Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Yên Lư

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 915Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Yên Lư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Yên Lư
PHÒNG GD&ĐT YÊN DŨNG
TRƯỜNG THCS YÊN LƯ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9
NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ 1:
Câu 1 (3 điểm)
1. Cơ chế nào giúp duy trì ổn định vật liệu di truyền qua các thế hệ ở cơ thể sinh vật?
2. Những hoạt động của NST trong giảm phân góp phần tạo sự đa dạng cho sinh giới?
Câu 2 (3 điểm) 
Ở một loài động vật, xét 100 tinh bào bậc 1 có 2 cặp NST ký hiệu AaBb. Trong quá trình giảm phân của các tinh bào trên có 98 tinh bào giảm phân bình thường còn 2 tinh bào giảm phân không bình thường ( Rối loạn lần giảm phân 1 ở cặp NST Aa, giảm phân 2 bình thường, cặp Bb giảm phân bình thường). Xác định số lượng tinh trùng được tạo ra từ 100 tinh bào bậc 1 nói trên và tỉ lệ tinh trùng ab?
Câu 3: 
Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.
Câu 4: 
a. Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
b. Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?
Câu 5: 
1. Gen B có chiều dài 0,51mm bị đột biến thành gen b. Gen b dài hơn gen B là 3,4 Ao.
a) Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.
b) Tính khối lượng phân tử của gen b. Biết khối lượng phân tử trung bình của 1 nuclêôtit là 300 ĐVC.
c) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
2. Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE · FGH
Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên NST; (·): tâm động.
Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE · FG
- Xác định dạng đột biến.
- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?
Câu 6: 
1. Tại sao trong cùng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh?
2. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ?
3.Ở một người có huyết áp là 120 / 80, em hiểu điều đó như thế nào?
Câu 7: Bằng kiến thức đã học hãy giải thích một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh tật di truyền ở người. 
Câu 8: Một con gia cầm đẻ được 16 trứng nhưng chỉ có 75% số trứng được nở ra. Số hợp tử hình thành gia cầm con có chứa 936 NST. Số tinh trùng tham gia thụ tinh với số trứng trên có chứa 292500 NST, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 0,2%.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài trên và cho biết đó là loài nào? 
b. Xác định số trứng được thụ tinh nhưng không nở và số NST có trong các trứng đó?
c. Xác định số trứng không được thụ tinh và số NST có trong các trứng đó?
Đ/a
Câu 1 
1
Cơ chế giúp duy trì ổn định vật liệu DT
- Ở các loài sinh sản vô tính: Nhờ cơ chế nguyên phân .
- Ở các loài sinh sản hữu tính: kết hợp của 3 cơ chế NP, GP và TT 
2
- Hoạt động tiếp hợp và TĐC ở kỳ đầu I ..
- hoạt động PLĐL ở kỳ sau I 
Câu 2
* Tổng số tinh trùng được tạo ra
- 1 tinh bào bậc 1 GP -> 4 tinh trùng=> 100 tinh bào có 400 tinh trùng.
* Tỷ lệ trinh trùng ab
- Xét riêng cặp NST Aa
+ 98 TB GP bình thường cho 196 tinh trùng A, 196 tinh trùng a
+ 2 TB xảy ra rối loạn GP I cho 4 tinh trùng chứa cả A và a (Aa) và 4 tinh trùng không chứa cả A và a ký hiệu (0)
 => Tỷ lệ tinh trùng về cặp NST này là: 0,49A : 0,49 a : 0,01Aa: 0,01 O ..
- Cặp NST Bb GP bình thường cho 2 laoij tinh trùng với tỷ lệ: 0,5 B: 0,5 b
- Tỷ lệ tinh trùng ab: 0,49 a X 0,5b = 0,245
( học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm)
Câu 3: - Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của 1 cơ thể nào đó là TC hay không TC.
	- VD: ở đậu Hà Lan; A: hạt vàng; a: hạt xanh; B: hạt trơn; b: hạt nhăn.
	- Cho đậu vàng trơn lai với đậu xanh nhăn (lặn) mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai TChủng.
	- Ngược lại nếu con lai xuất hiện từ 2 kiểu hình trở lên chứng tỏ cây mang lai không TChủng.
Sơ đồ minh hoạ:
	- Nếu cây vàng trơn TC: AABB
	- P: AABB x aabb
	GP: AB	ab
	F1: 	AaBb ( 100% vàng trơn )
	- Nếu cây vàng trơn không TC: AABb, AaBB, AaBb
	- P: AABb x aabb
	GP: AB, Ab 	ab
	F1: 	AaBb và A abb( vàng trơn và vàng nhăn )
	- P: AaBB x aabb
	GP: AB, aB 	ab
	F1: 	AaBb và aaBb( vàng trơn và xanh trơn )
	- P: AaBb x aabb
	GP: AB,Ab aB,ab	 ab
	F1: 	AaBb , A abb , aaBb , aabb( vàng trơn, vàng nhăn, xanh trơn, xanh nhăn )
Câu 4: 
 a. - NST kép: gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, / hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
 - Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, / 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Sự khác nhau:
NST kép
Cặp NST tương đồng
- Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động
 - Gồm 2 NST đồng dạng
 - Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ
 - Có 2 nguồn gôc: 1 từ bố, 1 từ mẹ
- 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất
 - 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau
b/ - Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.
- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).
Câu 5: 
a) Dạng đột biến:
 - Chiều dài tăng thêm 3,4 A0 ® tương ứng 1 cặp nuclêôtit.
 - Chiều dài gen b hơn gen B ® đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.
b) Khối lượng phân tử gen b:
 - Đổi 0,51 mm = 5100 A0
 - Chiều dài gen b: 5100 + 3,4 = 5103, 4 A0
 - Số nuclêôtit của gen b: nuclêôtit
 - Khối lượng phân tử gen b: 300 x 3002 = 900.600 đvc
c) Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
2 - Dạng đột biến: Do đột biến mất đoạn mang gen H ® kiểu đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn.
 - Hậu quả: ở người, mất đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể thứ 21 gây bệnh ung thư máu.
Câu 6
1. Trong cúng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh vì:
- Cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu đòi hỏi nhiều ô xi.
- Cường độ trao đổi chất mạnh vì diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường lớn so với khối lượng cơ thể, nên có sự mất nhiệt nhiều.
2. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương mmHg / cm2
 - Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm
3. Huyết áp là 120 / 80 là cách nói tắt được hiểu:
 + Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất co )
 + Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất giãn )
 Đó là người có huyết áp bình thường.
Câu 7: Nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh di truyền ở người 
a/ Tác động của môi trường và ô nhiễm của môi trường sống :
Đây là nguyên nhân quan trọng và phổ biến. Có rất nhiều nguồn ô nhiễm gây tác hại. Song, có thể khái quát các yếu tố sau:
- Các chất phóng xạ tạo ra từ các vụ nổ do thử vụ khí hạt nhân. Các chất này đi vào khí quyển rồi phát tán qua môi trường sống
- Các chất thải hóa học do hoạt động công nghiệp và do con người gây ra như chạy máy nổ, đốt cháy...
- Các chất thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đặc biệt là chất độc hóa học mà Mĩ rải xuống Miền Nam nước ta gây hậu quả lâu dài
- Các chất trên phát tán ra môi trường rồi xâm nhập vào cơ thể người qua không khí, nước uống, thực phẩmtrở thành các tác nhân gây đột biến và tạo ra các bệnh di truyền
b/ Hiện tượng hôn phối gần: Sự kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc, làm cho các gen đột biến lặn có hại được có điều kiện tổ hợp lại thành các kiểu gen đồng hợp lặn gây bệnh di truyền ở đời sau
c/ Sinh con ở tuổi quá lớn: Bố, mẹ sinh con ở tuổi quá cao, con dễ mắc bệnh di truyền hơn bình thường là do các yếu tố gây đột biến trong cơ thể bố, mẹ trong một thời gian dài trước đó bây giờ có điều kiện tác động với nhau để tạo kiểu gen gây hại ở con
Câu 8: a. - Số hợp tử hình thành = Số trứng được nở ra = 75% . 16 = 12 (hợp tử) 
 - Bộ NST lưỡng bội 2n của loài trên là: 936 : 12 = 78 (NST) => Đây là loài gà
b. – Số tinh trùng tham gia thụ tinh: 292500: (78:2) = 7500 (tinh trùng)
 - Số trứng được thụ tinh = Số tinh trùng được thụ tinh = 0,2% x 7500 = 15 (trứng)
 - Số trứng được thụ tinh nhưng không nở = 15 - 12 = 3 (trứng)
 - số NST có trong các trứng được thụ tinh nhưng không nở = 3 x 78 = 234 (NST) 
c. - Số trứng không được thụ tinh = 16 – 15 = 1 (trứng)
 - số NST có trong các trứng không được thụ tinh = 1 x 39 = 39 (NST) 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_sinh_9.doc