PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS ĐỖ ĐỘNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của câu thơ sau " Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Câu 2: (6 điểm) Đọc truyện sau: Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về “sự bình yên”. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mĩ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút, kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai. Đồng chí nêu suy nghĩ của mình qua truyện trên? Câu 3: (10 điểm) Bàn về bài thơ “Bếp lửa”của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: “Bài thơ biểu hiện một triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời .” Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên? ------------------------HẾT------------------------- TRƯỜNG THCS ĐỖ ĐỘNG Câu Yêu cầu cần đạt Thang điểm Câu 1 (4điểm) 1. Về hình thức: Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc. 2.Về nội dung: Đoạn văn chỉ ra đầy đủ và phân tích rõ giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ đã cho, từ đó làm rõ tài năng bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo để miêu tả cảnh: - Biện pháp nhân hoá; Quyên đã gọi hè -> âm thanh tiếng chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian - Biện pháp ẩn dụ: Lửa lưụ -> hoa lựu nở trong như những đốm lửa . - Chơi chữ: điệp âm phụ âm “l” (lửa lựu lập loè) kết hợp với cách sử dụng từ láy tượng hình “lập loè” -> gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló,lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng. -> Sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh. -> Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả, thanh bình. 1,0đ 0.5đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ 0,5đ Câu 2 (4điểm) Bài làm đảm bảo các ý sau: -Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội -Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu. -Bố cục: +MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vấn đề bình yên trong cuộc sống.. TB: + Khái quát nội dung câu chuyện để đi đến hai quan niệm về sự bình yên: Bình yên không ồn ào, không khó khăn, không sóng gió; Bình yên trong tâm hồn ngay cả khi đứng trước bão táp phong ba.. + Trình bày quan niệm của mình về sự bình yên: Bình yên là sự yên tĩnh, vững vàng trong tâm.. + Khẳng định: Cả hai quan điểm về sự bình yên như trong câu chuyện đều đúng. Nhưng bình yên thật sự là bình yên trong tâm hồn trước sóng gió cuộc đời + Biểu hiện của bình yên: Hiện thực của cuộc sống không phải lúc nào cũng là hồ nước yên ả, bầu trời trong xanh với những đám mây trắng mịn màng....người bình yên luôn vững vàng trong tâm..... (dẫn chứng) + Sự bình yên trong tâm giúp ta sống tự tin, sâu sắc, làm chủ được cuộc sống....(dẫn chứng) +Mặt trái của vấn đề KL: Cần tạo được cho bản thân sự bình yên trong tâm hồn 0,5đ 1,0đ 0,5đ 1,0đ 1,0đ 1,0đ 0,5đ 0,5d Câu 3 (12điểm) - Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận văn học: Phân tích+ chứng minh (kết hợp giải thích nhận xét) - Nội dung + Giải thích lời nhận định: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: là những người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, hay những kỉ niệm.....gắn bó sâu sắc với chúng ta. Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời: Trở thành điểm tựa, nguồn động lực, tiếp sức cho ta trên mỗi bước đường đời. + Phân tích bài thơ để chứng minh theo hai luận điểm: Trong bài thơ “Bếp lửa” những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người chính là bà, là bếp lửa, là những kỉ niệm với bà, với bếp lửa......(Có dẫn chứng+ phân tích) Bài thơ có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng. Bà với tình yêu thương, đức hi sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm áp, thân thiết.....là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin. Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên, là nơi nâng đỡ...... (Có dẫn chứng+ phân tích) Suy rộng ra, điều đã tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ chính là quê hương, đất nước. - Hình thức: Trình bày rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, không viết sai chính tả......... Bài làm phải đảm bảo các ý sau: Viết đúng kiểu bài nghị tổng hợp: chứng minh+ phân tích + giải thích Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu. Phạm vi kiến thức: Lấy dẫn chứng trong các tác phẩm văn xuôi từ lớp 6 đến lớp 9 phần văn học sau Cách mạng (truyện và kí...) Bố cục: 1,0đ 2,0 2,0đ 1,0đ 2,0đ 2,0 HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2014- 2015 Môn: Ngư văn Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản cần đạt được trong bài làm. Dựa vào thực tế bài làm của thí sinh để giám khảo cho điểm Khuyến khích bài làm có sáng tạo.
Tài liệu đính kèm: