Đề thi học sinh giỏi năm học 2014-2015 môn: Vật lý 8

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1373Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi năm học 2014-2015 môn: Vật lý 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi năm học 2014-2015 môn: Vật lý 8
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH THÙY
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Vật lý 8
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (6 điểm):
1.Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu, người ấy đi với vận tốc v1= 20km/h. Trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc v2= 10km/h, cuối cùng người ấy đi với vận tốc v3= 5km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB.
2. Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB với vận tốc dự địnhv1= 12km/h. Nếu người đó tăng vận tốc thêm 3km/h thì đến sớm hơn thời gian dự định là 1h.Tìm quãng đường AB và thời gian dự định để đi hết quãng đường AB. 
Câu 2 (5 điểm):
 Một khối thủy tinh có dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước: dài 30cm, rộng 20cm, cao 15cm. Mặt trên có một hốc rỗng cũng có dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước: dài 25cm, rộng 15cm, cao 10cm. Thả nhẹ khối thủy tinh vào nước thì thấy nó nổi. Cho biết trọng lượng riêng của thủy tinh là 14000N/m3, của nước là 10000N/m3
 a) Tính chiều cao phần nổi của khối thủy tinh.
 b) Rót vào trong hốc rỗng lượng nước cao bao nhiêu thì khối thủy tinh bắt đầu chìm?
Câu 3(4 điểm): 
 Một người công nhân dùng một tấm ván đẩy một bao cát có khối lượng 50kg lên một độ cao cách mặt đất 1,2m. 
 1. Tính chiều dài của tấm ván sao cho người công nhân đó chỉ cần tạo lực đẩy bằng 200N để đưa bao cát lên độ cao như mong muốn .Giả sử ma sát giữa bao cát và mặt ván là không đáng kể
 2. Trong thực tế ma sát trên luôn luôn tồn tại do vậy hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 75%.Tính lực ma sát tác dụng vào bao cát.
Câu 4 (5 điểm):
 Chỉ có ba cục đồng A, B và C có dạng khối lập phương, kích thước như nhau. Cục A có nhiệt độ 2000 C, cục B và cục C có nhiệt độ 00 C. Hỏi có cách nào làm cho nhiệt độ của cục A thấp hơn nhiệt độ của hai cục kia không? 
 a) Nêu phương án thực hiện.
 b) Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Tính nhiệt độ cuối cùng của A, B và C sau khi làm theo cách trên.
-------Hết----------
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA BGH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: VẬT LÝ 8
Câu1
ý
Hướng dẫn chấm
Thang điểm
1
3đ
Gọi S là chiều dài đoạn đường AB; t1 là thời gian đi nửa đầu đoạn đường; t2 là thời gian đi nửa đoạn đường còn lại. 
Ta có: t1 = 
Thời gian người ấy đi với vận tốc v2 là: .
Đoạn đường đi được tương ứng với thời gian này là: S2= v2. 
Thời gian đi với vận tốc v3 cũng là . 
Đoạn đường đi được tương ứng: S3= v3. 
Theo đầu bài ta có: S2 + S3 = hay v2. + v3. = 
Thời gian đi hết quãng đường: t = t1 + t2= +=
Vận tốc trung bình trên cả quãng đường AB là: 
vtb= km/h. Vậy vtb = 10,9 km/h.
0.25
0.25
0.25
0.25
0. 5
0. 5
0. 5
0. 5
2
3đ
( biết v1= 12km/h; v2= v1 + 3(km/h)
Gọi thời gian đi hết quãng đường: t
-Nếu thời gian đi với vận tốc v1 thì quãng đường người đó đi được là: S1 = v1.t (1)
-Nếu người đó tăng thêm 3km/h thì quãng đường người đó đi được là: S2 = v2.t” 
Suy ra: 
S2 = (v1+ 3)(t-1) (2)
Theo bài rat ta có S1 = S2 (3)
Thay (1), (2) vào (3) ta được
 v1.t = (v1+ 3)(t-1)
giải ra được t =5h
quãng đườngS= v1.t =60km/h
đáp số: t =5h; S= 60km/h
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
a
-Học sinh tóm tắt và đổi được đúng đơn vị 
Tính được thể tích thủy tinh: V= 0,3.0,2.0,15 – 0,25.0,15.0,1= 0,00525m3.
Tính được trọng lượng vật: P= 14000. 0,00525= 73,5N.
Do vật nổi nên FA= P=73,5N.
Chiều cao phần thủy tinh chìm trong nước là: 
Vậy phần thủy tinh nổi cao: 15- 12,25= 2,75cm
0,5
0.5
0.5
0.5
1
b
Khi bắt đầu chìm thì 
Do đó: P’= 90N.
Tính được trọng lượng nước rót vào là Pn= 90- 73,5= 16,5N
Chiều cao cột nước rót vào là: 
0.5
0.5
0.5
0.5
3
a
2đ
Từ công thức về định luật về công ta suy ra chiều dài của mpn là: 
P/F =h/l suy ra l = F.h/P
Hay l= 500.1,2/200= 3(m)
1,5
b
2đ
Công có ích là: Aci = 500.1,2 = 600(J)
Công toàn phần:Atp = (Aci . 100%) :H =(600.100%) :75% = 800(J)
Công hao phí: Ahp = Atp - Aci= 800- 600= 200(J)
Lực ma sát là: Ahp = Fms.l 
 suy ra Fms= Ahp/l =200/3 = 66,67(N)
2,5
4
a
-Học sinh tóm tắt 
Kí hiệu khối lượng mỗi cục đồng là m, nhiệt dung riêng là c
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: 
Đem cục A áp váo cục B. Gọi nhiệt độ của hai cục khi cân bằng là t1 
Bước 2:
Đem cục A áp váo cục C thì A truyền nhiệt cho C. Gọi nhiệt độ của 2 cục này khi cân bằng là t2
Bước 3: 
Đem cục B áp vào cục C, nhiệt độ cân bằng của 2 cục này khi cân bằng là t3
0,25
0. 5
0. 5
0.5
b
- Khi cục A áp vào cục B, ta có phương trình:
mc (200 – t1) = mc (t1 - 0)
 t1 = 1000c 
- Khi cục A áp vào cục C, ta có phương trình:
mc(100 – t2) = mc (t2 - 0)
 t2 = 500C
- Khi đem cục B áp vào cục C, ta có phương trình
mc(t1 – t3) = mc(t3 – t2)
 100 – t3 = t3 – 50
 t3 = 750C
- Sau quá trình truyền nhiệt như trên nhiệt độ của cục A là t2 = 50, nhiệt độ của cục B và C là t3 = 750C
Đáp số: t3 = 750C
1
1
1
0.25
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docOlympic ly 8 20142015TT.doc