PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TIN HỌC CHÂU THÀNH Năm học: 2016-2017 ĐỀ ĐỀ XUẤT Môn thi: Tin học – Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 8/01/2017 Đề thi gồm có 2 trang, 4 bài tập I/ TỔNG QUAN ĐỀ THI Tên bài File chương trình Dữ liệu vào Dữ liệu ra Bài 1 Tính tổng SBD_BL1.pas Từ bàn phím Màn hình Bài 2 Sắp xếp SBD_BL2.pas Từ bàn phím Màn hình Bài 3 Chuẩn hóa SBD_BL3.pas CHUANHOA.IN CHUANHOA.OUT Bài 4 Chỉ số BMI SBD_BL4.pas BMI.IN BMI.OUT II/ Đề thi Câu 1: Tính tổng (4 điểm) Cho công thức tính tổng sau: S=1 + +++.Hãy viết chương trình thực hiện các công việc sau: Nhập từ bàn phím số nguyên N ( điều kiện N<256). In ra màn hình tổng giá trị S. (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) Ví dụ: Nhap N = 5 Tong S la: 2.28 Nhap N = 125 Tong S la: 5.41 Câu 2: Sắp xếp (4 điểm) Các thí sinh thi tuyển sinh các môn như sau: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ. Điểm trung bình được tính như sau: Ngữ văn hệ số 2, Toán hệ số 2, Ngoại ngữ hệ số 1. Em được thầy, cô nhờ tính điểm trung bình để trường có thẻ sắp lớp cho hco5 sinh: Nhập vào điểm thi 3 môn. Tính điểm trung bình của học sinh đó Cho biết điểm thi lớn nhất của các môn. (không nhân hệ số) Câu 3: Chuẩn hóa (6 điểm) Trong đợt thi tuyển sinh trên, các trường đều gửi danh sách học sinh về cho Phòng GD & D9T. Nhưng ở một số trường tên học sinh chưa được chuẩn hóa. Một số bạn có tên đều in hoa (‘LY THAI HUY’), một số tên thì đều ghi chữ thường (‘ly thai huy’) hoặc vùa có chữ in hoa vừa có chữ in thường (‘Ly tHaI hUy’) và trong họ tên lại có nhiều khoảng trống (‘Ly Thai Huy’). Hãy viết chương trình thực hiện các công việc sau: Không có kí tự trắng thừa Ký tự đầu cy=ủa mỗi từ phải in hoa. Ví dụ: ‘Ly Thai Huy’ Yêu cầu: a. Dữ liệu vào ở file CHUANHOA.IN. b.Kết quả ra ở file CHUANHOA.OUT. Câu 4: Chỉ số BMI (6 điểm) Chỉ số BMI (Body Mass Index) được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này có thể xác định một người có mắc bệnh béo phì hay mắc bệnh suy dinh dưỡng không? Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg hay lb – pound) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m hay in), chỉ số khối lượng cơ thể được tính dựa theo hệ đo lường sau: Theo hệ đo lường Metric (Mỹ): BMI = Theo hệ thức đo lường imperial (Anh): BMI = x 730 Định nghĩa phổ biến của BMI theo 6 cấp độ: Người gầy (GAY): BMI<15 Người dưới cân (DUOICAN): 16<BMI<18.5 Người lý tưởng (LYTUONG): 18.5 <= BMI <=25 Người quá cân (QUACAN): 25<BMI<=30 Người béo phì (BEOPHI): 30<BMI<=40 Người rất béo (RATBEO): BMI>40 Yêu cầu: Vào từ file BMI.IN gồm 2 dòng: Dòng đầu tiên chứa H và W, cách nhau bởi dấu cách, biểu diễn chiều cao và trọng lượng của một người (0<H<100, 0<W<1000) Dòng thứ hai chứa đơn vị đo: METRIC hay IMPERIAL. Kết quả: Ghi ra file BMI.OUT chứa các thông tin theo đúng thứ tự sau: chỉ số BMI (định dạng hai chữ số lẻ), dấu gạch nối (-) và một trong cấp độ (GAY, DUOICAN, LYTUONG, QUACAN, BAOPHI, RATBEO). BMI.IN BMI.OUT 70 250 IMPERIAL 35.87 – BEOPHI 1.90 104 METRIC 28.81 – QUACAN -------------- HẾT -------------- Các tập tin chương trình phải đặt theo đúng quy định (cả phần tên và phần mở rộng) Thí sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm.
Tài liệu đính kèm: