerin, các vi tamin, các muối khoáng, nước.
0,25 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,75 
4
Câu 4 (2,5 điểm): Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ? Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với học sinh trung học cơ sở ?
* Phân biệt PXCĐK và PXKĐK
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
- Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.
- Mang tính bẩm sinh.
- Bền vững.
- Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại.
- Số lượng hạn định.
- Cung phản xạ đơn giản.
- Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống.
- Trả lời các kích bất kì hay kích thích có điều kiện(đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần).
- Được hình thành trong đời sống, qua quá trình học tập và rèn luyện.
- Dễ mất khi không được củng cố.
- Không có tính di truyền, mang tính cá thể.
- Số lượng không hạn định.
- Hình thành đường liên hệ tạm thời.
- Trung ương nằm ở vỏ não.
* Ý nghĩa 
- Sự hình thành PXCĐK là cơ sở để HS hình thành những thói quen tốt, thói quen sống khoa học ; những nếp sống văn hóa, văn minh.
- Sự ức chế PXCĐK : là cơ sở để HS từ bỏ những thói qen xấu, có hại.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
	--------------------Heets--------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docThi_HSG_8.doc