PHÒNG GD& ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS CAO VIÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN MÔN: VẬT LÝ 9 Năm học: 2015-2016 (Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (5 điểm) Hai anh em Nam và Việt ở cách trường 27km mà chỉ có một chiếc xe đạp không chở được. Vận tốc của Nam khi đi bộ và khi đi xe đạp lần lượt là 5km/h và 15km/h, còn vận tốc của Việt khi đi bộ và khi đi xe đạp lần lượt là 4km/h và 12km/h. Nếu muốn xuất phát từ nhà và đến trường cùng một lúc thì hai anh em phải thay nhau dùng xe như thế nào? Biết xe có thể dựng bên đường và thời gian lên xuống xe không đáng kể. Câu 2 : (6 điểm) Ba điện trở R1=6Ω ,R2=4Ω ,R3=2Ω,được mắc nối tiếp với nhau rồi mắc vào hai điểm BD có hiệu điện thế không đổi U=12V a,Tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở? b, Ba điện trở trên phải mắc như thế nào để hiệu điện thế giữa hai đầu R1 gấp ba lần hiệu điện thế giữa hai đầu R3. Câu 3: (6 điểm) Hai bóng đèn Đ1(110V-50W) và Đ2(110V-25W). Điện trở các đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ a. Tính điện trở mỗi bóng đèn khi chúng sáng bình thường. b. Mắc 2 đèn song song vào U bằng bao nhiêu để chúng sáng bình thường? Tính điện năng tiêu thụ và tiền điện của 2 đèn trên sáng bình thường trong 30 ngày, mỗi ngày dùng 2 giờ? biết 1 Kwh Giá 2000đ c. Nếu mắc 2 đèn nối tiếp vào U’= 220V thì tình trạng các đèn thế nào? d.Nếu dùng 2 đèn đó và một điện trở R mắc với nhau rồi mắc vào U’= 220V sao cho các đèn sáng bình thường. Vẽ sơ đồ thỏa mãn điều kiện trên và tính giá trị R? 1 2 4 3 220V 96,8W 48,4W Câu 4: (3 điểm) Bàn là điện sử dụng cho các chất liệu vải khác nhau có sơ đồ mạch điện như hình 1. Các chốt 1, 2, 3, 4 là các tiếp điểm để đấu nối các thanh dẫn có điện trở không đáng kể nhằm thiết lập chế độ nhiệt cho bàn là. Hình 1 Bạn hãy cho biết có bao nhiêu chế độ cho các công suất tỏa nhiệt khác nhau? Chỉ rõ cách đấu nối thanh dẫn vào các chốt và giá trị các công suất tương ứng. --------Hết------ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN CỦA TRƯỜNG THCS CAO VIÊN Câu Đáp án Điểm 1 5đ - Gọi x(km) là quãng đường Nam đi xe thì quãng đường Nam đi bộ là (27-x). Vì cùng xuất phát và cùng đến nơi một lúc nên quãng đường Việt đi bộ là x và đi xe là (27-x). -Thời gian Nam đi từ nhà đến trường bằng thời gian Việt đi từ nhà đến trường: tN = tV => += + => x = 10,5km. Vậy, có hai phương án sau: -Nam đi xe 10,5km rồi để xe bên đường và tiếp tục đi bộ 16,5km để đến trường. Việt xuất phát cùng một lúc với Nam, đi bộ 10,5km thì gặp xe của Nam để lại rồi đạp xe quãng đường 16,5km và đến trường cùng lúc với Nam. -Hoặc ngược lại, Việt đi xe đạp 16,5km rồi tiếp tục đi bộ 10,5km. Nam đi bộ 16,5km rồi tiếp tục đi xe đạp 10,5km. 1 1 2 0.5 0,5 2 6đ a, Rtđ = R1+R2+R3 = 6+4+2 = 12 Ω b, I=I1=I2=I3=U/Rtđ= 12/12=1A U1=I1.R1=1.6=6V U2=I2.R2=1.4=4V U3=I3.R3=1.2=2V c, U1=3U3 => I1.R1=3 I3.R3=>I1=I3: Vậy phải mắc sao cho I1=I3=> có 3 cách: C1: R1ntR2ntR3 C2: R1//(R2ntR3) C3: (R1ntR3)//R2 1 1 0,5 0,5 0,5 1 0,5 0,5 0,5 3 6đ a, Tính đúng R1=242Ω, R2=484Ω ............................................................. b, Mắc 2 đèn // vào U= 110V; A=(P1+P2).t=0,075W.30.2= 4,5kwh Tiền điện : 4,5 x 2000 = 9000đ....................................................................... c, Tính Rtđ= 726Ω. Isd= 220/726=0,3A so với I1=0,45A. I2=0,23A=>Đèn 2 cháy làm đèn 1 tắt theo, vì I sử dụng > I định mức d, : Cách 1: (Đ1 // Đ 2 ) nt R. R= 110/(I1+I2)=110/0,68=162Ω Cánh 2 : Đ1 nt ( Đ 2 // R ) R=110/(I1-I2)=110/0,22=500Ω 1 1 1 1 0,5 0,5 0,5 0,5 4 3đ * Cho 2 điện trở ghép nối tiếp khi nối tắt chốt 4-3: * Dùng điện trở 96,8Ω khi nối tắt 1-2 và 3-4: * Dùng điện trở 48,4Ω khi nối tắt 1-3: * Dùng 2 điện trở song song khi nối tắt 1-3;2-4: 0,75 0,75 0,75 0,75 GV ra đề Tổ chuyên môn Ban giám hiệu Lê Mạnh Hùng
Tài liệu đính kèm: