PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2015-2016 Môn : Giáo dục công dân Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: ( 4 điểm ) Khẩu hiệu hành động của mọi công dân Việt nam là “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ: a. Hiến pháp là gì? b. Pháp luật là gì ? c. Vì sao phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật? d. Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên như thế nào ? Câu 2: (3điểm ): Trong giờ học thực hành ngoại khóa môn GDCD, Cô giáo đã đưa nội dung thảo luận liên quan đến bài học “Quyền tự do ngôn luận”. " Theo các em hành vi gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế có thể hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?" Trong quá trình thảo luận, Hoàng có ý kiến : Hành vi gửi đơn kiện ra toà án đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn luận . Nam thắc mắc : Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người gửi đơn có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi. Cả hai bạn ai cũng muốn khẳng định ý kiến của mình là đúng nhưng không ai giải thích được vì sao ? a. Em hãy giúp 2 bạn giải quyết vấn đề trên. b. Tại sao khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật ? Câu 3 (4,0 điểm) Thế nào là năng động, sáng tạo? Hãy nêu hai biểu hiện của năng động sáng tạo và hai biểu hiện không năng động và sáng tạo trong học tập của học sinh? Có ý kiến cho rằng “ Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được”. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? Câu 4: ( 4 điểm ) Có ý kiến cho rằng: “ Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.”. Em hãy phân tích và làm sáng tỏ ý kiến trên? Để thể hiện lòng yêu hòa bình ngay từ khi còn ngồi trên ghế của nhà trường , học sinh cần phải làm gì? Câu 5: ( 3 điểm ) Cuối năm học, Dũng bàn: Muốn ôn thi cho đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm một đáp án một môn, ròi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy , khi cô giáo kiểm tra, ai cũng có đáp án. Nghe vậy nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, chất lượng mà lại nhàn thân. Em có tán thành với ý kiến đó không ? Vì sao? Câu 6 :( 2 điểm ) Giải thích câu ca dao: “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba” Câu ca dao trên đã nói đến những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc.Một trong những truyền thống trên đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đó là truyền thống nào? Em hãy kể thêm 4 di sản văn hóa thế giới khác của Việt Nam mà em biết? Hết . PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2015 - 2016 Môn: Giáo dục công dân Thời gian : 150 phút Hướng dẫn gồm 3 trang Câu 1:( 4 điểm ) a. Hiến pháp: là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. ( 1đ) b. Pháp luật: là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. ( 1đ) c. Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật vì: - Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp luật quy định. Như vậy, mỗi công dân chúng ta phải tuân theo pháp luật và buộc phải: “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” ( 1đ) d. Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên là: ( 1đ) (Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn cần nêu được những ý sau) + Trong học tập luôn thực hiện những điều thầy, cô giao cho, thực hiện đúng nội quy nhà trường + Trong gia đình phải kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, biết ơn và chăm sóc ông bà, cha mẹ + Thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, thực hiện đúng Luật giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh nơi đô thị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội như không gây gổ đánh nhau, không nói tục chửi thề, bảo vệ môi trường sống Câu 2: (3 điểm) HS cần nêu được: a- Khẳng định ý kiến của Hoàng là đúng .( 0,5 đ) - Giải thích : vì quyền tự do ngôn luận có 2 đặc điểm :(0,5 đ) + Bàn bạc ,thảo luận,bày tỏ ý kiến (mang tính dân chủ công khai) + Vì vấn đề chung. - Hành vi đòi quyền thừa kế có bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình nhưng không phải vì vấn đề chung nên không thể hiện quyền tự do ngôn luận. .( 0,5 đ) b- Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận phải tuân theo pháp luật vì : + Để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân. (0,25 đ ) + Góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội. (0,25 đ ) - Liên hệ: (0,5 đ) Để sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội, tìn hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Câu 3 ( 4 điểm ) - Khái niệm năng động: Năng động là tích cưc, chủ động,dám nghĩ, dám làm (0,5 đ) -Khái niệm sáng tạo: Sáng tạo là say mê nghiên cứu ,tìm tòi để tìm ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. ( 0,5 đ) - Hai biểu hiện của năng động,sáng tạo trong học tập có thể là: ( 0,5 đ) + Mạnh dạn học hỏi khi có điều mình chưa hiểu + Sưu tầm thêm bài tập sách giáo khoa để mở rộng them kiến thức -Hai biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo trong học tập có thể là: ( 0,5 đ) + Học thuộc lòng mà không hiểu bài. + Không biết liên hệ bài học vào trong thực tế. - Không tán thành với ý kiến cho rằng “ Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được” vì : + Sáng tạo không thể chỉ biểu hiện ở những việc lớn,những phát minh vĩ đại, mà từ những việc nhỏ hàng ngày.( 1 đ) +Học sinh có thể thể hiện tính năng động sáng tạo trong học tập, trong lao độngvà những công việc cụ thể của bản thân như tìm ra cách học tốt nhất cho mình, vận dụng bài học vào thực tế. .( 1 đ) Câu 4:( 4 điểm )- Nêu được khái niệm : - Hòa bình: Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc,giữa con người với con người. .( 0.5 điểm ) - Nêu được khái niệm bảo vệ hòa bình: Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.( 0.5 điểm ) - Nêu được lí do cần bảo vệ hòa bình vì: + Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no tự do, hạnh phúc, là khát vọng của toàn nhân loại.( 0.5 điểm ) + Chiến tranh chỉ mang lại đau thương, mất mát, đói khát, bệnh tật, gia đình li tán, là thảm họa của loài người.( 0.5 điểm ) + Trên thế giới ngày nay vẫn còn xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hòa bình, ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ nhiều nơi trên hành tinh chúng ta. .( 0.5 điểm ) Nêu được trách nhiệm: - Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại. .( 0.5 điểm ) Học sinh cố gắng phấn đấu học tập góp phần nhỏ vào việc giữ gìn hòa bình cho dân tộc và cả nhân loại. .( 0.25 điểm ) - Ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, trong các mối quan hệ giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người.( 0.25 điểm ) - Học sinh phải biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện và bình đẳng tránh xung đột mâu thuẫn. .( 0.25 điểm ) - Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động vì hòa bình. .( 0.25 điểm ) Câu 5:( 3 điểm ) Học sinh diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được ý cơ bản sau: Không tán thành cách làm đó của Dũng. ( 0,5 điểm ) Giải thích: Việc làm của Dũng tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng suất nhưng thực ra không có năng suất. ( 0,5 điểm ) Vì: - Mỗi người chỉ làm được một đáp án nên đây không phải là việc làm có năng suất ( 0,5 điểm ) Đây là một việc làm xấu vì nó biểu hiện sự đối phó, dối trá với cô giáo. ( 0,5 điểm ) Mục đích của việc cô giáo yêu cầu mỗi bạn tự làm đáp án từng môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học trong khi làm đáp án , qua đó người làm đáp án sẽ thuộc và hiểu roc bài học hơn. ( 1 điểm ) Câu 6: ( 2 điểm ) Học sinh nêu được. Câu ca dao trên tỏ lòng tri ân của mọi người tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày 10 - 3 là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, nhân dân ta khắp mọi miền tổ quốc đều hướng về đất tổ Đền Hùng – Phú Thọ.( 1 điểm ) - Câu ca dao trên nói về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta : Uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. .( 0.25 điểm ) - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2012. .( 0.25 điểm ) - Học sinh kể thêm được 4 di sản văn hóa thế giới khác như:( 0.5 điểm) + Nhã nhạc cung đình Huế + Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên + Dân ca quan họ Bắc Ninh +Ca trù + Lễ Hội Gióng + Hát Xoan + Thánh địa Mỹ Sơn + Vinh Hạ Long + Phố cổ Hội An + Bia tiến sĩ Quốc Tử Giám + Động Phong Nha- Kẻ Bàng + Hoàng Thành Thăng Long Hết
Tài liệu đính kèm: