Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn trường THCS Đỗ Động

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5336Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn trường THCS Đỗ Động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn trường THCS Đỗ Động
TRƯỜNG THCS ĐỖ ĐỘNG 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn 
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1(4,0 điểm)
Cảm nhận về giọt nước mắt của nhân vật ông Hai qua các đoạn trích sau:
“Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”
 . “Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
 -Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.”
 (Trích “Làng”, Kim Lân)
Câu 2 (4,0 điểm):
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. 
Suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên (bài viết không quá 02 trang giấy thi).
Câu 3. (12,0 điểm):
         Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: “Cháu sống thật hạnh phúc”.
                                               ( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
         Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong tiếng hát. Họ đã“ Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
                                               ( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
        Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc.
         Dựa vào hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới ?
Hết 
TRƯỜNG THCS ĐỖ ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP
-NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn
Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang
A. YÊU CẦU CHUNG
 - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
 - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung kiến thức cần đạt
Thang điểm
1
(4,0đ)
*Chỉ ra được: 
 -Những giọt nước mắt của ông Hai là chi tiết nghệ thuật độc đáo, được miêu tả tinh tế, bộc lộ chiều sâu nội tâm của nhân vật 
 -Những giọt nước mắt ấy đều xuất hiện trong hoàn cảnh ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Nó có vai trò quan trọng giúp nhà văn diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau của nhân vật:
 + Câu văn “nước mắt ông lão cứ giàn ra” thể hiện tâm trạng đau đớn, tủi nhục vì nghe tin làng ông làm Việt gian theo Tây, vì nghĩ các con còn nhỏ rồi đây phải chịu cảnh rẻ rúng hắt hủi của mọi người. Đó là giọt nước mắt của lòng tự trọng, của tình thương con và tình yêu làng tha thiết
 +“nước mắt ông giàn ra, chảy ròng ròng”: vì xúc động, vì hạnh phúc khi nghe con trả lời ủng hộ Cụ Hồ. Đứa con nhỏ đã nói hộ tiếng lòng của ông, một người thủy chung với kháng chiến, luôn biết ơn Cụ Hồ. Đó là giọt nước mắt của niềm vui và tự hào
* Khái quát được:
 -Giọt nước mắt của ông là giọt nước mắt của con người luôn nặng lòng với quê hương, Cụ Hồ, kháng chiến và là biểu hiện đẹp đẽ của phẩm cách làm người ở người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
 -Qua đó, Kim Lân thể hiện thái độ trân trọng phẩm giá của con người.(0,5 điểm)
0,5đ
0.5đ
1.0đ
1.0đ
(0,5)
(0,5)
2
(4,0đ)
. Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức: 
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Nêu vấn đề cần nghị luận.
* Giải thích
 - vùng sỏi đá khô cằn: nơi khó có sự sống của cây cối, chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống.
 - có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp: sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp. 
=> Là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên có ý nghĩa chỉ sức chịu đựng, sức sống kỳ diệu, ý chí nghị lực, bản lĩnh vươn lên trong cuộc sống của con người. 
 * Bàn luận 
 - Thực tế cuộc sống vùng đất khô cằn có thể là hoàn cảnh khó khăn, những gian nan vất vả, khắc nghiệt của cuộc sống 
=> + Hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sống, phát triển nhân cách, tài năng.
 + Môi trường để tôi luyện, giúp con người vững vàng trong cuộc sống.
 - Trước hoàn cảnh ấy, có những con người:
 + Với những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt mỏi đã tạo được thành công; dâng hiến cho đời những gì cao đẹp, ý nghĩa.
 + Chán nản, bi quan, buông xuôi bất lực dẫn đến thất bại trong cuộc sống.
* Bài học nhận thức, hành động 
(Con người với vẻ đẹp của ý chí, nghị lực luôn vươn lên chiến thắng hoàn cảnh là niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động viên và thậm chí cảnh tỉnh những ai chưa biết chấp nhận khó khăn, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ đó học sinh liên hệ với bản thân
0,5đ
3,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
3
(12,0đ)
*Yêu cầu về kĩ năng trình bày: Đúng kiểu bài nghị luận văn học, có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, không quá ba lỗi chính tả và không mắc lỗi dùng từ cơ bản
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những ý sau:
1. Mở bài: 
    Nêu đúng vấn đề và giới hạn - vẻ đẹp của người lao động mới trong hai tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.
2. Thân bài: 
* Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác.
     - Sau chiến thắng chống thực dân Pháp, miền Bắc nước ta bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng CNXH. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động kiến thiết đất nước dấy lên khắp mọi nơi.
     - “Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận (1958), “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long (1970) đều là kết quả của những chuyến đi thực tế mà các tác giả sống trực tiếp cùng với những con người lao động. Hình tượng người lao động đã được khắc họa rõ nét trong hai tác phẩm. Họ thuộc đủ mọi lớp người, mọi lứa tuổi, với những nghề nghiệp khác nhau, làm việc ở những vùng khác nhau nhưng đều có chung những phẩm chất cao đẹp.
Luận điểm 1: Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách.
     -  Người ngư dân trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra khơi khi thiên nhiên, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. Đánh cá trên biển là một công việc rất vất vả và nguy hiểm. 
 - Những người ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và trở thành hình ảnh sáng đẹp.
     - Trong “Lặng lẽ SaPa”: Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh sống một mình, xung quanh anh chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Cái gian khổ nhất với anh là sự cô độc. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa..dự báo thời tiết”. 
 - Công việc ấy đồi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm, đúng giờ “ốp” dù mưa tuyết, gió rét thế nào thì vẫn phải trở dậy làm việc.
Luận điểm 2:Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc.
  -   Những người ngư dân là những con người lao động tập thể. Họ hăm hở:                                 
                           “ Ra đậu dặm xa dò bụng biển
                             Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Họ làm việc nhiệt tình, hăng say trong câu hát.
 - Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “ phục vụ sản xuất”. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó ( qua lời anh nói với ông họa sĩ).
Luận điểm 3: Đó còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ.
-    Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm, người ngư dân đã thu về thành quả thật tốt đẹp. Họ ra đi, làm việc và trở về đều trong câu hát. Hình ảnh thơ cuối bài rạng rỡ niềm vui, tin tưởng, hi vọng của người lao động. Họ vui say lao động vì một ngày mai “huy hoàng”.
-    Lí tưởng sống của anh là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ : “mình sinh ra. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi “thèm người” để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng.
- Trong cái lặng im của Sa Pa ấy, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người “làm việc và lo nghĩ cho đất nước” qua lời anh kể như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến.
* Đánh giá: 
- Người lao động  vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành phần, lứa tuối , nghề nhiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là những người nhiệt tình, say mê công việc, sống có lí tưởng.
- Họ là điển hình cao đẹp của con người lao động mới, con người trưởng thành trong công cuộc xây dưng CNXH ở miền Bắc.
3. Kết bài.
      Khẳng định thành công của các tác giả trong việc khắc họa hình ảnh người lao động và nêu cảm nghĩ hoặc liên hệ mở rộng.
1,0đ
11,0đ
1,0đ
9,0 đ
1,0đ
0.5đ
0,5đ
2,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2,0đ
1.0đ
1,0đ
3,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
0,5đ
0,5đ
1,0đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_van_9_nam_2015_DD.doc