Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 - Năm học 2015 - 2016 Trường THCS Phú Xuân

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 4261Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 - Năm học 2015 - 2016 Trường THCS Phú Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 - Năm học 2015 - 2016 Trường THCS Phú Xuân
Phòng gd&ĐT thành phố ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI môn ngữ văn 7 
 Năm học 2015- 2016 Trường thcs phú xuân ( Thời gian làm bài 120 phỳt)
Phần I: Đề bài
Câu1:(6 điểm) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
Câu2:(14 điểm) Có ý kiến đã nhận xét rằng:
“ Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.”
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Phần II: Đáp án và biểu điểm
Câu 1(6 điểm)
Yêu cầu chung:
- Học sinh cần xác định được đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ
- Hình dung được nụ cười của mẹ
- Người viết cần thể hiện tình cảm và suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
2- Yêu cầu cụ thể:
- Học sinh có thể trình bày, sắp xếp khác nhau, cảm thụ đôi chỗ khác nhau nhưng cần đạt được những ý sau:
*Mở bài: (1điểm) Nêu cảm xúc đối với nụ cười cuả mẹ (nụ cười ấm lòng)
*Thân bài: (4điểm) Nêu các biểu hiện , sắc thái nụ cươì của mẹ và bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
- Nụ cười vui, thương yêu.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười an ủi.
- Những khi thiếu vắng nụ cười của mẹ.
- Làm thế nào để luôn được thấy mẹ cười.
*Kết bài: (1điểm) Lòng yêu thương và kính trọng mẹ
Câu 2(14 điểm)
1-Yêu cầu chung:
 - Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian( tục ngữ, ca dao)
 - Bài viết phải có những hiểu biết sâu sắc về tục ngữ, ca dao với ý nghĩa đã thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.
 - Bài viết phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng phong phú, tiêu biểu và sắp xếp theo trình tự mạch lạc.
 - Lập luận linh hoạt, có sức lôi cuốn hấp dẫn người đọc.
 - Trình bày sạch đẹp, câu chữ ràng, hành văn trôi chảy .
2-Yêu cầu cụ thể: Học sinh cần đạt được nội dung sau trong bài viết để làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh.
* Mở bài:
- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
* Thân bài:
a/ Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, ca dao, dân cathểhiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện được những tình cảm to lớn, cụ thể “ ca dao là thơ của vạn nhà”- Xuân Diệu, là nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ.
b/ Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng ,ước mơcủa người lao động.
c/ Thơ ca dân gian “thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”
+ Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên:
 - ở đâu năm của nàng ơi
 ..................................
 ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây
 - Đứng bên ni đồng, nghó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
 ..
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
+ Tình cảm cộng đồng:
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng.
 Máu chảy ruột mềm ; Môi hở răng lạnh.
 + Tình cảm gia đình :
- Tình cảmcủa con cháu đối với tổ tiên, ông bà ( dẫn chứng)
- Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng)
- Tình anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng)
- Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng)
 + Tình thầy trò, tình bằng hữu bạn bè thân thiết...
 Muốn sang thì bắc cầu kiều
 Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 Bạn bè là nghĩa tương tri
 Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau.
 + Tình yêu đôi lứa:
 Qua đình ngả nón trông đình
 Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
 Yêu nhau cởi áo cho nhau
 Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.
*Kết bài:
- Đánh giá khái quát lại vấn đề.
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
 3- Cách cho điểm:
- 13 - 14 điểm: Đảm bảo tốt các yêu cầu. Có thể còn có một số lỗi nhỏ.
- 9 - 10 điểm: Đảm bảo các yêu cầu của bài ( khoảng70 - 80%)
- 7- 8 điểm : Đảm bảo khá tôt các yêu cầu cơ bản ( khoảng 50 - 60%)
- 5- 6 điểm : Đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản ( khoảng 40 - 50%)
- 3 – 4 điểm : Đảm bảo được một số yêu cầu ( luận điểm chưa đầy đủ, dẫn chứng sơ sài- khoảng 30 - 40%)
- 1 – 3 điểm : Bài viết lúng túng, luận điểm sơ sài.
- 0 điểm: Không viết được gì hoặc viết những vấn đề không liên quan.
Chú ý: Trên đây là mốc điểm tiêu biểu. Người viết sẽ căn cứ vào bài viết cụ thể vận dụng cho điểm. Cần khuyến khích những sáng tạo trong bài viết của học sinh. Điểm bài không làm tròn.
 ***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_6.doc