Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Trường THCS Thèn Sin

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 884Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Trường THCS Thèn Sin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Trường THCS Thèn Sin
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG THCS THÈN SIN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI
Lớp: 9 Môn: Sinh 
 Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian chép đề)
A. ĐỀ BÀI
I. LÝ THUYẾT( 12 điểm)
Câu 1(5đ): 
	a) (2đ) Tại sao nói trong giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm, còn lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm?
	b) (2đ) Điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ARN với ADN là gì?
 c) (2đ) Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:
Gen (1 đoạn ADN ) à m ARN à Prôtêin à tính trạng
Câu 2(2,5đ) :Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến?
Câu 3(4,5đ): Cơ chế và hậu quả những đột biến xảy ra ở cặp NST số 21 ở người? cách phát hiện?
II. BÀI TẬP( 8 điểm)
Câu 4 (4 điểm)
	Ở lúa, thân cao và hạt mẩy là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt lép. Hai cặp tính trạng chiều dài thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau. Trong 1 phép lai phân tích của các cây F1 người ta thu được 4 kiểu hình có tỉ lệ ngang nhau là thân cao, hạt mẩy; thân cao, hạt lép; thân thấp, hạt mẩy; thân thấp, hạt lép.
	a) Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai phân tích của F1 nói trên.
	b) Cây F1 nói trên có thể được tạo ra từ phép lai giữa 2 cây bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? 
Câu 5 (4 điểm) 
	Trong 1 đoạn phân tử ADN, hiệu số nuclêôtit loại A với một loại khác bằng 10% tổng số nuclêôtit của đoạn ADN. Cho biết loại T bằng 750 nuclêôtit .
a) Tính chiều dài, khối lượng của đoạn ADN nói trên.
	b) Gen trên tự nhân đôi 4 lần, tính số lượng nuclêôtit từng loại môi trường nội bào cung cấp.
B. HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
a
(1đ)
- Ta nói GP 1 mới thực sự là phân bào giảm nhiễm vì : khi kết thúc GP 1 bộ NST trong TB giảm đi một nửa về nguồn gốc NST so với TB ban đầu.
- GP 2 là phân bào nguyên nhiễm vì :ở lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân chia các cromatit trong các NST đơn bội kép đi về 2 cực TB. Nguồn gốc NST trong các TB con không thay đổi vẫn giống như khi kết thúc GP 1 -> GP 2 là phân bào nguyên nhiễm.
0,5
0,5
b
(2đ)
Điểm khác nhau giữa cơ chế tổng hợp ADN và ARN:
 Cơ chế tổng hợp ADN
 Tổng hợp ARN
- Xảy ra trên cả 2 mạch đơn của phân tử ADN.
- Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nu: A,T, G, X.
- NTBS : A-T, G- X 
- Enzim xúc tác chủ yếu là ADN pôlimeraza
- Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt ADN mẹ. Trong mỗi ADN con có 1 mạch mới được tổng hợp mới.
- Xảy ra trên từng mạch riêng rẽ tại 
1 mạch đơn của gen.
- Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nu : A, U, G, X.
- NTBS : A- U, G – X.
- Enzim xúc tác chủ yếu là ARN pôlimeraza.
- Mỗi lần tổng hợp tạo ra 1 ARN có 
số lượng, thành phần và trật tự các đơn phân giống mạch bổ sung của gen
(chỉ thay T bằng U)
c
(2đ)
*Bản chất, mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Genà
m ARN àPrôtein àtính trạng :ADN là khuôn mẫu tổng hợp ARN , ARN là khuôn mẫu tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên protein của cơ thể. Prôtêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
- Trong đó trình tự các nu trên ADN quy định trình tự các nu trên ARN, thông qua đó ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin, prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
1
1
2
(2,5)
* Thường biến : là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen dưới 
ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường.
* Phân biệt thường biến với đột biến:
 Thường biến
 Đột biến
- Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi vật chất di truyền(ADN, NST).
- Diễn ra đồng loạt, có định hướng.
- Không di truyền được
- Có lợi, giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống.
- Không dùng làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
- Biến đổi vật chất di truyền (ADN,
 NST)dẫn tới biến đổi kiểu hình.
- Biến đổi riêng rẽ từng cá thể, gián
 đoạn, vô hướng.
- Di truyền được.
- Đa số có hại, có khi có lợi.
- Là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
0,5
2
3
(4,5)
*Cơ chế và hậu quả của những đột biến xảy ra ở cặp NST 21 ở người:
- Đột biến cấu trúc NST:
- Cơ chế : NST 21 bị mất 1 đoạn
- Hậu quả: ung thư máu
* Đột biến thể dị bội:
- Cơ chế :
+ Trong quá trình phát sinh giao tử cặp NST 21 ở bố hoặc mẹ không phân li tạo ra 2 loại gjao tử: 1 loại giao tử chứa 2 NST 21; 1 loại giao tử không chứa NST 21.
+ Trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử: giao tử mang 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường tạo hợp tử chứa 3 NST 21 gọi là hội chứng Đao
* Hậu quả: Hội chứng Đao: cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, cơ thể phát triển chậm, si đần, thường vô sinh.
* Cách phát hiện: làm tiêu bản tế bào bạch cầu nuôi cấy rồi quan sát NST
 dưới kính hiển vi:
- Nếu thấy cặp NST 21có 2 chiếc không bằng nhau thì đó là thể đột biến mất đoạn NSTà bị ung thư máu.
- Nếu thấy cặp NST 21 có 3 NST thì đó là hội chứng Đao.
1
2
1,5
4
a)
* Quy ước: A – thân cao a – thân thấp
 B – hạt mẩy b – hạt nép
F2 cho 4 kiểu hình có tỉ lệ ngang nhau: 
1 thân cao, hạt mẩy :1 thân cao, hạt nép : 1thân thấp, hạt mẩy : 1thân thấp, hạt nép.
* Xét sự phân li của từng cặp tính trạng:
- Tính trạng chiều dài thân: 
 = = 1:1
-> Cây F1 cho 2 giao tử, vậy cây F1 dị hợp 1 cặp gen về chiều dài thân: Aa.
- Tính trạng hình dạng hạt: 
 = = 1:1 
-> Cây F1 cho 2 giao tử, vậy cây F1 dị hợp 1 cặp gen về hình dạng hạt: Bb.
=> Như vậy cây F1 dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen là AaBb
* Sơ đồ lai
F1 thân cao, hạt mẩy x thân thấp, hạt nép
 AaBb aabb
GF1 AB; Ab; aB; ab ab
F2 - Tỉ lệ KG: 1AaBb : 1 Aabb: 1aaBb : 1 aabb
 - Tỉ lệ KH:1cao,mẩy : 1cao,nép : 1thấp, mẩy: 1 thấp nép
b) 
F1 dị hợp 2 cặp gen, có thể được tạo ra từ các phép lai sau:
*Trường hợp 1: P1 cao, mẩy x thấp, nép
 AABB aabb
*Trường hợp 2: P2 cao, nép x thấp, mẩy
 AAbb aaBB
1,5
0,25
0,25
5
a)
- Số lượng nuclêôtit của đoạn gen trên là: 
 Ta có hệ phương trình sau:
 %A +%G = 50%
 %A -%G = 10% 
=> A = T = 30% = 750 (nuclêôtit)
 G = X = 20% = 500 (nuclêôtit)
- Số lượng nuclêôtit của đoạn gen trên: N = 2500(nuclêôtit)
- Chiều dài của đoạn gen trên là:
 L = = 4250 (Å)
- Khối lượng của gen là: M = 300.N = 750000 (ĐvC)
b)
- Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường nội bào cung cấp là:
A’ = T’ = (24 – 1). A = 11250 (nuclêôtit)
G’ = X’ = (24 – 1). G = 7500 (nuclêôtit)
1
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_sinh_9.doc