Đề thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9 năm học 2014 - 2015 thời gian: 150 phút

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1376Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9 năm học 2014 - 2015 thời gian: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9 năm học 2014 - 2015 thời gian: 150 phút
Phòng GD&ĐT Thanh Oai
Trường THCS Cao Viên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
Năm học 2014 - 2015
Thời gian: 150 phút
( không kể thời gian giao đề)
	Câu 1: ( 2đ) Hãy trình bày quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ thời niên thiếu đến năm 1918.
	Câu 2: (3đ) Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỷ XX.
	Câu 3: ( 5đ) Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
	Câu 4: ( 10đ) Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói hòa bình ổn định và hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc.
Nhiệm vụ to lớn của nhân dân Việt Nam hiện nay là gì?
Hết
Phòng GD&ĐT Thanh Oai
Trường THCS Cao Viên
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
Thời gian: 150 phút
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
Hãy tình bày quá trình ra đi tìm đường cứu nước của 
Nguyễn Tất Thành từ thời niên thiếu đến năm 1918
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan.....
- Năm 1911 Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước...cuộc hành trình kéo dài 6 năm qua nhiều nước trên thế giới
- Năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp tại đây người tích cực lao động và hoạt động cách mạng...à Sự chuyển biến về tư tưởng 
- Những hoạt động đầu tiên của người là điều kiện quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
0,5
 0,5
 0,5
 0,5
Câu 2
( 3điểm)
Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỷ XX
- Về đường lối: Sau việc khôi phục kinh tế, Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH bằng các kế hoạch dài hạn...với các phương hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thực hiện thâm canh trong nông nghiệp, đẩy mạnh khoa học kỹ thuật, tăng cường quôc sphongf....
- Về khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo, năm 1961 phóng tàu " Phương Đông" bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người, dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ...
- Về đối ngoại: Chủ trương duy trì hòa bình Thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ với tất cả các nước; tích cực ủng hộ các dân tộc bị áp bức trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng Thế giới
1
1
1
Câu 3
( 5điểm)
Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á ( Trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân Phương Tây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền và tiến hành cuộc đấu tranh chống sự xâm lược trở lại của các nước đế quốc. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập...
- Sau khi giành được độc lập các nước Đông Nam Á đi vào con đường phát triền kinh tế văn hóa và đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX nề kinh tế nhiều nước Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Singapo trở thành con rồng Châu Á, Ma laixia, Thái Lan...
- Từ 1967 một số nước Đông Nam Á như Inddooneeexxia, Malaixia, Philippin, Singapo, Thái Lan đã lập ra tổ chức ASEAN để cùng nhau hợp tác phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
- Tuy nhiên phải đến đầu những năm 90 khi thế giới bước vào thời kỳ sau " Chiến tranh lạnh" và vấn đề Campuchia được giải quyết một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Tình hình chính trị kinh tế khu vực được cải thiện, sự tham gia của các nước trong một tôt chức thống nhất và chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình ổn định để cùng nhau phát triển.
- Trong các biến đổi trên thì việc giành độc lập của các nước Đông Nam Á là quan trọng nhất. Bởi vì đây là nền tảng để phát triển kinh tế văn hóa, chính trị xã hội và tiến hành hợp tác phát triển
1
1
1
1
1
Câu 4
( 10điểm)
Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói hòa bình ổn định và hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc.
Nhiệm vụ to lớn của nhân dân Việt Nam hiện nay là gì?
* Các xu thế phát triển của thế giới ngày nau ( 3 điểm)
- Quan hệ quốc tế các nước lớn dần chuyển sang xu thế hòa hoãn hòa dịu trong quan hệ quốc thế
- Sự hình thành một trật tự thế giới mới theo hướng đa cực nhiều trung tâm
- Do tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm
- Tuy nhiên trên thế giới ngày nay ở nhiều khu vực vẫn nổ ra nội chiến và xung đột kéo dài do mâu thuẫn về dân tộc tôn giáo, sắc tộc tranh chấp lãnh thổ. Mặt khác nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố và ly khai cũng đang đe dọa tình hình an ninh của nhiều nước.
* Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc vì: ( 4 điểm)
+ Đây là thời cơ: Sau "Chiến tranh lạnh " bối cảnh chung của thế giới là ổn định lên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Tăng cường hợp tác tham gia các liên minh kinh tế khu vực.
Bên cạnh đó các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học - kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
+ Đây là thách thức: vì
Phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ nhân trí và nguồn nhân lực còn hạn chế. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường Thế giới. Việc sử dựng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài. Việc giữ gìn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại....
Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế xã hội của đất nước phát triển nế không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc dân tộc.
Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách đường lối phù hợp để phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó mà đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập đời sống khu vực, thế giới.
* Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Việt Nam: ( 3 điểm)
- Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị kiên định con đường XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Mở rộng hợp tác quốc tế về mọi mặt, nhất là về kinh tế song vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc
- Dồn sức phát triển lực lượng sản xuất nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật
- Công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp
0,75
0,75
0,75
0,75
2
2
0,75
0,75
0,75
0,75

Tài liệu đính kèm:

  • dochsg_cao_vien.doc