PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HOÁ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2014-2015 MÔN THI: SINH HỌC Ngày thi: 22/10/2014 Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề) Đề thi này có 08 câu, gồm 01trang Câu 1 (2,0 điểm): a. Trong các kì của nguyên phân, mỗi kì hãy chọn một đặc điểm quan trọng nhất về sự biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể và nêu ý nghĩa của sự biến đổi đó. b. Vì sao thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt còn các tính trạng lặn là các tính trạng xấu? Câu 2 (2,0 điểm): a. Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? b. Một tế bào của người có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6.10-12 g qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6.10-12 g .Tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích? Câu 3 (2,5 điểm): a. Nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử. b. Cho hai cá thể lai với nhau thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 3:1. Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai ? Với mỗi quy luật di truyền cho một ví dụ bằng một sơ đồ lai( cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường). Câu 4 (2,5 điểm): a. Phân biệt nhiễm sắc thể kép với cặp NST tương đồng. b. Kí hiệu bộ NST của một loài sinh vật như sau: Aa EEXY. Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó. Câu 5 (3,0 điểm): Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài 5100A0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có 1200 Ađênin, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có 1350 Ađênin. a. Tính số Nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen. b. Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu? Câu 6 (3,0 điểm): a. Trình bày ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. b. Một tế bào tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 70 NST. Tất cả các tế bào con được tạo ra đều tiến hành giảm phân đã cần môi trường cung cấp 80 NST. Hãy xác định bộ NST 2n của loài và số lần nguyên phân của tế bào. Câu 7 (2,0 điểm): Ở ruồi giấm gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Người ta cho 2 dòng ruồi giấm thuần chủng lai với nhau, đời F1 đều có kiểu hình thân xám, cánh dài và dị hợp tử hai cặp gen ( Aa, Bb). Có thể dùng phép lai nào để xác định được hai cặp gen ( Aa, Bb) nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau hay nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể? ( Xét trường hợp không xảy ra hoán vị gen). Câu 8 (3,0 điểm): Quả hình tròn ở cà chua là tính trạng trội hoàn toàn so với quả bầu dục. Khi lai cà chua quả tròn với nhau, người ta thu được toàn bộ các cây F1 có quả tròn. Lai các cây F1 với nhau được F2 có cả quả tròn và quả bầu dục. a. Hãy biện luận để xác định kiểu gen của P và F1. b. Xác định tỉ lệ phân ly kiểu gen và kiểu hình có thể có ở F1 và F2. Hết Họ tên thí sinh:................................................ Chữ kí của giám thị:1.................... PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HOÁ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015 MÔN : SINH HỌC Hướng dẫn chấm này có 3 trang Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2,0 đ) a. Sự biến đổi hình thái NST và ý nghĩa. Nguyên phân là một giai đoạn của chu kì tế bào, gồm có kì đầu , kì giữa, kì sau, kì cuối. 1. Kì đầu : Các cromatit tiếp tục đóng xoắn dày hơn, ngắn hơn; Ý nghĩa tạo điều kiện thuận lợi cho NST nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ phân bào ở kì giữa. 2. Kì giữa: Các cromatit đóng xoắn cực đại, nhìn rõ nét nhất, ngắn nhất.NST nằm một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Ý nghĩa tạo hình thái đặc trưng bộ NST của loài.NST rút ngắn thuận lợi cho sự phân li của NST ở kì sau. 3. Kì sau: Các cromatit tách nhau thành các NST đơn tiến về hai cực của tế bào; ý nghĩa sự phân li đồng đều của các NST về các tế bào con. 4. Kì cuối: các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh; Ý nghĩa giúp NST thuận lợi khi tự nhân đôi ở kì trung gian. b. Các tính trạng trội bao giờ cũng được biểu hiện , vì vậy nếu là các tính trạng xấu sẽ bị đào thải ngay.Các tính trạng lặn chỉ thể hiện thành kiểu hình ở trạng thái đồng hợp, ở trạng thái dị hợp nó không được thể hiện vì gen lặn bị gen trội lấn át, vì vậy tính trạng lặn khó bị đào thải. Đó là lí do khiến các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt. 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 Câu 2 (2,0 đ) a.Do quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: - Nguyên tắc bổ sung: mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các (nu) ở mạch khuôn liên kết với các (nu) tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại - Nguyên tắc giữ lại một nữa ( bán bảo toàn ): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ ( mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới . b.Nhận xét: TB ban đầu sau một lần phân chia tạo được hai tế bào con có hàm lượng ADN trong nhân bằng nhau và bằng của tế bào mẹ là 6,6.10-12 g . + Đó có thể là quá trình nguyên phân vì: Kết quả của nguyên phân cũng tạo ra được hai tế bào con có hàm lượng ADN bằng nhau và bằng của tế bào mẹ. + Đó có thể là giảm phân I vì: Kết quả của quá trình giảm phân I cũng tạo được hai tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa nhưng mỗi NST vẫn ở trạng thái kép nên hàm lượng ADN vẫn bằng nhau và bằng của tế bào mẹ. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 (2,5 đ) Ba sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử. - Sự trao đổi chéo cromatit của cặp NST tương đồng ở kì đầu 1 của giảm phân -> tạo ra các loại giao tử khác nhau về cấu trúc NST. - Kì sau của giảm phân I: Xảy ra sự phân ly độc lập – tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khác nhau-> tạo ra các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. - Kì sau của giảm phân II: xảy ra sự phân li ngẫu nhiên của các NST đơn trong cặp NST tương đồng về các tế bào con. b.* TH1: Lai một cặp tính trạng : chịu sự chi phối của quy luật phân li của Mendel -Sơ đồ lai:................. TH2: Lai hai cặp tính trạng - Chịu sự chi phối của quy luật phân li độc lập của Mendel Sơ đồ lai:..................... - Chịu sự chi phối của di truyền liên kết Sơ đồ lai:........................ 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 Câu 4 (2,5 đ) Phân biệt NST kép với cặp NST tương đồng NST kép Cặp NST tương đồng -Chỉ là một NST gồm 2 cromatit giống nhau được dính với nhau ở tâm động. -2 cromatit có cùng nguồn gốc ( hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ) - 2 cromatit hoạt động như một thể thống nhất ( trong điều kiện bình thường) -Các gen ở vị trí tương ứng trên 2 cromatit giống nhau. -Gồm 2 NST độc lập giống nhau về hình dạng kích thước. -2 NST có nguồn gốc khác nhau( một NST có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ) -2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập với nhau. -Các gen ở vị trí tương ứng trên 2 NST của cặp tương đồng có thể giống nhau hoặc khác nhau( đồng hợp hoặc dị hợp) - Số loại giao tử được tạo ra: 23= 8 loại giao tử - Các loại giao tử:ABDEX, ABDEY, aBDEX,aBDEY,AbdEX,AbdEY,abdEX,abdEY 1,25 0,25 1,0 Câu 5 (3,0 đ) a. Tính số Nu mỗi loại trên mỗi gen; Tổng số Nu của mỗi gen:( 5100:3,4). 2=3000(nu) Số nu của mỗi loại của gen trội A là: A=T= 1200(nu) G=X=3000:2 – 1200=300(nu) Số nu mỗi loại của gen lặn a là : A=T =1350(nu) G=X=3000:2-1350=150(nu) b. Khi tế bào ở kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại (nu) của các gen trong trong tế bào. - Số lượng từng loại (nu) trong tế bào tại thời điểm đó. A=T=( 1200+1350).2=5100(nu) G=X=(300+150).2=900( nu) 0,5 0,75 0,75 1,0 Câu 6 (3,0 đ) * Ý nghĩa của nguyên phân: - Ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ. - Giúp cơ thể đa bào lớn lên * Ý nghĩa của giảm phân - Số lượng NST trong giao tử giảm xuống còn (n NST) nên khi thụ tinh, bộ NST 2n của loài lại được phục hồi . - Sự trao đổi chéo ở kì đầu , sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các NST kép trong cặp tương đồng xảy ra ở kì sau của giảm phân I đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau, là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp. * Ý nghĩa của thụ tinh - Phục hồi lại bộ NST lưỡng bội do sự kết hợp giữa giao tử đực (n) với giao tử cái (n ). - Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử khác nhau đã tạo vô số kiểu tổ hợp khác nhau tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. b. Gọi k là số lần nguyên phân, 2n là bộ NST của loài. - Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân: 2n.(2k- 1) = 2n.2k- 2n = 70 (1) Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân: 2n. 2k = 80 (2) Từ (1) và (2) ta có: 2n = 10 Thay 2n = 10 vào (2) ta được 2k = 8 à k= 3. Vậy: bộ NST của loài 2n = 10; Tế bào nguyên phân 3 lần. 0,5 0,5 0,5 1,5 Câu 7 (2,0 đ) * Dùng phép lai phân tích: Cho ruồi thân xám, cánh dài lai với cơ thể đồng hợp lặn thân đen, cánh cụt thu được Fa. - Nếu Fa phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. - Nếu Fa phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:1 thì 2 cặp gen Aa, Bb liên kết trên cùng một cặp NST. * Cho các cá thể ruồi thân xám, cánh dài tạp lai với nhau được F2. - Nếu F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9:3:3:1 thì 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau, PLĐL- THTD. - Nếu F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3:1 hoặc 1:2:1 thì các gen quy định các tính trạng liên kết trên cùng 1 NST. 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 Câu 8 (3,0 đ) Quy ước: A- quả tròn; a- quả bầu dục F2 có cả quả tròn và quả bầu dục chứng tỏ F1 có cả thể dị hợp tử và đồng hợp tử, P không thuần chủng. P: AA x Aa F1: 1AA : 1Aa Lai các cây F1 ta có: F1 Tỷ lệ kiểu gen Tỷ lệ kiểu hình AA x AA AA x Aa Aa x AA Aa x Aa 4AA 2 AA: 2 Aa 2 AA: 2 Aa 1AA: 2 Aa: 1aa 4 quả tròn 4 quả tròn 4 quả tròn 3 quả tròn: 1 quả bầu dục TLKG F2: 9AA: 6Aa: 1aa TLKH F2: 15 quả tròn: 1 quả bầu dục 0,25 0,75 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 Lưu ý: Học sinh có cách làm khác, nếu đúng vẫn cho điểm như đáp án. Hết
Tài liệu đính kèm: