Đề thi học sinh giỏi huyện Sinh học lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Nghi Lộc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 554Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi huyện Sinh học lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Nghi Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi huyện Sinh học lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Nghi Lộc
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016
 NGHI LỘC Môn: SINH HỌC 8
 Thời gian làm bài: 90 phút - không kể thời gian phát đề (ĐỀ CHÍNH THỨC) 
Câu 1 (4,0 điểm). a) Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
b) Ở lứa tuổi học sinh, trong học tập và sinh hoạt cần chú ý những gì để mắt không bị cận thị?
c) Vì sao không nên đọc sách khi đi tàu xe?
Câu 2 (4,0 điểm). Vì sao cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn? Vì sao ở trẻ nhỏ có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ (tè dầm)?
Câu 3 (6,0 điểm). a) Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi?
b) Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích?
c) Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 4 (6,0 điểm). a) So sánh tiêu hóa ở dạ dày và ruột non.
b) Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kỹ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì? 
c) Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?
............................ Hết ...........................
Họ và tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: .....................
HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC 8
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
4,0 đ
a) 2,0 đ
Cơ quan phân tích thị giác gồm: Các tế bào thụ cảm thị giác (tế bào nón, 
tế bào que) nằm trong màng lưới cầu mắt; dây thần kinh thị giác (dây số II); 
vùng thị giác  ở thùy chẩm.  Ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất vì: Điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của tế bào nón, mà tế bào nón có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Mặt khác, một tế bào nón liên hệ với một 
tế bào thần kinh thị giác qua tế bào 2 cực. Nên ảnh của vật hiện trên điểm vàng sẽ giúp ta nhìn rõ nhất.
1,0
1,0
b) 1,0 đ
Trong học tập và sinh hoạt cần chú ý để mắt không bị cận thị: + Viết và đọc cần giữ đúng khoảng cách hợp lí. + Không xem ti vi quá gần, ngồi với máy vi tính quá lâu. + Học tập nơi có đủ ánh sáng, không đọc sách báo trên tàu xe bị xóc nhiều. + Giữ cho môi trường luôn sạch sẽ, tránh các tác nhân gây bệnh cho mắt..
0,25
0,25
0,25
0,25
c) 1,0 đ
Vì những chuyển động lắc của xe khiến mắt phải điều chỉnh cho phù hợp để có thể nhìn thấy chữ, từ đó gây căng thẳng cho mắt, khiến chúng ta thấy mệt mỏi và buồn nôn.
1,0
Câu 2
4,0
- Ở người, khi ý thức hình thành từ phía dưới cơ vòng trơn của ống đái còn có loại cơ vân, lúc này đã phát triển hoàn thiện, cơ này có khả năng co rút tự ý. Vì vậy, khi ý thức hình thành và phát triển, cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn.
- Ở trẻ nhỏ, do cơ vân thắt bóng đái phát triển chưa hoàn chỉnh nên khi lượng nước tiểu nhiều gây căng bóng đái, sẽ có luồng xung thần kinh gây co cơ bóng đái và mở cơ trơn ống đái để thải nước tiểu, điều này thường xẩy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh
2.0
2.0
Câu 3
6,0
* Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi:
a) 3,0
- Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp, nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
- Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra.
- Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng.
- Số lượng phế nang lớn có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.
0.75
0.75
0.75
0.75
b) 2,0
* Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng.
 - Giải thích: Khi con người hoạt động mạnh, cơ thể cần nhiều năng lượng
 Hô hấp tế bào tăng Tế bào cần nhiều ôxi và thải ra nhiều khí cacbonic Nồng độ cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp.
2.0
c) 1,0
 Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra.
- Dung tích sống phụ thuộc dung tích phổi và dung tích khí cặn.
- Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực.
- Dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
- Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 4
6,0
1. * Giống nhau:
- Biến đổi lý học: Co bóp nhờ các lớp cơ để nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa, tiết enzim, hòa loãng thức ăn
- Biến đổi hóa học: Các eim tiêu hóa phân cắt thức ăn thành các phần tử nhỏ hơn
0,5
0,5
 * Khác nhau
Nội dung
Tiêu hóa ở dạ dày
Tiêu hóa ở ruột non
0,5
0,5
0,5
0,5
- Biến đổi 
lý học:
- Mạnh nhờ 3 lớp cơ dày
- Thức ăn được co bóp mạnh nên nghiền nhỏ thức ăn
- Yếu hơn vì chỉ có 2 lớp cơ mỏng
- Không có tác dụng làm nhỏ thức ăn
- Bién đổi 
hóa học:
- Chỉ có Enzim pepsin phân cắt prôtêin và enzim amilaza nước bọt hoạt động trong giai đoạn đầu phân cắt tinh bột
- Chỉ có prôtêin chuỗi dài -> chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin và một phần tinh bột thành đường mantôzơ. Các sản phẩm này chưa có khả năng hấp thụ được.
- Có đầy đủ các loại enzim phân cắt các loại thức ăn
- Tất cả các loại thức ăn đều được phân cắt thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được
2.
 - Thức ăn được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị (dịch vị có tính axit) ở dạ dày sẽ chuyển xuống ruột non từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của thành cơ dạ dày phối hợp với sự đóng mở cơ vòng môn vị.
 - Cơ vòng môn vị luôn luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày xuống ruột non khi đã nhỏ, độ a xit cao có trong thức ăn sẽ tác động vào niêm mạc tá tràng gây phản xạ đóng môn vị. Khi lượng thức ăn thấm đẫm dịch mật và dịch tụy độ axit trong thức ăn được trung hòa bởi các muối mật và dịch tụy có tính kiềm sẽ ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị mở ra và thức ăn được chuyển xuống tá tràng.
 - Thức ăn được chuyển xuống ruột non từng đợt với một lượng nhỏ thuận lợi cho thức ăn có thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ hết chất dinh dưỡng.
3. 
- Dịch mật do gan tiết ra tạo môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng môn vị điều khiển thức ăn từ dạ dày xuống ruột và tạo ra môi trường kiềm cho các enzim hoạt động -> góp phần tiêu hóa và hấp thụ mỡ
- Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật -> giảm khả năng tiêu hóa
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 8-1.doc