Phòng gd & đt thanh ba đề thi học sinh giỏi năng khiếu Trường thcs đỗ xuyên môn sinh học 6 Năm học 2009 – 2010 Người ra đề: Nguyễn Văn Tuân Câu 1: Mô tả thí nghiệm lá cây xanh có khả năng chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng? và rút ra kết luận qua thí nghiệm? Câu 2: Thực vật ở cạn và thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm nào giúp chúng thích nghi trong điều kiện đó? Câu 3: Vai trò của thực vật đối với nguồn nước và việc hạn chế hạn hán, lũ lụt? Câu 4: Hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn? Dinh dưỡng của vi khuẩn? Thế nào là kí sinh và hoại sinh? Xác nhận của Hiệu trưởng Phòng gd & đt thanh ba đáp án chấm đề thi học sinh giỏi năng khiếu Trường thcs đỗ xuyên môn sinh học 6 Năm học 2009 – 2010 Câu1: ( 2 điểm ) Lấy giấy đen bịt kín 2 mặt một lá của cây khoai lang đang trồng nơi có nắng 2 ngày Dùng băng giấy đen bịt kín 2 mặt phần giữa của lá thí nghiệm khoảng từ 8 đến 10 giờ Ngắt lá thí nghiệm, lột giấy đen rồi cho vào cốc đựng cồn 90 độ, đun cách thuỷ cho đến khi lá không còn màu xanh. Gắp lá ra, rửa sạch cồn, đặt lá lên một viên gạch men trắng, nhỏ dung dịch iốt vào lá. Kết quả: Phần lá không bịt có màu xanh tím Kết luận qua kết quả thí nghiệm: Dưới ánh sáng lá cây chế tạo tinh bột. Câu 2: ( 2,5 điểm) Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện các lục địa mới xuất hiện, diện tích đất liền mở rộng Để thích nghi với môi trường trên cạn, cơ thể thực vật đã phân hoá thành rễ, thân, lá và có mạch dẫn ( trừ rêu ) Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện khí hậu tiếp tục thay đổi, trở nên khô hơn do Mặt Trời chiếu sáng liên tục, thực vật hạt trần nguyên thuỷ dần dần bị chết. Đặc điểm tiến hoá của ngành hạt kín hơn hẳn so với thực vật trước nó, đã tạo điều kiệncho chúng chiếm ưu thế trong giới thực vật về số lượng và sự phân bố, thích nghi với mọi điều kiện sống. Câu 3: ( 2,5 điểm) Vai trò của thực vật đối với nguồn nước: Thực vật giữ nguồn nước ngầm, làm hạn chế ngập lụt, hạn hán. Hệ rễ của cây hấp thu nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất; lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành suối, sông góp phần tránh được hạn hán. Nhờ có tác dụng giữ nước của rễ, cây xanh che chắn dòng chảy do mưa lớn gây ra góp phần hạn chế lũ lụt trên Trái Đất. Vai trò của thực vật đối với hạn chế lũ, lụt, hạn hán: - Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán. Câu 4: ( 3 điểm) * Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: Hình que, hình cầu, hình phẩy, hình xuắn * Vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ và có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi. Tế bào có vách bọc, bên trong là vách tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh. Dinh dưỡng của vi khuẩn: Vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số ít vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống, đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn sống nhờ vào chất hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng ( Kí sinh hoặc hoại sinh). Vi khuẩn kí sinh là vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác. Vi khuẩn hoại sinh là vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn ( Xác động thực vật) --------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: