Đề thi học sinh giỏi sinh học 9 năm học 2015- 2016 thời gian làm bài:150 phút

docx 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1655Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi sinh học 9 năm học 2015- 2016 thời gian làm bài:150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi sinh học 9 năm học 2015- 2016 thời gian làm bài:150 phút
PHÒNG GDĐT THANH OAI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 9
 TRƯỜNG THCS TAM HƯNG NĂM HỌC 2015- 2016
 Thời gian làm bài:150 phút
Câu I(4đ)
 1.Cho phép lai sau: AaBbCc x AabbCc thu được F1
Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen AaBbcc của F1 , biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn.
 2.Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt có KH giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết quả như sau: 360 cây quả đỏ, chín sớm : 120 cây có quả đỏ, chín muộn : 123 cây có quả vàng, chín sớm : 41 cây có quả vàng, chín muộn.
 a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên?
 b. Lập sơ đồ lai từ P -> F2?
Câu II(4đ)
1. Hãy giải thích vì sao nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị cấp độ tế bào?
2. Di truyền liên kết là gì? Điều kiện để xảy ra di truyền liên kết? Hiện tượng di truyền kiên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Men đen ở những điểm nào?
Câu III (2đ)
 Có 10 tế bào của một cơ thể ruồi giấm đực tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần. Tất cả các tế bào con tiếp tục giảm phân để tạo giao tử. Hãy xác định:
 a. Số nhiễm sắc thể mà môi trường nội bào cung cấp cho nguyên phân và giảm phân?
 b. Số giao tử được tạo ra?
Câu IV(4đ)
 So sánh quá trình tự nhân đôi của AND và quá trình tổng hợp ARN?
Câu V(3đ)
 Một gen có số nuclêôtit loại A = 600 và có G =A. Gen đó nhân đôi một số lần đã cần môi trường cung cấp 6300 nuclêôtit loại G. Hãy xác định:
 a) Số gen con được tạo ra.
 b) Số liên kết hiđrô của gen.
 c) Số nuclêôtit mỗi loại môi trường đã cung cấp cho gen nhân đôi.
 d) Số liên kết hiđrô bị phá hủy và dược hình thành trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu VI(3đ)
Trong một phép lai bố có kiểu gen AA mẹ có kiểu gen aa, đời con thu được một cá thể đột biến mang kiểu gen Aaa.
 a) Cơ thể đột biến này thuộc dạng đột biến nào? Giải thích?
 b) Trình bày cơ chế sinh ra cơ thể đột biến này?
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH 9
Câu 
 Đáp án+ Thang điểm
 Điểm
Câu I
(4đ)
1.(1đ)
Phép lai: AaBbCc x AabbCc = (Aa xAa)(Bb xbb)(Cc xCc)
- ở cặp lai (Aa xAa), sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ kiểu gen: 
- ở cặp lai: (Bb x bb), sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ kiểu gen: 
- ở cặp lai: (Cc x Cc) ), sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ kiểu gen: 
Vậy phép lai: AaBbCc x AabbCc sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ kiểu gen AaBbcc với tỉ lệ = 
2.( 3đ)
a. (1đ)
 Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng: 
+ Về tính trạng màu sắc quả:
quả đỏ: quả vàng = (120+360) : (123+41) ≈ 3:1 nên F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. 
Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng thời gian chín của quả:
	chín sớm: chín muộn = (360+123) : (120+41) ≈ 3:1 nên F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với chín muộn. 
Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb 
b. (2đ)
- Xét tỉ lệ KH của F1:
F2: 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả vàng, chín sớm: 41 quả vàng, chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn =F2
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
	+ F1: AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín muộn)
	+ P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: 
* Khả năng 1: 
 P: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn)
* Khả năng 2: 
 P: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm)
- Sơ đồ lai minh họa:
* Sơ đồ lai 1:
 P: (quả đỏ, chín sớm)	AABB x aabb (quả vàng, chín muộn)
 	GP: 	 AB	 ab
	 F1: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.
* Sơ đồ lai 2: 	
P: (quả đỏ, chín muộn) AAbb x aaBB (quả vàng, chín sớm)
 	GP: Ab aB
	F1: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.
 F1xF1: (quả đỏ, chín sớm) AaBb x AaBb (quả đỏ, chín sớm)
	: 	 AB, Ab,aB, ab	 AB, Ab, aB, ab
	F2:
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Kết quả:
+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn. 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu II
(4đ)
1.(2,5đ)
 Nhiễm sắc thể (NST) được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào là vì:
- NST có khả năng lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền:
	+ NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin, trong đó ADN là vật chất di truyền cấp phân tử.
	+ NST mang gen, mỗi gen có chức năng riêng.
	+ Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc.
- NST có khả năng truyền đạt thông tin di truyền:
	+ Quá trình tự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể đối với sinh vật sinh sản vô tính.
	+ Ở loài giao phối, bộ NST đặc trưng được duy trì qua các thế hệ nhờ 3 cơ chế: tự nhân đôi, phân li và tái tổ hợp trong 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tính.
- NST có thể bị biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng từ đó gây ra những biến đổi ở các tính trạng di truyền.
2.(1,5đ)
- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
- Điều kiện để xảy ra liên kết gen: Các gen phải cùng nằm trên một NST.
- Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Men đen: 
Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều nên mỗi NST phải mang nhiều gen.
*Các gen phân bố trên NST theo hàng dọc tại những vị trí xác định
*Quy luật phân li độc lập chỉ đúng khi các gen qui định các cặp tính trạng nằm trên những cặp NST khác nhau. Còn khi các gen cùng nằm trên 1 NST thì liên kết với nhau.
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu III
(2đ)
a) (1,5đ)
Số nhiễm sắc thể mà môi trường nội bào cung cấp cho nguyên phân là:
 10.8.( 25 – 1) = 2480 (NST)
 Số tế bào giảm phân là:10.25 = 320 (tế bào)
 Số nhiễm sắc thể mà môi trường nội bào cung cấp cho giảm phân là:
 320. 8 = 2560(NST)
b) (0,5đ) 
 Số giao tử được tạo ra là:
 10.25.4 = 1280(tinh trùng)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu IV
( 4đ)
Giống nhau: (mỗi ý 0,4đ)
- Đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử AND dưới tác dụng của các enzim
- Đều xảy ra ở kì trung gian, lúc nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh.
- Đều có hiện tượng 2 mạch đơn ADN tách nhau ra.
- Đều diễn ra sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mạch ADN theo nguyên tắc bổ sung.
Khác nhau: (mỗi ý 0,4đ)
Quá trình tự nhân đôi ADN
Quá trình tổng hợp ARN
-Xảy ra trên toàn bộ phân tử AND.
-Cả 2 mạch của ADNđều làm mạch khuôn để tổng hợp nên mạch mới.
- Nguyên liệu để tổng hợp là 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X.
-Mạch mới được tổng hợp sẽ liên kết với mạch khuôn của ADN mẹ để tạo thành phân tử ADN con.
-Mỗi lần nhân đôi tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau và giống với ADN mẹ.
-Tổng hợp dựa trên 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn.
-Xảy ra trên một đoạn của ADN tương ứng với một gen nào đó.
-Chỉ có một mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn.
- Nguyên liệu để tổng hợp là 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X.
-Mạch ARN sau khi được tổng hợp sẽ rời nhân ra tế bào chất để tham gia vào quá trình tổng hợp protein.
- Mỗi lần tổng hợp chỉ tạo ra 1 phân tử ARN.
- Tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc là: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu.
0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
Câu V
(3đ)
a) Số gen con được tạo ra: 
-Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:
 A=T= 600Nu
 G= X =A= . 600 = 900Nu
Gọi x là số lần nhân đôi của gen, ta có số nuclêôtit loại G môi trường cung cấp cho gen nhân đôi là:
 Gmt = (2x -1). Ggen 6300 = (2x -1).900
 (2x -1) = 7 n 2x = 8
Vậy số gen con được tạo ra là 8.
b) Số liên kết hiđrô của gen:
H= 2A+3G= 2.600+ 3.900= 3900( liên kết)
c) Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp:
Ta có 
Amt= Tmt = Agen . (2x -1) = 600.7= 4200(nu)
Gmt = X mt= Ggen . (2x -1) = 900.7= 6300(nu)
d) Số liên kết hiđrô bị phá hủy trong quá trình nhân đôi AND là:
(2A+3G). (2x -1)= 3900.700= 27300( liên kết)
Số liên kết hiđrô được hình thành trong quá trình gen nhân đôi bằng 2 lần số liên kết hiđrô bị phá hủy: 27300. 2 = 54600 (liên kết)
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu VI
(3đ)
a) (1đ)
Cơ thể đột biến này thuộc dạng đột biến thể tam bội hoặc đột biến thể dị bội(2n+1).
Giải thích:
-Vì cơ thể Aaa có 3 gen nên có thể đây là thể tam bội 3n
-Vì cơ thể Aaa có 3 gen nên có thể đây là thể dị bội (2n+1). Thể dị bội cũng có thể có 3 gen nếu đây là đột biến dị bội ở NST mang gen a.
b) (2đ)
Cơ chế sinh ra cơ thể đột biến này:
- Đột biến xảy ra ở cơ thể cái(aa)
- Nếu là tam bội thể thì cơ thể cái giảm phân, tất cả các cặp NST không phân li tạo ra giao tử 2n mang gen aa. Cơ thể đực giảm phân bình thường cho giao tử A. Qua thụ tinh giữa giao tử A với giao tử aa sinh ra đời con có kiểu gen Aaa.
-Nếu là dị bội thì cơ thể cái qua giảm phân chỉ có caqwpj NST mang gen aa không phân li tạo ra giao tử (n+1) mang gen aa. Cơ thể đực giảm phân bình thường cho giao tử A. Qua thụ tinh giữa giao tử A với giao tử aa sinh ra đời con có kiểu gen Aaa.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,75đ
 Tam Hưng ngày 20/10/2015
 Người ra đề
 Lê Thị Thanh Thủy
 Người kiểm tra đề

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_dap_an_HSG_sinh_9_nam_2015_TH.docx