Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Năm học: 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân - Trường THCS Bích Hòa

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3028Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Năm học: 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân - Trường THCS Bích Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Năm học: 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân - Trường THCS Bích Hòa
PHÒNG GD &ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS BÍCH HÒA
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2015- 2016
 Môn : GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Thời gian làm bài: 150 phút 
 (Không kể thời gian giao đề)
Câu I: (4,0 điểm)
 Pháp luật là gì? Nêu đặc điểm, bản chất, của pháp luật Việt Nam.
Vì sao xã hội cần có pháp luật ? Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luât ? 
Câu II: (4,0 điểm) 
 Có ý kiến cho rằng: “ Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.”. Em hãy phân tích và làm sáng tỏ ý kiến trên? Để thể hiện lòng yêu hòa bình ngay từ khi còn ngồi trên ghế của nhà trường , học sinh cần phải làm gì?
Câu III: (3,0 điểm)
Dân chủ là gì? Kỷ luật là gì? Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật?
Câu IV: (3,0 điểm)
Trên đường đi học về, Mai nhặt được một chiếc ví trong đó có giấy tờ và một số tiền. Mai đã dùng số tiền đó ăn quà, nộp học rồi vứt các giấy tờ đi.
 Vận dụng hiểu biết về quyền sở hữu của công dân, em hãy cho biết hành vi của Mai là đúng hay sai? Vì sao? Nếu là Mai, em sẽ làm gì? 
Câu V: (4,0 điểm)	
Hiến pháp là gì? Từ khi thành lập nước (9/1945) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Vào những năm nào? Mỗi bản Hiến pháp ra đời có ý nghĩa gì đối với Cách mạng Việt Nam?
Câu VI: (2,0 điểm)
Giải thích câu ca dao:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
Câu ca dao trên đã nói đến những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc.Một trong những truyền thống trên đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đó là truyền thống nào? Em hãy kể thêm 4 di sản văn hóa thế giới khác của Việt Nam mà em biết?
 .Hết 
 NGƯỜI RA ĐỀ NGƯỜI DUYỆT ĐỀ
 Nguyễn Thị Mây
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2015 - 2016
 MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Câu I:( 4 điểm )
*Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (0.5 đ)
 	 * Đặc điểm của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
 - Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến . (0,5 đ) 
 - Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật . (0,5 đ)
 - Tính bắt buộc( tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định .(0,5 đ)
 * Bản chất của pháp luật:Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội( chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục..) ( 0.5đ) 
* Để xã hội tồn taị và phát triển bình thường thì phải có các quy định của pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực đời sống.
Nhà nước dùng pháp luật để đảm bảo sao cho mọi hành động của công dân trong xã hội diễn ra trong vòng trật tự, để bất cứ ai vi phạm đều bị xử lí nghiêm minh.( 0.5 đ)
Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ rối loạn, tính mạng người dân sẽ bị đe dọa, xã hôi ấy sẽ không tồn tại được.
 ( 0.5 đ)	
* Mọi người cần phải chấp hành theo pháp luật vì :( 0.5 đ)
Khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật không những đảm bảo quyền lợi cho mình mà đồng thời góp phần làm cho xã hội ngày càng ôn định và phát triển.
Câu II: (4,0 đ) 
- Hòa bình: Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc,giữa con người với con người. .( 0.5 đ)
- Nêu được khái niệm bảo vệ hòa bình:
 Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.( 0.5 đ)
- Nêu được lí do cần bảo vệ hòa bình vì:
+ Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no tự do, hạnh phúc, là khát vọng của toàn nhân loại.( 0.5 đ)
+ Chiến tranh chỉ mang lại đau thương, mất mát, đói khát, bệnh tật, gia đình li tán, là thảm họa của loài người.( 0.5 đ )
 + Trên thế giới ngày nay vẫn còn xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hòa bình, ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ nhiều nơi trên hành tinh chúng ta. .( 0.5 đ )
Nêu được trách nhiệm:
- Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại. .( 0.5 đ)
Học sinh cố gắng phấn đấu học tập góp phần nhỏ vào việc giữ gìn hòa bình cho dân tộc và cả nhân loại. .( 0.25 đ)
Câu III: (4,0 đ)
- Dân chủ là mọi người được làm việc công việc của tập thể, xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.(1,0đ)
- Kỷ luật là tuân theo những qui định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung .(1,0đ)
- Mối quan hệ: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỷ luật là điều kiện để đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả. Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí hành động của mọi người tạo cơ hội cho con người phát triển nâng cao hiệu quả và chất lượng lao động. (2,0đ)
Câu IV: (3,0 đ) 
 * Hành vi của Mai là sai (0.5 đ)
Vì:
 + Quyền sở hữu của công dân gồm có 3 quyền cụ thể là: (0,5 đ)
 - Quyền chiếm hữu
 - Quyền sử dụng 
 - Quyền định đoạt. 
=> Mai không phải là chủ sở hữu chiếc ví nên Mai không có quyền gì, cụ thể là không có quyền sử dụng và định đoạt đối với chiếc ví. (0,5 đ)
 + Nghĩa vụ của mỗi công dân là phải tôn trọng tài sản của người khác (0,5 đ)
 - Nếu là Mai, cần phải giữ nguyên trạng chiếc ví và tìm cách trả lại cho người bị mất, cụ thể yêu cầu học sinh nêu được 2 cách trong các cách sau: (1 đ)
 + Tìm cách báo cho người bị mất đến nhận.
 + Theo địa chỉ trên giấy tờ tìm đến trao tận tay người bị mất.
 + Nhờ thầy cô giáo chuyển cho người bị mất.
 + Nộp cho cơ quan công an. 
Câu V: (3,0 đ)
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.(1,0đ)
- Từ khi thành lập nước (8/1945) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành bốn bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 946; Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980; Hiến pháp năm 1992.(1,0đ)
- Mỗi bản Hiến pháp ra đời đánh dấu một thời kỳ, một giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam, khẳng định những thắng lợi đã đạt được đồng thời đề ra phương hướng, đường lối xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.(1,0đ)	
Câu VI: (2,0 đ)
Câu ca dao trên tỏ lòng tri ân của mọi người tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày 10 - 3 là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, nhân dân ta khắp mọi miền tổ quốc đều hướng về đất tổ Đền Hùng – Phú Thọ.( 1 đ)
- Câu ca dao trên nói về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta : Uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. .( 0.25 đ )
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2012. .( 0.25 đ)
- Học sinh kể thêm được 4 di sản văn hóa thế giới khác như:( 0.5 đ)
+ Nhã nhạc cung đình Huế
+ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
+ Dân ca quan họ Bắc Ninh
+Ca trù
+ Lễ Hội Gióng
+ Hát Xoan 
+ Thánh địa Mỹ Sơn
+ Vinh Hạ Long
+ Phố cổ Hội An
+ Bia tiến sĩ Quốc Tử Giám
+ Động Phong Nha- Kẻ Bàng
+ Hoàng Thành Thăng Long
 .Hết 
PHÒNG GD &ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS BÍCH HÒA
MA TRẬN ĐỀ THI HSG LỚP 9
MÔN: GDCD
Cấp độ
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
Câu 1 (4điểm)
1 câu (4điểm)
Bảo vệ hòa bình
Câu 2 (4điểm)
1 câu (4điểm)
Dân chủ và kỷ luật
Câu 3 (4điểm)
1 câu (4điểm)
Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Câu 4 (3điểm)
1 câu (3điểm)
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 5 (3điểm)
1 câu (3 điểm)
Truyền thống dân tộc
Câu 6 (2điểm)
1 câu (2điểm)
Tổng số câu
Tổng số điểm
2 câu (8điểm)
2 câu 
(7 điểm)
2 câu 
(5 điểm)
Số câu: 6
Số điểm: 20

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_9_GDCD_nam_2015_BH.doc