Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Năm Trực

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 698Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Năm Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Năm Trực
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
HUYỆN NAM TRỰC
-------------------
Đề chính thức
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC : 2015 – 2016
Môn: Sinh học 
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề thi gồm 2 trang)
Câu 1. (3,5 đ)
	Ở một loài thực vật, cho giao phấn hai cây thuần chủng thân cao, hoa vàng với thân lùn, hoa đỏ thu được thế hệ F1 100% thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được ở F2 gồm 4 kiểu hình có tỉ lệ 56,25% thân cao, hoa đỏ: 18,75% thân cao, hoa vàng: 18,75% thân lùn, hoa đỏ: 6,25% thân lùn, hoa vàng. 
	a. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Trong số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 thì tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ không thuần chủng là bao nhiêu? 
	c. Trình bày nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen?
	Biết mỗi cặp gen qui định 1 tính trạng. 
Câu 2. (4,5 đ) 
	Một cặp bố mẹ bình thường đã sinh một con gái mắc bệnh Tớcnơ. Họ thắc mắc không hiểu vì sao? 
Dựa vào kiến thức đã học em hãy giúp cặp vợ chồng trên hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế hình thành bệnh.
Vẽ sơ đồ cơ chế hình thành bệnh trên.
Bệnh Tớcnơ thuộc dạng biến dị nào em đã học, xác định bộ NST của người con gái mắc bệnh đó.
Câu 3. (4 đ)
	Một gen có chiều dài 0,255 trong đó số nucleotit loại xitôzin là 150. 
Tính khối lượng phân tử của gen. Biết khối lượng trung bình của một nucleotit là 300 đơn vị C.
Tìm số lượng và tỉ lệ % mỗi loại nucleotit của gen.
Trên mạch 1 của gen có 240 nucleotit loại Timin. Loại Xitôzin chiếm 10% số nucleotit của mạch. Xác định số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch đơn của gen?
Câu 4. (3,5 đ)
	a. Hiện tượng di truyền liên kết là gì?	
b. So sánh kết quả lai phân tích trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng?
Câu 5. (3 đ)
	Hai hình vẽ sau mô tả giai đoạn phân bào của 2 tế bào ở hai loài sinh vật. Biết rằng không xảy ra đột biến, 4 nhiễm sắc thể đơn ở mỗi nhóm đang phân li về mỗi cực của tế bào. Các chữ cái kí hiệu cho các nhiễm sắc thể.
Loài 1
Loài 2
Em hãy cho biết:
a. Mỗi tế bào đó đang ở kì nào của quá trình phân bào nào? Giải thích.
b. Xác định bộ NST lưỡng bội của 2 loài trên.
Câu 6. (1,5 đ) 
	Sơ đồ phả hệ sau theo dõi một bệnh hiếm gặp ở người do một gen trên NST thường qui định.
	Hãy biện luận xác định kiểu gen của mỗi người trong gia đình trên? I
II
III
Nữ bình thường
Nữ bị bệnh
Nam bình thường
Nam bị bệnh
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
Chú thích:
____________________________
Họ và tên thí sinh:.Giám thị 1:.
Số báo danh:..Giám thị 2:.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học : 2015 – 2016
Môn: Sinh học
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. Theo đề: mỗi gen qui định 1 tính trạng
Xét chiều cao thân:
F2 phân li tỉ lệ =
Theo qui luật phân li => thân cao là trội hoàn toàn so với thân lùn
Qui ước: Gen A: thân cao ; gen a: Thân lùn
F2 phân li tỉ lệ 3:1 => Kiểu gen F1: Aa x Aa (1)
Xét màu hoa:
F2 phân li: =
Theo qui luật phân li => hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa vàng
Qui ước: Gen B: Hoa đỏ ; Gen b: hoa vàng
F2 phân li tỉ lệ 3:1 => Kiểu gen F1: Bb x Bb (2)
Từ (1) và (2) suy ra F1 dị hợp 2 cặp gen.
Xét sự di truyền chung:
Ta có (3 thân cao: 1 thân lùn) (3 hoa đỏ: 1 hoa vàng) = 9 thân cao, hoa đỏ: 3 thân cao, hoa vàng: 3 thân lùn, hoa đỏ: 1 thân lùn, hoa vàng (phù hợp với tỉ lệ bài ra)
Vậy 2 tính trạng di truyền độc lập với nhau.
Và P thuần chủng nên:
- P Thân cao, hoa vàng có kiểu gen là: AAbb
 - P Thân lùn, hoa đỏ có kiểu gen là: aaBB
Sơ đồ lai:
 P: AAbb x aaBB
 GP: Ab aB
 F1: KG: AaBb
 KH: toàn thân cao, hoa đỏ
 F1xF1: AaBb x AaBb
 GF1: AB; Ab; aB; ab AB; Ab; aB; ab
 F2: TLKG: 1 AABB: 2AABb: 2AaBB: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
 TLKH: 9 thân cao, hoa đỏ: 3 thân cao, hoa vàng: 3 thân lùn, hoa đỏ: 1 thân lùn, hoa vàng.
0,25
0,25
0,5
1,0
b. Thân cao, hoa đỏ không thuần chủng = AaBb+AaBB+AABb = 
0,5
c. Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
1,0
2
a. Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí, hóa học của môi trường ngoài và do quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào bị rối loạn, do tế bào bị lão hóa.
- Cơ chế hình thành:
+ Trong giảm phân: 1 bên cơ thể bố hoặc mẹ có cặp NST giới tính không phân li tạo giao tử (n – 1) không mang NST giới tính.
+ Quá trình thụ tinh giữa giao tử (n – 1) với giao tử n bình thường mang NST giới tính X tạo hợp tử(2n – 1) chỉ mang 1 NST giới tính X. Hợp tử nguyên phân phát triển thành người bị bệnh Tớcnơ.
1,0
0,5
0,5
b. Sơ đồ
P: XX x XY
GP: XX, O X, Y
F1: XXX : OX : XXY : OY
 (Tớcnơ)
P: XX x XY
GP: X XY, O
F1: XXY : OX
 (Tớcnơ)
(Học sinh giải thích cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
HS chỉ vẽ 1 sơ đồ cho nửa số điểm)
1,0đ
c. - Người con gái mắc bệnh Tơc nơ, do đột biến số lượng nhiễm sắc thể dạng thể dị bội. Trong tế bào sinh dưỡng chỉ có 1 NST giới tính X.
- Bộ NST của người con gái Tơc nơ: 2n – 1= 45 (NST)
0,75đ
0,75đ
3
Tổng số nucleotit của gen:
N= 1500 (nu)
Khối lượng phân tử của gen là:
M= 1500 300 =45.104 (đv.C)
0,5
0,5
Theo NTBS: A=T ; G= X
Từ đề G = X = 150 (nu). Do đó A=T== 600 (nu)
Vậy số lượng mỗi loại nucleotit của gen A = T = 600 (nu)
 G = X = 150 (nu)
Tỉ lệ % mỗi loại nucleotit của gen:
%G= %X = x 100% = 10% ; %A = %T = 50% - 10% = 40%
1,0
1,0
Theo đề: T1 = 240 (nu)
Theo NTBS: T1=A2= 240 (nu)
Lại có A1=T2= A –A2 = 600 – 240 = 360 (nu)
Mặt khác %X1 =10%. Nên X1 = 10% = 75 (nu)
 X1 = G2 = 75 (nu)
G1 = X2 = G – G2 =150 – 75 =75 (nu)
Do đó số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch đơn của gen:
A1 = T2 = 360 (nu) G1 = X2 =75 (nu)
X1 = G2 =75 (nu) T1 = A2 = 240 (nu)
0,5
0,5
4
a. Hiện tượng di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm các tính trạng di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen nằm trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
1,0
b.
0,25
1,5
0,25
0,5
Phân li độc lập
Di truyền liên kết
Ở cà chua:
Gen A: Thân cao
Gen a: Thân thấp
Gen B: Quả đỏ
Gen b: Quả vàng
Lai phân tích
P: AaBb x aabb
GP: AB; Ab; aB; ab ab
FB: KG: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
KH: 1 cao,đỏ: 1 cao,vàng: 1 thấp, đỏ: 1 thấp, vàng
Ỏ thỏ:
Gen A: Lông đen
Gen a: Lông trắng
Gen B: Lông dài
Gen b: Lông ngắn
Lai phân tích
P: x 
GP: AB; ab ab
FB: KG: 1 : 1 
KH: 1 đen, dài: 1 trắng, ngắn
- Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình đời con là 1:1:1:1
- Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
- Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình đời con là 1:1
- Không tạo ra hay hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
5
a. 
- Tế bào loài 1: Ở tế bào 1 có 4 NST đơn đang phân li về mỗi cực, trong đó A~a và B~b là 2 cặp NST đồng dạng (tương đồng). Do vậy tế bào loài 1 đang ở kì sau của nguyên phân
- Tế bào loài 2: Ở tế bào 2 có 4 NST đơn kí hiệu M, n, c, D đang phân li về mỗi cực, 4 NST này khác nhau về cấu trúc. Do đó tế bào loài 2 đang ở kì sau của giảm phân 2
(Nếu HS không giải thích chỉ nêu kì và quá trình phân bào chỉ cho nửa số điểm)
b. 
- Bộ NST lưỡng bội của loài 1: 2n = 4 (NST) 
- Bộ NST đơn bội của loài 2: n = 4 (NST) Bộ NST lưỡng bội của loài 2: 2n = 8 (NST)
1,0
1,0
0,5
0,5
6
- Bố mẹ I1 và I2 bình thường nhưng sinh con II3 bị bệnh nên bệnh do gen lặn qui định( Hoặc HS nêu tính trạng bình thường là trội hoàn toàn so với tính trạng bị bệnh vẫn cho điểm)
 Qui ước Gen A: bình thường
 Gen a: Bị bệnh
0,25
- Biện luận:
Vì bệnh do gen lặn qui định nên người II3 có kiểu gen aa, nhận 1 gen a từ bố và 1 gen a từ mẹ => Người I1 và I2 có kiểu gen Aa
0,5
- Người III6 bị bệnh nên có kiểu gen aa, nhận 1 gen a từ bố và 1 gen a từ mẹ => Người II4; II5 có kiểu gen Aa
0,5
Người III7 bình thường có kiểu gen AA và Aa.
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_dap_an_HSG_Sinh_9_huyen_Nam_Truc_nam_hoc_2015_2016.doc