Đề thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 9

doc 12 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6913Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 9
Câu 9: ( 3.0 điểm )
Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.
Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định :
Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?
Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?	
Câu 9 ( 3.0 điểm )
a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 :
 - Kiểu gen của P : AaBbDd ( Cao, muộn, dài ) x AABbdd ( cao, muộn, tròn )
0,5
 - Số kiểu gen ở F1 : 12
0,5
 - Tỉ lệ kiểu gen ở F1 : (1 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 1) = 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1
0,75
b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 :
 - Số loại kiểu hình ở F1 : 4
0,5
 - Tỉ lệ kiểu hình ở F1 : (1) ( 3 : 1 ) (1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1
0,75
Câu 2: Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói ADN chỉ có tính ổn định tương đối?
Đáp án
Điểm
* Cấu trúc hóa học của ADN.
 - ADN (axit đêôxiribônuclêic) được cấu tạo từ các nguyên tố chủ yếu là: C, H, O, N, P...
 - ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng phân tử lớn.
 - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
 - Một nuclêôtit gồm 3 thành phần: Axit phôtphoric H3PO4, đường đêôxiribô C5H10O4 và bazơnitric, trong đó bazơnitric là thành phần quan trọng nhất. Có 4 loại bazơnitric là A, T, G, X. Do các nuclêôtit chỉ khác nhau ở thành phần bazơnitric nên người ta dùng tên bazơnitric để gọi tên các nuclêôtit.
 - Thành phần, số lượng trật tự sắp xếp các đơn phân đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau từ đó quy định tính đa dạng cho sinh vật.
* Cấu trúc không gian của ADN.
 - Do Oatxơn và Cric công bố năm 1953.
 - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải.
 - Trên mỗi mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững giữa đường của nuclêôtit này với axit của nuclêôtit bên cạnh.
 - Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, trong đó một bazơnitric có kích thước lớn phải được bù bằng một bazơnitric có kích thước nhỏ. A đi với T bằng hai liên kết hiđrô, G đi với X bằng ba liên kết hiđrô. Do đó khi biết trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn này có thể suy ra trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn kia.
 - ADN xoắn có tính chất chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34A0, đường kính 20A0.
 - Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trưng cho loài.
* Tính ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối:
 - Cấu trúc ADN ổn định nhờ:
 + Trên hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững.
 + Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô có số lượng rất lớn.
 - Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì:
 + Liên kết hiđrô có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi khi cần liên kết hiđrô có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã.
 + ADN có khả năng đột biến (đột biến gen).
 + ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo thông tin di truyền mới.
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 5 : Bằng các kiến thức đã học hãy chứng minh con người cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị như các sinh vật khác. Có thể áp dụng hoàn toàn các phương pháp nghiên cứu di truyền, biến dị ở sinh vật vào nghiên cứu di truyền học người được không? Vì sao?
Câu 5
(1.0đ)
- Tuân theo quy luật di truyền : Qua nghiên cứu phả hệ có thể xác định
được tính trạng trội hay lặn, có liên kết với giới tính hay không 1 số tính trạng ở người di truyền theo đúng các quy luật di truyền của Men Đen; tuân theo quy luật DT liên kết, hoán vị gen
-Tuân theo quy luật biến dị:+ ở người cũng chịu tác động của thường biến.Ví dụ: Người sống ở đồng bằng lượng hồng cầu ít hơn so với sống ở vùng núi cao.Con người cũng chịu sự tác động của các tác nhân gây đột biến làm thay đổi cấu trúc, số lượng vật chất di truyền(Cho ví dụ)
 +Cơ chế , nguyên nhân xuất hiện ĐB, hậu quả của ĐB giống như các SV khác.
Không thể áp dụng hoàn toàn các PPNCDT,BD ở các SV khác vào NCDT,BD ở trên người vì:
ở người đẻ ít, sinh sản chậm; Do quan hệ xã hội nên không thể dùng PP lai tạo và PP gây ĐB để nghiên cứu.
Tuy nhiên bằng các PP đặc biệt như: PP phả hệ, PPNC trẻ đồng sinh,PPTBđã xác định cơ chế DT của người và các SV khác tương tự nhau.
Bài 3: Một đoạn phân tử ADN có 2 gen:
Trên một mạch của gen I có A= 15%, T= 25%, gen đó có 3900 liên kết hyđrô.
Gen thứ II dài 2550 A0 và có tỷ lệ từng loại nu clêôtít trên mạch đơn thứ 2: A = T : 2 = G : 3 =X : 4
 Xác định: 
Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtít của mỗi gen?
Số liên kết hyđrô và số liên kết hoá trị của đoạn phân tử ADN nói trên?
1
Số lượng và tỉ lệ từng loại nu. Của mỗi gen:
a
GenI:
A = T = (15% + 25%) : 2 = 20 % ; G = X = 50% - 20% = 30%.
Gọi N là số lượng nu. Của gen số liên kết H:
2A + 3G = 3900 (2 x 20%) N + (3x30%)N = 3900 N = 3000.
Số lượng từng loại nu. của gen I:
A =T = 3000 x 20% = 600 nu ; G =X = 3000 x 30% = 900 nu.
0.5
b
Gen thứ II: Số nu. trên mỗi mạch của gen: 2550A0 : 3,4 A0 = 750 nu.
Mạch thứ 2 của gen có: A2 = T2/2 = G2/ 3 = X2/4 
 T2 = 2A2; G2 = 3A2; ; X2 = 4A2. A2 + 2A2 + 3A2 + 4A2. = 75
 A2 = 75 ; T2 = 75 x 2 = 150 .
Số lượng nu. của cả gen thứ II : 750 x 2 = 1500 nu.
Số lượng và tỉ lệ từng loại nu. của gen II:
A = T = 75 + 150 = 225 nu. = (225 : 1500) x 100% = 15%.
G = X = 50% - 15% = 35% x 1500 = 525 nu.
0.5
2
Số liên kết H và liên kết hoá trị của đoạn phân tử ADN:
Số liên kết H của gen II: 2 x 225 + 3 x 525 = 2025 .
Số liên kết H của đoạn ADN : 3900 + 2025 = 5925.
- Tổng số nu. của đoạn ADN : 3000 + 1500 = 4500. 
- Số liên kết hoá trị của đoạn ADN : 2 x 4500 – 2 = 8998.
0.5
Câu 8: Trong một phân tử AND, số liên kết hyđrô giữa 2 mạch đơn là 531.104 và số liên kết hyđrô trong các cặp A- T bằng số chu kì xoắn của nó trong phân tử.
Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử AND trên.
Tính khối lượng và chiều dài của AND trên (theo micrômét)
Phân tử AND trên tái bản một số lần và môi trường nội bào đã phải cung cấp 1143.104 Ađênin tự do. Xác định số lần tái bản của AND (Cho biết khôi slượng 1 nuclêôtit trung bình bằng 300 đơn vị C)
1. Số lượng từng loại nuclờụtit:
 N/20 = (2A + 2G)/20 = (A + G)/10
 Số liên kết H giữâ các cặp A - T = 2A, theo giả thiết ta có:
 (A + G ) /10 = 2A G = 19A (1) 
 Số liên kết H trong phân tử ADN : 2A + 3G = 531.104 (2)
Thế (1) vào (2) giải ra ta có A = 9.104 = T G = X = 171.104.
2. Khèi l­îng cña ADN : N.300C = 2( 9.104 + 171. 104) x 300 = 108.107®vC
3. Sè lÇn t¸i b¶n cña ADN: 
Gäi k lµ sè lÇn t¸i b¶n cña ADN .
Sè A cung cÊp: 9.104 ( 2k - 1) = 1143 . 104 2k = 128 k = 7 
Câu 5. Giải thích vì sao tự thụ phấn và giao phối cận huyết dẫn đến thoái hoá giống? Tại sao ở chim bồ câu giao phối cận huyết lại không gây thoái hoá?
* Giải thích: Khi tự thụ phấn và giao phối cận huyết qua các thế hệ thì làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần -> các gen lặn có hại có cơ hội được biểu hiện -> Gây thoái hoá giống.......................................
* Ở chim bồ câu không thoái hoá vì chúng mang kiểu gen đồng hợp không gây hại..
Câu 2. 
a. Giả sử 1 mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ (A+G): (T+X) = 0,5 thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu?
b. Người ta làm thí nghiệm, sử dụng 2 loại enzym khác nhau để cắt đôi một đoạn phân tử ADN theo một đường thẳng sao cho số lượng nuclêôtit của 2 nửa bằng nhau.
- Với enzym 1 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = G = 1000, X = 1500.
- Với enzym 2 thu được số nuclêôtit của một nửa là: A = T = 750, X = G = 1500.
 	Hãy xác định cách cắt của mỗi loại enzym trên ?
2
(1,0đ)
a
- Tỉ lệ (A + G): (T + X) trên mạch bổ sung: 
Giả sử mạch đã cho là mạch 1, theo nguyên tắc bổ sung ta có: 
(A1+G1): (T1+X1) = ( T2+X2): (A2+G2) = 0,5 => (A2+G2) : (T2+X2) = 2........
- Trong cả phân tử ADN  : (A+G) : (T+X) = 1..................................................
b
- Xác định cách cắt :
+ Enzym 1 : Cắt dọc ADN vì G khác X => G và X không còn tuân theo nguyên tắc bổ sung ...
+ Enzym 2: Cắt ngang ADN vì A = T và G = X tuân theo nguyên tắc bổ sung ..
Câu 3. (2 đ)
Hãy giải thích hai hiện tượng dưới đây và rút ra được điều gì trong chăn nuôi trồng trọt ?
Hiện tượng 1: Cùng cho ăn uống đầy đủ như nhau nhưng lợn ĩ Nam Định chỉ đạt khối lượng 50 Kg/năm, còn lợn Đại Mạch lại đạt tới 185Kg/năm.
Hiện tượng 2: Cũng giống lợn Đại Mạch đó nhưng cho ăn và chăm sóc kém thì khối lượng chỉ đạt 40-50 Kg/năm.
Câu 4. (3 đ)
a/ Môi trường sống của cây hoa hồng là đất và không khí. Hãy cho biết, trong môi trường này đâu là các nhân tố vô sinh, đâu là các nhân tố hữu sinh tác động đến cây hoa hồng.
b/ Hãy nêu điểm khác nhau giữa “môi trường” và “nhân tố sinh thái”
Câu 3: (2đ)
Hiện tượng 1: Khả năng phản ứng khác nhau của hai cơ thể khác nhau về kiểu gen có giới hạn do kiểu gen quy định (0,5đ )
Hiện tượng 2: Cùng một kiểu gen quy định tính trạng số lượng có thể phản ứng thành nhiều kiểu hình khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường (0,5đ )
*Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường (0,25đ )
-Aựp dụng kĩ thuật chăn nuôi trồng trọt thích hợp (tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu).(0,5đ )
-Cải tạo hoặc thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.(0,25đ) 
Câu 4: (3đ)
a/ *Nhân tố vô sinh: đất, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, nước,. (0,5đ)
 *Nhân tố hữu sinh:
+ Nhân tố các sinh vật khác: sâu bọ (sinh vật ăn thực vật) (0,5đ)
+ Nhân tố con người: con người chăm sóc cây, hái hoa, chặt cây,(0,5đ)
b/ *Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
Môi trường sống của sinh vật gồm nhiều yếu tố : thức ăn, nước uống, nơi cư trú và khoảng không gian, khi bất kì một trong những yếu tố của môi trường sống mất đi sẽ gây ảnh hưởng cho sinh vật sống trong môi trường đó (1đ)
*Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật, có thể tác động có lợi hoặc có hại cho sinh vật sống trong môi trường đó (0,5đ)
PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN CẤP THCS CHU KỲ 2011 - 2013
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Đề thi lý thuyết môn: Sinh học THCS
(Đề gồm có 01 trang)
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu I.
1) Nêu các bước tiến hành bài 12. Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, sinh học lớp 8.
2) Bài 15. Đông máu và các nguyên tắc truyền máu, sinh học lớp 8, có câu hỏi: “Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?”. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh thông tin nào? Đặt các câu hỏi gợi mở ra sao để định hướng cho học sinh trả lời?
Câu II: Khái niệm thụ tinh là khái niệm xuyên suốt trong chương trình Sinh học THCS. Hãy chỉ rõ khái niệm này được trình bày cụ thể trong những nội dung nào của các khối lớp cấp THCS?
Câu III. 1) Phân biệt tuần hoàn và hô hấp của động vật thuộc lớp Bò sát với động vật thuộc lớp Thú.
	2) Vì sao cá sấu tim có 4 ngăn hoàn toàn nhưng vẫn không được xếp vào động vật thuộc lớp Thú?
Câu IV: Thế nào là đột biến cùng nghĩa? Đột biến sai nghĩa? Đột biến vô nghĩa? Đột biến dịch khung? Vận dụng những kiến thức này vào dạy học nội dung cụ thể nào trong chương trình Sinh học THCS?
Câu V:Ở người, tính trạng mắt nâu trội so với mắt đen, tóc quăn trội so với tóc thẳng. Hai cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST thường. Bố mắt nâu, tóc quăn và mẹ mắt nâu, tóc thẳng; con cái của họ có thể có kiểu gen, kiểu hình như thế nào?
--- Hết ---
PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN CẤP THCS CHU KỲ 2011 - 2013
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC THCS
Câu
Nội dung
Điểm
I
 1) Nêu các bước tiến hành bài 12. Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, sinh học lớp 8.
 2) Bài 15. Đông máu và các nguyên tắc truyền máu, sinh học lớp 8, có câu hỏi: “Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?”. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh thông tin nào? Đặt các câu hỏi gợi mở ra sao để định hướng cho học sinh trả lời?
3,0đ
1
- GV nêu mục tiêu tiết thực hành. Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm đã được phân công từ tiết trước.
- Yêu cầu HS nêu các nguyên nhân dẫn tới gãy xương; khi gặp người bị gãy xương thì ta có nên nắn lại hay không? ...
- GV hướng dẫn HS phương pháp sơ cứu thông qua hình 12.1 SGK: đặt nẹp vào dưới chỗ gãy, lót bông (vải) dưới nẹp chỗ 2 đầu xương gãy. Buộc định vị 2 chỗ đầu xương và 2 bên chỗ gãy....
- GV hướng dẫn HS băng bó cố định: dùng băng y tế quấn chặt. Với xương cẳng tay băng từ trong ra ngoài, sau đó làm dây đeo vào cổ. Với xương chân thì băng từ cổ chân vào....
- HS tiến hành sơ cứu và băng bó cho một bạn trong nhóm giả định gãy xương cẳng tay.
- GV theo dõi nhận xét và hướng dẫn HS viết bản báo cáo thu hoạch sau thực hành.
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày gộp các bước hoặc chia nhỏ ra nhưng đảm bảo đủ nội dung như trên vẫn cho điểm tối đa.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
 GV cung cấp thông tin:
- Trong máu của người, hồng cầu có 2 loại kháng nguyên A và B; huyết tương có 2 loại kháng thể là α (gây kết dính A) và β (gây kết dính B).
- Các nhóm máu chính ở người, kháng nguyên có trong hồng cầu và kháng thể có trong huyết tương của nhóm máu đó.
- Khi truyền máu, ta chú ý tới kháng nguyên của người cho và chú ý tới kháng thể của người nhận xem có yếu tố gây kết dính không.
 GV nêu các câu hỏi gợi mở:
- Máu có cả kháng nguyên A và B là nhóm máu nào?
(HS: Là nhóm máu AB)
- Người nhận là nhóm máu O có kháng thể nào?
(HS: Có 2 kháng thể là α và β 
- Vậy có yếu tố gây kết dính hồng cầu hay không?
(HS: Có yếu tố gây kết dính hồng cầu là α gây kết dính A, β gây kết dính B, nên không thể truyền được).
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo kiểu khác nhưng phải đảm bảo nội dung nêu trên mới có điểm cho từng ý.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
II
 Khái niệm thụ tinh là khái niệm xuyên suốt trong chương trình Sinh học THCS. Hãy chỉ rõ khái niệm này được trình bày cụ thể trong những nội dung nào của các khối lớp cấp THCS?
1,0đ
- Lớp 6: Được trình bày trong bài 31. Thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Lớp 7: Được trình bày trong bài 55. Tiến hóa về sinh sản.
- Lớp 8: Được trình bày trong bài 62. Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai.
- Lớp 9: Được trình bày trong bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh.
Lưu ý: Thí sinh chỉ nêu được mục bài vẫn cho điểm tối đa.
0,25
0,25
0,25
0,25
III
 1) Phân biệt tuần hoàn và hô hấp của động vật thuộc lớp Bò sát với động vật thuộc lớp Thú.
 2) Vì sao cá sấu tim có 4 ngăn hoàn toàn nhưng vẫn không được xếp vào động vật thuộc lớp Thú?
2,0đ
1
Lớp Bò sát
Lớp Thú
- Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, tạo thành 2 vòng tuần hoàn, máu ít pha. Là động vật biến nhiệt.
- Tim 4 ngăn hoàn chỉnh, tạo thành 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Là động vật hằng nhiệt.
- Hô hấp bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
- Phổi lớn gồm nhiều phế nang với mao mạch dày đặc bao quanh.
- Sự thông khí ở phổi nhờ các cơ liên sườn.
- Sự thông khí nhờ các cơ liên sườn và cơ hoành.
Lưu ý: Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
0,5
0,5
0,5
2
 Vì cá sấu không có những đặc điểm chung của động vật thuộc lớp Thú như: có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, có bộ lông mao bao phủ cơ thể, ...
0,5
IV
 Thế nào là đột biến cùng nghĩa? Đột biến sai nghĩa? Đột biến vô nghĩa? Đột biến dịch khung? Vận dụng những kiến thức này vào dạy học nội dung cụ thể nào trong chương trình Sinh học THCS?
1,5đ
- Đột biến cùng nghĩa: thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác nhưng bộ ba đột biến vẫn mã hóa axit amin ban đầu.
- Đột biến sai nghĩa: thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác tạo ra bộ ba đột biến mã hóa axit amin khác axit amin ban đầu.
- Đột biến vô nghĩa: thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác tạo bộ ba kết thúc.
- Đột biến dịch khung: dạng đột biến gen mất hoặc thêm một cặp nucleotit làm thay đổi toàn bộ các bộ ba kết từ điểm xảy ra đột biến đến cuối gen.
 Vận dụng các kiến thức này vào dạy học bài 21. Đột biến gen, sinh học lớp 9. Cụ thể là khái niệm đột biến gen và các dạng của nó.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
V
 Ở người, tính trạng mắt nâu trội so với mắt đen, tóc quăn trội so với tóc thẳng. Hai cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST thường.
 Bố mắt nâu, tóc quăn và mẹ mắt nâu, tóc thẳng; con cái của họ có thể có kiểu gen, kiểu hình như thế nào?
2,5đ
 Quy ước: Gen A: mắt nâu, gen a: mắt đen.
 Gen B: tóc quăn, gen b: tóc thẳng.
 Bố mắt nâu, tóc quăn có thể có 4 kiểu gen: AABB; AABb; AaBB; AaBb. Mẹ nắt nâu, tóc thẳng có thể có 2 kiểu gen: AAbb; Aabb.
=> Có 8 trưởng hợp xảy ra:
- TH 1: P: AABB x AAbb.
 F1: KG: AABb; KH: 100% nâu, quăn.
- TH 2: P: AABb x AAbb
 F1: KG: 1 AABb : 1 AAbb; KH: 1 nâu, quăn : 1 nâu, thẳng.
- TH 3: P: AaBB x AAbb
 F1: KG: 1 AABb : 1 AaBb; KH: 100% nâu, quăn.
- TH 4: P: AaBb x AAbb
 F1: KG: 1 AABb : 1 AAbb : 1 AaBb : 1 Aabb
 KH: 50% nâu, quăn : 50% nâu, thẳng.
- TH 5: P: AABB x Aabb
 F1: KG: 1 AABb : 1 AaBb; KH: 100% nâu, quăn.
- TH 6: P: AABb x Aabb
 F1: KG: 1 AABb : 1 AaBb : 1 AAbb : 1 Aabb
 KH: 50% nâu, quăn : 50% nâu, thẳng.
- TH 7: P: AaBB x Aabb
 F1: KG: 1 AABb : 2 AaBb : 1 aaBb
 KH: 3 nâu, quăn : 1 đen, quăn.
- TH 8: P: AaBb x Aabb
 F1: KG: 1 AABb : 1 AAbb : 2 AaBb : 2 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb.
 KH: 3 nâu, quăn : 3 nâu, thẳng : 1 đen, quăn : 1 đen, thẳng.
Lưu ý: Thí sinh có thể viết sơ đồ lai hoặc không, nếu đúng kết quả như trên vẫn cho điểm tối đa.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 1: (5,0 điểm)
a) Đồng chí hãy phân tích mối quan hệ cộng sinh giữa nấm với tảo đơn bào tạo thành địa y.
b) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
c) Hiệu ứng nhà kính là gì? Sự gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất do hiệu ứng nhà kính được giải thích như thế nào? Những tác động của sự gia tăng nhiệt độ đến môi trường Trái Đất như thế nào?
Câu 2: (3,0 điểm)
Quan sát tiêu bản tế bào của một loài trên kính hiển vi thấy trong một tế bào đang phân chia bình thường có 23 NST kép. Cặp nhiễm sắc thể giới tính kí hiệu XX và XY. 
a) Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài đó. Số nhóm gen liên kết của loài đó là bao nhiêu? 
b) Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào? Giải thích.
Câu 3: (3,0 điểm)
a) Ở thế hệ ban đầu (I0) của một giống cây trồng có 100% kiểu gen Aa. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp (I4) thì tỉ lệ các kiểu gen sẽ như thế nào?
b) Viết công thức tổng quát để tính tỉ lệ các kiểu gen khi tự thụ phấn liên tiếp n thế hệ. Cho biết tỉ lệ kiểu gen thế hệ ban đầu là 100%Aa.
c) Người ta vận dụng phép lai tự thụ phấn ở thực vật và giao phối cận huyết ở động vật trong chọn giống nhằm mục đích gì?
Câu 4: (4,0 điểm)
a) So sánh cấu trúc phân tử của 3 loại ARN?
b) Trình bày chức năng của từng loại phân tử ARN?
Câu 5: (5,0 điểm)
	Xét các phép lai dưới đây ở ruồi giấm.
Bố mẹ
Đời con
nâu, dài
nâu, ngắn
đỏ, dài
đỏ, ngắn
P1: Mắt nâu, cánh dài x mắt nâu, cánh dài
78
24
0
0
P2: Mắt đỏ, cánh dài x mắt đỏ, cánh ngắn
30
27
98
95
P3: Mắt đỏ, cánh ngắn x mắt đỏ, cánh dài
0
0
80
87
P4: Mắt đỏ, cánh dài x mắt đỏ, cánh dài
45
16
139
51
P5: Mắt đỏ, cánh ngắn x mắt nâu, cánh dài
48
42
46
45
a) Nếu chỉ dựa vào 1 phép lai để biện luận trội - lặn cho cả hai tính trạng thì lựa chọn phép lai nào là phù hợp nhất? Giải thích sự lựa chọn đó.
b) Xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai của các phép lai trên.
---------------- HẾT --------------------
PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠN
TRƯƠNG THCS HỢP CHÂU
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DÃN CHẤM THI GV GIỎI CẤP TRƯỜNG - NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 120 phút (không 

Tài liệu đính kèm:

  • docHOC_SINH_GIOI_2.doc