Đề thi học sinh giỏi Khoa học xã hội lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Khoa học xã hội lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Khoa học xã hội lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
 NĂM HỌC 2014-2015
ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI
Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Tại sao trong bối cảnh lịch sử chung của Châu Á cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản lại là nước duy nhất thoát khỏi số phận thuộc địa và trở thành cường quốc? Từ sự phát triển của Nhật Bản, chúng ta có thể học tập được gì?
b) Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta còn có những hạn chế nào khi giao lưu, học tập các dân tộc khác? Biện pháp khắc phục những hạn chế đó?
Câu 2 (1,0 điểm)
Hồi ở Pác Bó, một hôm, Bác chuẩn bị đi công tác, có một em bé trong số các em thường ngày quấn quýt bên Bác, đòi Bác mua cho một cái vòng bạc.
	Hơn hai năm sau Bác trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác, hỏi thăm sức khỏe Bác, không ai còn nhớ chuyện em bé đòi Bác mua quà năm xưa. Nhưng riêng Bác thì Bác vẫn nhớ đinh ninh. Bác từ từ mở túi, lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh và trao cho em bé. Bác bảo: “Cháu nó nhờ mua tức là nó muốn lắm. Mình đã hứa thì phải làm cho kì được, không làm được thì đừng có hứa”. Bác bảo đấy là chữ “tín”, cần giữ trọn.
	(Theo Bác Hồ – Người Việt Nam đẹp nhất, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986)
Từ câu chuyện trên, em hãy cho biết thế nào là người biết giữ chữ tín?
Câu 3 (1,0 điểm)
Em có suy nghĩ gì về vấn đề được đề cập trong đoạn trích sau:
 	Kết quả nghiên cứu của một tổ chức phi chính phủ trên 9000 học sinh của 5 nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cho thấy trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em trải nghiệm bạo lực ở trường.
(Theo Quỳnh Trang,  ngày 18/3/2015)
Câu 4 (2,0 điểm)
	Em hãy tưởng tượng mình là một con cá phải sống trong hồ nước bị ô nhiễm tâm sự với loài người về cuộc sống và những ước mong của nó.
Câu 5 (1,0 điểm)	
	Là một học sinh, em nghĩ mình cần có trách nhiệm như thế nào đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước?
-------------Hết-------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh .. Số báo danh ..
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(Đáp án có 02 trang)
KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
 NĂM HỌC 2014-2015
ĐÁP ÁN: KHOA HỌC XÃ HỘI
Câu
Nội dung trình bày
Điểm
1
Tại sao trong bối cảnh lịch sử chung của Châu Á cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản lại là nước duy nhất thoát khỏi số phận thuộc địa và trở thành cường quốc? Từ sự phát triển của Nhật Bản, chúng ta có thể học tập được gì?
Trong quá trình học tập các dân tộc khác, chúng ta còn có những hạn chế nào? Biện pháp khắc phục những hạn chế đó?
2,0
- Trong bối cảnh lịch sử giống nhau ở châu Á cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản là nước duy nhất thoát khỏi số phận nước thuộc địa và trở thành cường quốc vì: Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành cuộc cải cách, duy tân đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
0,5
- Từ sự phát triển của Nhật Bản, Việt Nam học tập được:
Học sinh có thể rút ra nhiều bài học, nhưng cần nêu được: Nhạy bén trước sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước để tiến hành cải cách, đổi mới đất nước, đầu tư vào yếu tố con người, ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất
0,5
- Trong quá trình học tập các dân tộc khác, chúng ta còn có những hạn chế như: tiếp thu văn hóa ồ ạt, không có chọn lọc, lai căng không phù hợp
0,5
- Biện pháp: tiếp thu một cách có chọn lọc, hòa nhập nhưng không hòa tan
0,5
2
Thế nào là người biết giữ chữ tín?
1,0
- Người biết giữ chữ tín là người coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng người khác...
1,0
3
Em có suy nghĩ gì về vấn đề được đề cập trong đoạn trích sau:
 “Theo kết quả nghiên cứu của một tổ chức phi chính phủ trên 9000 học sinh của 5 nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cho thấy trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em trải nghiệm bạo lực ở trường”
1,0
- Đoạn trích đề cập đến vấn đề bạo lực học đường – một thực trạng đáng báo động của học sinh các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
0,25
- Học sinh nêu ngắn gọn nguyên nhân và hậu quả, biện pháp để khắc phục tình trạng trên (Nguyên nhân: sự vô cảm, thích thể hiện bản thân, ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực, ảnh hưởng của đời sống bạo lực từ gia đình ; Hậu quả: tổn thương về cả thể xác và tinh thần, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng; Biện pháp: tuyên truyền, giáo dục và xây dựng lối sống lành mạnh, trong sáng cho học sinh)
0,75
4
Tưởng tượng mình là một con cá phải sống trong hồ nước bị ô nhiễm, em hãy nói lên suy nghĩ của bản thân.
2,0
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, không bị gò bó về nội dung và hình thức. Nhưng vì đề yêu cầu tưởng tượng đóng vai một con cá nên phải chú ý cách trần thuật từ ngôi thứ nhất. Về nội dung, cần đảm bảo hai ý cơ bản sau:
 - Nêu được cuộc sống của con cá trong cuộc sống ở hồ nước bị ô nhiễm (cuộc sống ngột ngạt, nước bị đổi màu, khiến cho sự sống của muôn loài dưới nước bị đe dọa; cảm xúc của con cá trước cuộc sống đó có thể là sự giận dữ, lo lắng, tuyệt vọng,).
1,5
- Những ước mong, khao khát, lời kêu cứu khẩn thiết của con cá, thông điệp mà con cá muốn gửi tới loài người
0,5
5
Là một học sinh, em nghĩ mình cần có trách nhiệm như thế nào đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước?
1,0
Học sinh liên hệ trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Cần đảm bảo những nội dung sau:
- Tích cực học tập và lao động để nâng cao hiểu biết của bản thân về chủ quyền biển đảo đất nước.
0,5
- Tích cực tuyên truyền với gia đình, người thân, bạn bè quốc tế về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
0,5
Tổng điểm toàn bài (câu 1 + câu 2 + câu 3 + câu 4 + câu 5)
7,0
----------Hết----------
Lưu ý chung: Trên đây là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng, giám khảo cần linh hoạt vận dụng đáp án, tránh chỉ đếm ý cho điểm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_KHXH_thi_thu_20142015.doc