PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM THAO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3điểm). Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế em hãy: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? Sự phân bố dân cư như vậy gây ra những khó khăn gì cho sự phát triển của đất nước? Trình bày đặc điểm việc sử dụng lao động ở nước ta? Câu 2: (5điểm). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam em hãy: Lập bảng số liệu thể hiện diện tích và sản lượng lúa của nước ta trong các năm 2000, 2005 và 2007? Hãy nhận xét bảng số liệu trên và giải thích nguyên nhân? Phân tích đặc điểm ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm? Câu 3: (3điểm). Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ? Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng duyên hải nam trung bộ? Câu 4: (4điểm). Căn cứ vào kiến thức đã học và Atlat địa lí: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế của vùng đồng bằng Sông Hồng? Câu 5: (5điểm). Cho bảng số liệu sau: Khối lượng hàng hóa được vận chuyển thông qua các cảng biển của nước ta do trung ương quản lí: (Đơn vị: Nghìn tấn) Năm Loại hàng 2000 2003 2005 2007 Tổng số 21903 34019 38328 46247 - Hàng xuất khẩu 5461 7118 9916 11661 - Hàng nhập khẩu 9293 13575 14859 17856 - Hàng nội địa 7149 13326 13553 16730 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa thông qua các cảng biển trong giai đoạn 2000-2007? Dựa vào bảng số liệu trên em hãy nhận xét về sự thay đổi khối lượng hàng hóa vận chuyển từ 2000-2007? Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 (3đ) 2 (5đ) a1. Đặc điểm phân bố dân cư: Dân cư nước ta phân bố không đều và chưa hợp lí: *. Tập trung ở đồng bằng, ven biển và thưa ở miền núi, cao nguyên: + Ở đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ nhưng tập trung tới ¾ dân số nên mật độ cao. Ví dụ: Năm 2006: Đồng bằng sông Hồng có tới 1225 người/Km2. + Ở miền núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng dân số chỉ chiếm ¼ nên mật độ thấp. Ví dụ: Năm 2006: Vùng núi Tây Bắc 69 người/Km2. *. Tập trung đông ở vùng nông thôn và ít ở thành thị: Năm 2005: - Ở nông thôn chiếm 73,1% - Ở thành thị chỉ chiếm 26,9% *. Phân bố không đều giữa miền Nam với miền Bắc, giữa các tỉnh thành trong cùng một vùng lãnh thổ. a2. Ảnh hưởng của việc phân bố dân cư không đều và chưa hợp lí: *. Gây khó khăn cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và khai thác tài nguyên ở mỗi vùng. + Ở đồng bằng: Thiếu việc làm nên gây sức ép đến tài nguyên môi trường. + Ở miền núi và cao nguyên: Thiếu lao động để khai thác tài nguyên gây lãng phí. b. Đặc điểm sử dụng lao động ở nước ta: *. Cơ cấu lao động nước ta phân bố chưa đều trong các nhóm ngành: - Tập trung đông ở nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp: Năm 2006: 57,3% - Ít ở nhóm ngành công nghiệp – xây dựng: 18,2%; dịch vụ: 24,5%. *. Cơ cấu lao động nước ta chênh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị: - Nông thôn: Chiếm 75% - Thành thị: Chiếm 25% *. Sử dụng lao động nước ta ngày càng tăng: - Năm 1991: Có 30,1 triệu lao động có việc làm - Đến năm 2005: Có 42,53 triệu lao động có việc làm *. Cơ cấu sử dụng lao động trong các nhóm ngành có sự thay đổi phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: - Giảm tỉ lệ lao động ở nhóm: Nông – lâm – ngư nghiệp. - Tăng tỉ lệ lao động ở nhóm: Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19: a. Lập bảng số liệu: Bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta trong giai đoạn 2000, 2005 và 2007: Năm Diện tích và sản lượng 2000 2005 2007 Diện tích (nghìn ha) 7666 7329 7207 Sản lượng(nghìn tấn) 32530 35832 35942 b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân: *. Nhận xét: Từ năm 2000 -> 2007: Diện tích và sản lượng lúa nước ta có sự thay đổi: - Diện tích: Liên tục giảm: Từ 7666 nghìn ha xuống còn 7207 nghìn ha (Giảm 459 nghìn ha) - Sản lượng lúa tăng: Từ 32530 triệu tấn lên 35942 triệu tấn (tăng 3412 nghìn tấn). *. Giải thích: - Diện tích trồng lúa giảm vì: Trong quá trình đổi mới nên một số diện tích đất bị lấy để xây dựng khu công nghiệp, cắt đất thổ cư, mở rộng hệ thống giao thông. - Sản lượng lúa tăng vì: Áp dụng nhiều biện pháp khoa học tiên tiến như: Xây dựng hệ thống thủy lợi, dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh, áp dụng nhiều giống lúa mới năng xuất cao, sử dụng máy móc c. Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: - Là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. - Cơ cấu ngành đa dạng: Gồm 3 phân ngành sau: + Chế biến sản phẩm trồng trọt: Xay sát, sản xuất đường, rượu bia, chế biến chè, cà phê, thuốc lá. + Chế biến sản phẩm chăn nuôi: Chế biến thịt, trứng, sữa + Chế biến thủy sản: Làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh. - Phân bố rộng khắp các tỉnh trong cả nước nhưng tập trung nhiều ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Cần Thơ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 1đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.5đ 3 (3đ) a. Ý nghĩa của trồng rừng ở Bắc Trung Bộ là: Trồng rừng có ý nghĩa to lớn đối với sản xuất và đời sống dân cư của vùng vì: - Trồng rừng trên vùng đồi núi: Tăng độ che phủ đất, giữ đất, hạn chế lũ quét, giảm bớt tính thất thường của chế độ nước sông ngòi. - Trồng rừng ở vùng ven biển: Chắn gió, hạn chế nạn cát lấn, bảo vệ bờ biển, tạo môi trường cho các loài sinh vật biển. - Góp phần làm giảm tác hại của bão lũ, gió phơn Tây Nam khô nóng, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất và sinh hoạt, bảo vệ tính đa dạng sinh vật. b. Dựa vào Atlat trang 18 và 20: Du lịch là thế mạnh của Duyên hải Nam Trung Bộ vì: + Tài nguyên du lịch tự nhiên: - Tập trung nhiều bãi biển đẹp của cả nước: Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đại lãnh, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Cà Ná, Mũi Né (Bình Thuận). - Có các thắng cảnh nổi tiếng: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà (TP Đà Nẵng), Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất của thế giới) - Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận), khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm (Quảng Nam đã được UNESCO công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên của thế giới vào năm 2009) - Nước khoáng Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận) + Tài nguyên du lịch nhân văn: - Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) - Di tích lịch sử, cách mạng. lễ hội truyền thống: Ba Tơ (Quảng Ngãi), lễ hội katê (Ninh Thuận). lễ hội Tây Sơn (Bình Định), lễ hội Tháp Bà (Khánh Hòa) + Khí hậu duyên hải nam trung bộ có lượng mưa trung bình năm thấp, bầu trời quanh năm chan hòa ánh nắng, nhất là ở các tỉnh cực nam của vùng, rất thích hợp để phát triển du lịch biển đảo. + Vị trí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, có các sân bay lớn: Đà nẵng, Nha Trang và nhiều cảng biển: Đà Nẵng (TP Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa) thuận lợi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.oàhoaf 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 4 (4đ) *. Những thuận lợi: - Đất trồng: Đất phù sa sông Hồng là tài nguyên quý giá nhất của vùng, 70% diện tích đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình. - Khí hậu nhiệt đới gió ẩm có mùa đông lạnh, có điều kiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. - Tài nguyên nước phong phú của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, nguồn nước dưới đất khá dồi dào và có chất lượng tốt. - Bờ biển dài hơn 400km, có điều kiện để sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, du lịch, giao thông vận tải biển. Vùng biển có các bãi tôm, bãi cá thuận lợi cho việc khai thác, các đảo có giá trị du lịch, nuôi đặc sản. - Khoáng sản: Có trữ lượng quan trọng về đá vôi, sét cao lanh, than nâu là cơ sở để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng. - Cảnh quan du lịch đa dạng: Bãi biển Đồ Sơn (Hải Phòng), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), Cúc Phương (Ninh Bình), thắng cảnh Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoa Lư, Tam Cốc, Bích Động (Ninh Bình) là thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng *. Những khó khăn: - Thời tiết biến động thất thường, thường xảy ra bão. Lũ lụt, hạn. Mùa đông thường có sương muối, rét hại. - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở một số vùng bị suy thoái. - Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp, khả năng mở rộng rất hạn chế 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 1đ 5 (5đ) a. Bảng xử lí số liệu: (%) Năm Loại hàng 2000 2003 2005 2007 Tổng số 100 100 100 100 - Hàng xuất khẩu 24,9 20,9 25,8 25,2 - Hàng nhập khẩu 42,4 39,9 38,8 38,6 - Hàng nội địa 32,7 39,2 35,4 36,2 b. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ miền. (Vẽ chính xác, khoa học, đẹp) c. Nhận xét: *. Từ năm 2000-2007: Khối lượng hàng hóa được vận chuyển thông qua các cảng biển do trung ương quản lí đều tăng: + Tổng số khối lượng tăng từ 21903 nghìn tấn (năm 2000) lên 46247 nghìn tấn (năm 2007): Tăng 24344 nghìn tấn. Trong đó: - Hàng xuất khẩu tăng từ 5461 nghìn tấn lên 11661 nghìn tấn (tăng 6200 nghìn tấn) - Hàng nhập khẩu: Tăng từ 9293 nghìn tấn lên 17856 nghìn tấn (tăng 8563 nghìn tấn) - Hàng nội địa: Tăng từ 7149 nghìn tấn lên 16730 nghìn tấn (tăng 9581 nghìn tấn) + Tốc độ tăng của các nhóm hàng khác nhau. Trong đó: - Hàng nội địa tăng nhanh nhất gấp 2,34 lần so với năm 2000 - Hàng xuất khẩu đứng thứ hai tăng gấp 2,13 lần so với năm 2000 - Hàng nhập khẩu có tốc độ tăng thấp nhất 1,92 lần so với năm 2000 1đ 3đ 1đ
Tài liệu đính kèm: