Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Vũ Duy Hưng

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 572Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Vũ Duy Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Vũ Duy Hưng
ĐỀ SỐ 01
	ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG
 MÔN: SINH HỌC 9 
 NĂM HỌC: 2016 – 2017 
Câu 1: Phân biệt quá trình tự nhân đôi AND và quá trình tổng hợp chuỗi axit amin theo bảng hướng dẫn sau:
Tiêu chí
Tổng hợp ADN
Tổng hợp axit amin
Vị trí xảy ra
Khuôn mẫu tổng hợp
Sự thể hiện nguyên tắc bổ sung
Câu 2: Giải thích vi sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?
Câu 3: Ở một loài thực vật có 2n = 20, người ta thấy trong 1 tế bào có 19 NST bình thường và 1 NST có tâm động có vị trí khác thường so với các NST còn lại. Hãy cho biết NST có tâm động vị trí khác thường này có thể được hình thành bằng cơ chế nào?
Câu 4: 
AND có cấu trúc mạch ké có ý nghĩa gì về mặt di truyền? 
Thể đột biến là gì? Hãy cho biết trong những trường hợp nào thì từ đột biến có thể chuyển thành thể đột biến?
Câu 5: Xét trường hợp 1 gen có 2 alen A và a, trong đó alen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết Hidro. Alen a có chiều dài bằng alen A nhưng số liên kết Hidro lớn hơn gen A là 1 liên kết. Cặp Aa nhân đôi liên tiếp 2 lần. Vậy môi trường nội bào cần cung cấp số Nu từng loại là bao nhiêu?
Câu 6: Một tế bào sinh dục sơ khai gà 2n = 78. Sau một số đợt nguyên phân liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 19812 NST nguyên liệu mới hoàn toàn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và của tinh trùng là 3,125%. Hãy cho biết:
Tìm số đợt nguyên phân của tế bào trên?
Tìm số hợp tử tạo thành?
Tính số lượng tế bào sinh tinh cần cung cấp cho quá trình thụ tinh nói trên?
Câu 7: Cho lai cà chua quả vàng, cao với cà chua thấp, đỏ. Thu được F1 đồng loạt cà chua cao, đỏ. Tiến hành cho F1 tự thụ phấn thu được F2:
 918 cao, đỏ
 305 cao, vàng
 320 thấp, đỏ
 100 thấp, vàng
a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?
b) Tìm kiểu gen, kiểu hình P để ngay F1 thu được tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
Câu 8: 
Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp?
Cho 2 cá thể thuần chủng có kiểu gen AA và aa lai với nhau thu được thế hệ lai F1 có cá thể mang kiểu gen AAA và cá thể mang kiểu gen OA. Biết rằng cá thể có kiểu gen AAA có hàm lượng ADN tăng 1,5 lần còn cá thể mang kiểu gen OA có số lượng NST giảm đi một chiếc. Trình bày cơ chế phát sinh thể OA? Nêu các biểu hiện của hai thể đột biến trên?
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN 01
Câu
Đáp án
1
Tiêu chí
Tổng hợp ADN
Tổng hợp axit amin
Vị trí xảy ra
Ở nhân tế bào
Ở tế bào chất
Khuôn mẫu tổng hợp
Cả 2 mạch của phân tử AND
Chỉ là phân tử mARN
Sự thể hiện nguyên tắc bổ sung
NTBS được thể hiện giữa các Nu tự do với các Nu trên 2 mạch khuôn của AND
NTBS được thể hiện giữa các Nu của bộ ba đối mã trên tARN với các Nu của bộ ba mã sao trên mARN.
2
- Vì khi uống rượu: Rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể bị ảnh hưởng => Chân nam đá chân chiêu trong lúc đi.
3
Đột biến đảo đoạn NST có chứa tâm động.
Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST.
Đột biến mất đoạn NST không chứa tâm động.
Đột biến lặp đoạn NST.
4
a) - Tạo nên cấu trúc bền vững, ổn định.
- Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản AND, tiết kiệm vật chất, năng lượng và thời gian.
- Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai.
- Sắp xếp của 2 mạch theo NTBS => chi phối truyền đạt thông tin di truyền.
b) 
- Thể đột biến: là cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra ngoài thành kiểu hình.
- Trường hợp đột biến thành thể đột biến:
+ Đột biến gen lặn (thuộc cùng một kiểu gen) của 2 giao tử đực và cái thụ tinh tạo thành hợp tử có kiểu gen đồng hợp lặn.
+ Gen đột biến nằm trên NST giới tính X nhưng không có gen nằm trên NST giới tính Y hoặc gen đột biến lặn.
+ Đột biến ở trạng thái trội.
+ Đột biến NST ( đột biến số lượng, cáu trúc NST).
5
*) Xét alen A:
- Chiều dài alen A: 153nm = 1530A0
=> Số nu của alen A: 900 (Nu)
- Bài ra ta có hệ phương trình: => 
*) Xét alen a:
- Do alen a có cùng chiều dài với alen A nên sô Nu 2 alen bằng nhau.
- Mà bài cho số lk Hidro gen a hơn gen A 1 lk nên có:
H = 1169 + 1 = 1170 (lk)
- Từ đó ta có hệ phương trình: => 
*) Số lượng từng loại Nu môi trường nội bào cung cấp:
Amt = Tmt= (22 – 1)(181 + 180) = 1083 (Nu)
Gmt = Xmt= (22 – 1)(269 + 270) = 1617 (Nu)
6
a) Gọi số lần nguyên phân của tế bào trên là x (x nguyên đương)
Ta có: 2n(2x – 2) = 19812
2x = 256 => x = 8
Vậy số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai là 8 đợt.
b) – Số tế bào con tạo ra: 28 = 256 = số tế bào sinh trứng
- Mà bài ra H% = 25% => số trứng được hình thành là: 
256 x 25% = 64 = số hợp tử hình thành.
=> Có 64 hợp tử được hình thành.
c) Theo bài ra có: Số tinh trùng được thụ tinh = số hợp tử = 64 mà H% = 3,125% do đó số tinh trùng được hình thành:
= Số tế bào sinh tinh là: 2048/4 = 512 (tế bào)
7
a) F1 thu 100% cao, đỏ => tính trạng cao, đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng thấp, vàng.
Qui ước gen: A: Cao B: Đỏ
 a: Thấp b: Vàng
*) Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2:
- Cặp tính trạng hình dạng cây cà chua: 
Có 4 tổ hợp tử tạo thành = 2gt x 2gt
Mỗi bên bố và mẹ sẽ cho 2 loại giao tử
Bố và mẹ đều dị hợp tử về một cặp gen quy định tính trạng hình dạng cây cà chua.
Kiểu gen của F1: Aa x Aa
- Cặp tính trạng màu sắc cây cà chua: 
Có 4 tổ hợp tử tạo thành = 2gt x 2gt
Mỗi bên bố và mẹ sẽ cho 2 loại giao tử
Bố và mẹ đều dị hợp tử về một cặp gen quy định tính trạng màu sắc cây cà chua.
Kiểu gen của F1: Bb x Bb
*) Xét chung cặp tính trạng ở F2:
- Theo bài ra tỉ lệ: 918 : 305 : 320 : 100 9 : 3 : 3 : 1 = (3:1)(3:1)
=> Phù hợp với tỉ lệ bài cho.
=> Các cặp gen quy định hình dạng cây và màu sắc quả nằm trên hai cặp NST khác nhau và tuân theo quy luật phân li độc lập của MenĐen (di truyền độc lập).
- Từ (1) và (2) ta có kiểu gen F1: AaBb x AaBb
=> Kiểu gen của P là thuần chủng: Aabb x aaBB
=> Học sinh viết sơ đồ lai đúng cho điểm tối đa.
b) Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 = (1:1)(1:1) = (Aa x aa)(Bb x bb)
=> Kiểu gen của P: AaBb x aabb 
 (Cao, đỏ)	(Thấp, vàng)
 hoặc Aabb x aaBb
 (Cao, vàng) (Thấ, đỏ)
8
a)  - Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a). Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai. Quyết định kiểu hình ở đời con lai là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội.
- Nếu đời con lai đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp:
AA x aa → Aa
- Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử:
Aa x aa → Aa : aa
b) Thể 0A có số NST giảm đi 1NST nên đây là thể dị bội 2n-1.
* Cơ chế:
Trong giảm phân, một bên bố hoặc mẹ có cặp NST mang cặp gen aa không phân li tạo ra 2 loại giao tử dị bội: một loại mang 2 NST của cặp aa (n+1), một loại không mang NST của cặp ấy: 0 (n-1).
Trong thụ tinh, giao tử bất thường không mang NST của cặp: 0 (n-1) kết hợp với giao tử bình thường: A (n) của bên bố, mẹ còn lại tạo hợp tử mang 1 NST của cặp (2n-1) có KG: 0A
(Học sinh có thể trình bày bằng sơ đồ lai, đúng vẫn cho điểm tối đa)
b.Cơ thể có kiểu gen AAA và hàm lượng AND tăng 1,5 lần là thể tam bội.
Biểu hiện của 2 thể đột biến trên là:
 Thể dị bội 0A
Thể tam bội AAA
- Gây biến đổi hình thái ở thực vật như: hình dạng, kích thước, màu sắc hoặc gây bệnh NST ở người như: Đao, Tơcnơ
- Tăng kích thước các cơ quan như: than, cành, lá đặc biệt là tế bào khí khổng và hạt phấn; Sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt, thời gian sinh trưởng kéo dài và bất thụ.
- Không tồn tại ở người và động vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_HSG_Sinh_9_so_01.doc