Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Năm học: 2013 - 2014 - Trường THCS Cao Viên

docx 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 4035Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Năm học: 2013 - 2014 - Trường THCS Cao Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Năm học: 2013 - 2014 - Trường THCS Cao Viên
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 TRƯỜNG THCS CAO VIÊN Năm học: 2013-2014
 ( Thời gian làm bài 150’ không kể chép đề )
Câu 1 ( 4 điểm) Cho đoạn thơ sau: 
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
 ( Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
 Phân tích những giá trị đặc sắc nghệ thuật trong đoạn thơ trên?
Câu 2 ( 6 điểm ) : Cha ông ta nói: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Còn Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu cho rằng: “ Lòng đam mê là yếu tố quan trọng nhất để nhà khoa học đi đến tận cùng con đường mình đã chọn”.
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên của em bằng một bài văn ngắn.
Câu 3( 10 điểm): Suy nghĩ về đời sống gia đình trong chiến tranh qua tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
 **********Hết***********
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
 Năm học: 2013-2014
Câu 1( 4 điểm ) Học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
* Về hình thức.
- Viết thành một bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng.
- Không sai lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt trôi chảy.
* Về nội dung. 
 Cần đảm bảo các ý sau:
- Sử dụng biện pháp liệt kê và từ phủ định: Không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe ngày càng méo mó, bị biến dạng và đầy thương tích -> chiến tranh ngày càng khốc liệt.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: không có về vật chất thì rất nhiều >< có tinh về tinh thần chỉ có một.
- Hình ảnh “trái tim” là hình ảnh kết tinh tỏa sáng toàn bài
 là hình ảnh hoán dụ và cũng là ẩn dụ:
+ Thể hiện tình yêu tổ quốc; tình yêu ấy đã làm nên sức mạnh phi thường ở họ.
+ Trái tim đã gắn kết người lính với chiếc xe vào làm một cơ thể thống nhất không có gì tàn phá nổi. Một trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang và lòng dung cảm.
+ Bom đạn kẻ thù không thể đè bẹp được ý chí chiến đấu của những người lính lái xe. Vì đó là những chiếc xe trái tim cầm lái.
Câu 2( 6 điểm ) Yêu cầu:
1. Yêu cầu kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục 3 phần rõ ràng.
- Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, hành văn lưu loát.
2.Yêu cầu kiến thức:
- Giải thích câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” và câu nói của Giáo sư Ngô Bảo Châu: Vai trò của đam mê trong cuộc sống.
- Chứng minh sự đúng đắn của các ý kiến đó trong thực tế đời sống ( các tấm gương của những nhà khoa học, danh nhân, hoặc những con người bình thường do có lòng kiên nhẫn, ý chí quyết tâm, niềm đam mê mà gặt hái được thành công trong cuộc sống...)
VD: 
+ Nguyễn Ngọc Kí của Việt Nam...
+ Nhà vật lí người Anh Stephen Hawking mắc bệnh từ khi còn trẻ và hầu như mất hết khả năng vận động, cuộc sống luôn gắn với chiếc xe lăn và không nói được nhưng vẫn trở thành nhà vật lí lí thuyết hàng đầu thế giới hiện nay.
+ Helen Kelle ( 1880-1968) là biểu tượng phi thường khi suốt đời phải sống trong cảnh mù, điếc nhưng vẫn cống hiến hết sức lực của mình nhằm đem đến niềm vui cho những người tàn tật. Bà là người mù, điếc đầu tiên ở Mĩ được nhận bằng tốt nghiệp cao đẳng và là nhà hoạt động chính trị - xã hội nổi tiếng.
- Bình luận về mối quan hệ giữa lòng say mê và sự chăm chỉ, cần cù; liên hệ để rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Câu 3( 10 điểm). Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau:
* Hình thức.
- Viết thành một bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng.
- Không sai lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt trôi chảy.
* Về nội dung. 
- MB:
+ Giới thiệu nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.
+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- TB:
a. Giới thiệu khái quát hoặc tốm tắt tác phẩm.
b. Tình cảm gia đình trong chiến tranh chịu nhiều mất mát đau thương.
- Vợ chồng, cha con cách biệt.
- Ngày sum họp ngắn ngủi, trải qua nhiều thử thách cay đắng do chiến tranh, con không nhận ra cha phải chịu bi kịch đau đớn.
- Cuối cùng là sự chia li vĩnh viễn, người chồng người cha hi sinh ở chiến trường, vợ góa con côi
c. Tình cảm gia đình trong chiến tranh rất thiêng liêng mạnh mẽ và cao đẹp.
- Ông Sáu rất thương con.
- Bé Thu rất yêu thương cha.
d. Đánh giá.
- Tình cảm gia đình trong chiến tranh chịu nhiều éo le, đau đớn nhưng vô cùng sâu sắc, mãnh liệt bởi lẽ hoàn cảnh chiến tranh sự sống, cái chết mong manh, tình thương trở thành điểm tựa tinh thần và là mục đích sống.
- Tình cảm gia đình gắn với tình yêu đất nước nên càng cao đẹp. Con người Việt Nam trong chiến tranh vì thế bình thường mà cũng rất cao cả.
- Chuyện gia đình ông Sáu cũng là chuyện của nhiều gia đình Viêt Nam khác trong chiến tranh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe HSG van 2014 Cu Khe.docx