Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn thi: Vật lý năm học 2012 - 2013

docx 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn thi: Vật lý năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn thi: Vật lý năm học 2012 - 2013
PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HÀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
ÐỀ CHÍNH THỨC
 	 MÔN THI: VẬT LÝ
 NĂM HỌC 2012 - 2013
 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (2.0 điểm)
	Lúc 7giờ có hai xe cùng xuất phát từ hai điểm A và B cách nhau 60km, chúng chuyển động thẳng đều cùng chiều từ A đến B. Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc 30km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 40km/h.
Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1h kể từ lúc xuất phát.
Sau khi xuất phát được 1h30 phút. Xe thứ nhất đột ngột tăng tốc và đạt đến vận tốc 50km/h. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.
Bài 2: (2.0 điểm) 	 
Hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song có mặt phản xạ quay vào nhau, cách nhau một đoạn d. Trên đường thẳng song song với hai gương có hai điểm S và O cách nhau một đoạn h (như hình vẽ; A, S, B thẳng hàng).	
a. Hãy trình bày cách vẽ một tia sáng từ S đến gương G1 tại I, 
phản xạ đến gương G2 tại J rồi phản xạ đến O
b. Tính độ dài của đường truyền tia sáng trên (từ S qua 2 gương đến O)? Biết d = 120cm, a = 40cm, h = 60cm
Bài 3: ( 2,5 điểm)
	Thả 1,6kg nước đá ở -100C vào một nhiệt lượng kế đựng 2kg nước ở 600C. Bình nhiệt lượng kế bẳng nhôm có khối lượng 200g và nhiệt dung riêng là 880J/kg. độ.
Nước đá tan hết không?
Tính nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế?
Biết Cnước đá = 2100J/kg. độ, Cnước = 4190J/kg.độ, nước đá = 3,4.105J/kg.
Bài 4: (2.0 điểm)
	Cho hệ thống như hình vẽ: Vật 1 có trọng lượng P1, vật 2 có trọng lượng P2. Mỗi ròng rọc có trọng lượng là 1N. Bỏ qua ma sát, khối lượng của thanh AB và dây treo. Khi vật 2 ở vị trí C với AB = 3CB thì hệ thống cân bằng; khi treo vật 2 ở vị trí D với AD = DB thì muốn hệ thống cân bằng phải treo thêm vào vật 1 một vật thứ 3 có trọng lượng P3 = 5N. Tính trọng lượng vật 1 và trọng lượng vật 2.
Bài 5: (2.0 điểm)
Ba ống giống nhau và thông đáy, chứa nước chưa đầy. Đổ vào ống bên trái một cột dầu cao H1 = 20cm và đổ vào ống bên trái một cột dầu cao H2 = 10cm.
Hỏi mực nước ở ống giữa sẽ dâng lên cao bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước và dầu là d1 = 10000N/m3, d2 = 8000N/m3
..Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_HSG_TP_DONG_HA_2012_2013.docx