Đề thi học sinh giỏi cấp trường Sinh học 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Phiêng Khoài

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 700Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường Sinh học 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Phiêng Khoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp trường Sinh học 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Phiêng Khoài
PHÒNG GD&ĐT YÊN CHÂU
TRƯỜNG THCS PHIÊNG KHOÀI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 - CẤP THCS NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Sinh học
Ngày thi: / /2013
(Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm) Phân biệt thụ phấn và thụ tinh, tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh?
Câu 2: (1,5 điểm) Giải thích tại sao tảo không được xem là cây xanh thực sự? Lợi ích của tảo trong tự nhiên?
Câu 3: (1 điểm) Vì sao sự thích nghi của thú với điều kiện sống lại rất đa dạng và phong phú?
Câu 4: (2 điểm) Giải thích đặc điểm tiêu hoá và đặc điểm hô hấp của của chim thích nghi với sự bay?
Câu 5: (1,5 điểm) Hãy giải thích những đặc điểm của hệ cơ ở người thích ứng với chức năng co rút và vận động?
Câu 6: (1,5 điểm) Thân nhiệt là gì? Giải thích vì sao lúc trời lạnh cơ thể có hiện tượng dựng lông ở da, trời quá lạnh cơ thể có hiện tượng run?
Câu 7: (3 điểm) Ức chế phản xạ có điều kiện xảy ra như thế nào? Mối quan hệ giữa sự ức chế phản xạ có điều kiện cũ và sự thành lập phản xạ có điều kiện mới? Ý nghĩa đối với đời sống?
Câu 8: (2,5 điểm) Một phân tử ADN dài 150 vòng xoắn, có A = 600 nuclêôtit
Tính số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN?
Phân tử trên dài bao nhiêu? có bao nhiêu liên kết H2? 
Câu 9: (2điểm) Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì ? Trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội (2n – 1)(2n –1)?
Câu 10: (2 điểm) Điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ADN với cơ chế tổng hợp ARN là gì?
Câu 11: (1,5 điểm) Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài đều nguyên phân 2 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương 120 nhiễm sắc thể. Xác định:
Số tế bào con tạo ra.
Tên loài.
------------- Hết -------------
(Đề thi có 01 trang 11 câu hỏi; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT YÊN CHÂU
TRƯỜNG THCS PHIÊNG KHOÀI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁP ÁN THI CHỌN HSG LỚP 9 - CẤP THCS NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Sinh học
Ngày thi: / /2013
Câu 1: (1,5 điểm)
- Thụ phấn : Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ (0,5 điểm)
- Thụ tinh: Là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành một tế bào mới là hợp tử. Hiện tượng thụ tinh sảy ra tại noãn.(0,5 điểm)
- Hiện tượng thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh vì: (0,5đ điểm)
+ Có thụ phấn mới có thụ tinh, nhưng sau đó hạt phấn phải nảy mầm (hình thành các ống phấn mang tế bào sinh dục đực xuyên qua vòi nhụy đến bầu nhụy gặp noãn) thì hiện tượng thụ tinh mới thực hiện được.
+ Có một số trường hợp ( phấn của các cây không cùng loại) tuy có hiện tượng thụ phấn nhưng không thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm được.
Câu 2: (1,5 điểm)
Tảo không được xem là cây xanh thực sự vì:
* Cấu tạo cơ thể đơn giản, chưa phân hoá dạng rễ, thân, lá. Các tế bào chưa phân hoá thành các mô khác nhau (đặc biệt là chưa có mô dẫn) do đó tảo sống chủ yếu ở môi trường nước và dạng cơ thể của tảo gọi là tản. (0,75 điểm)
* Lợi ích của tảo trong tự nhiên: (0,75 điểm)
- Cung cấp oxi (nhả ra khi quang hợp) và là nguồn thức ăn cho các động vật ở nước.
- Là thức ăn cho gia súc và cho con người.
- Các công dụng khác (phân bón, nguyên liệu, làm giấy, hồ gián, thuốc nhuộm...)
Câu 3: (1 điểm)
Thú thích nghi với điều kiện sống vì: Thú là động vật đẳng nhiệt, có hệ thần kinh, giác quan và các hệ cơ quan phát triển ở mức độ cao nên có thể sinh sống và thích nghi dễ dàng dối với môi trường có những điều kiện sống khác nhau thậm chí rất khắc nghiệt (xa mạc, núi cao....)
Câu 4: (2 điểm)
Hệ cơ quan
Đặc điểm
Sự thích nghi
Tiêu hoá
1.Hàm thiếu răng.
2.Ruột ngắn.
3.Thiếu ruột thẳng
- Cơ thể nhẹ
- Thải phân nhanh
- Thiếu nơi trữ phân.
Hô hấp
Có 9 túi khí đi vào giữa các nội quan, đi vào các xoang rỗng của xương.
Cơ thể nhẹ, cách nhiệt, giảm ma sát giữa các nội quan. tận dụng được nguồn oxi trong không khí, tăng nhịp hô hấp mà vẫn không bị thiếu không khí khi chim bay.
Câu 5: (1,5điểm)
Những đặc điểm của hệ cơ thích ứng với chức năng co rút.
- Tế bào cơ có cấu tạo dạng sợi. Trong sợi cơ có rất nhiều tơ cơ. Hai loại (tơ cơ dày và tơ cơ mảnh) có khả năng lồng vào nhau khi cơ co làm cho các sợi cơ co rút lại và tạo ra lực kéo. (0,5 điểm)
- Nhiều tế bào cơ hợp thành bó cơ có màng liên kết bao bọc; nhiều bó cơ hợp thành bắp cơ. Các bắp cơ nối vào xương. Do đó khi sợi cơ co dẫn đến các bắp cơ co rút lại và kéo xương chuyển dịch và vận động. (0,5 điểm)
- Số lượng cơ của cơ thể rất nhiều (khoảng 600 cơ) đủ để liên kết với toàn bộ xương để tạo ra bộ máy vận động cho cơ thể. (0,5 điểm)
Câu 6: (1,5điểm)
* Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể (cơ thể luôn có nhiệt độ ổn định khoảng 370c)
* Lúc trời lạnh: Cơ thể chống lạnh bằng cách tăng dị hoá sinh nhiệt và giảm sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường.
( hiện tượng dựng lông ở da gíup cơ thể giảm bớt độ lạnh của môi trường xâm nhập, đồng thời hạn chế sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường ngoài)
* Khi trời quá lạnh: Cơ thể có hịên tượng run. ( run là một dạng co rút nhanh của cơ nhằm tăng cường quá trình dị hoá sinh nhiệt để cơ thể chống lạnh)
Câu 7: (3 điểm)
* Ức chế sảy ra: (1 điểm)
- Nếu phản xạ có đều kiện đã được thành lập không đựơc củng cố thường xuyên.
- Một kích thích quá mạnh xuất hiện sẽ dập tắt .
* Mối quan hệ giữa sự ức chế phản xạ có điều kiện cũ và sự thành lập phản xạ có điều kiện mới. (1 điểm)
Có mối liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể thích nghi kịp thời trước những thay đổi xảy ra thường xuyên trong môi trường xung quanh. 
* Ý nghĩa: (1 điểm)
Ức chế dập tắt có ý nghĩa bảo vệ hệ thần kinh, chống lại các tác động gây tổn hại hệ thần kinh.
Giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới
Câu 8: (2,5 điểm)
Tổng số nuclêôtit của phân tử ADN là (0,5 điểm)
150.20 = 3000 nuclêôtit
Số nuclêôtit từng loại của phân tử ADN là (0,5 điểm)
	Theo NTBS: 
	A = T = 600 nuclêôtit
	G = X = (3000 : 2) – 600 = 900 nuclêôtit
	b) Số liên kết H2 của phân tử ADN là 
	2.A + 3.G = 2.600 + 3.900 = 3900 liên kết H2 (0,5 điểm)
	 Chiều dài phân tử ADN là:
	150.34 = 5100 A0 (0,5 điểm)
Câu 9: (2 điểm)
* Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là: Những biến đổi sảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể nào đó hoặc ở tất cả bộ nhiễm sắc thể. (0,5 điểm)
* Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội (2n + 1) và (2n-1) (1,5 điểm)
+ Do sự phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào đó.
+ Kết quả: Một giao tử có cả 2 nhiễm sắc thể của một cặp còn một giao tử không mang nhiễm sắc thể nào của cặp đó.
+ Trong thụ tinh: Giao tử mang cả 2 nhiễm sắc thể (n+2) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n+1)
+ Giao tử không mang nhiễm sắc thể nào (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử (2n-1)
(Có thể giải thích bằng sơ đồ - đúng vẫn cho điểm tối đa)
Câu 10: ( 2điểm)
Điểm khác nhau căn bản giữa cư chế tổng hợp ADN với cơ chế tổng hợp ARN 
 (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Tổng hợp ADN
Tổng hợp ARN
-Xảy ra trên toàn bộ trên 2 mạch đơn của phân tử ADN
- Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X.
- Nguyên tắc tổng hợp là nguyên tắc bổ sung: A –T; G – X là nguyên tắc giữa lại một nửa.
- Kết quả: từ ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt ADN mẹ, trong mỗi ADN con có một mạch đơn mới được tổng hợp nên.
- Xảy ra trên một mạch đơn gen.
- Nguyên liệu tổng hợp lên 4 loại A, U, G, X.
- Nguyên tắc tổng hợp là nguyên tắc bổ sung: A – U; G – X.
- Kết quả :mỗi lần tổng hợp tạo ra 1 ARN có số lượng, thành phần và trật tự các đơn phân giống mạch bổ sung của gen (chỉ khác T được thay bằng U)
Câu 11: (1,5 điểm)
a) Số tế bào con được tạo ra:
+ Áp dụng công thức tính số tế bào con:
a. 2x = 5. 22 = 20 (tế bào) (0,5điểm)
b) Tên của loài:
Số nhiễm sắc thể trong môi trường cung cấp.
 ( 2x - 1) .a .2n = 120 
 120 120
Þ 2n = = = 8 ( 0,5 điểm)
 (2x – 1).a ( 2x -1) . 5
Þ 2n = 8 ==> loài rồi giấm. (0,5 điểm)
Câu 8: (2 điểm) Phát biểu nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập. Qua đó so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai quy luật này ?
* Quy luật phân ly: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội 1 lặn (0,25 điểm)
* Quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử (0,25 điểm)
* Điểm giống nhau:(0,5điểm)
+ Bố mẹ mang lai phải thuần chủng.
+ Tính trội phải là trội hoàn toàn.
+ Số lượng con lai phải đủ lớn.
- Ỏ F1 đều phân ly tính trạng
+ Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa 2 cơ chế (phân ly của các cặp gen trong giảm phân tạo ra giao tử và tổ hợp của các cặp gen trong quá trình thụ tinh, tạo giao tử.)
* Điểm khác nhau:(1điểm)
Quy luật phân ly
Quy luật phân ly độc lập.
- Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng.
- F1 dị hợp về một cặp gen (Aa) tạo 2 loại giao tử.
- F2 có tỉ lệ kiểu hình với tỉ lệ 3:1
- F2 xuất hiện 4 tổ hợp với 3 kiểu gen.
- F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng
- F1 dị hợp về hai cặp gen (AaBb) tạo 4 loại giao tử.
- F2 xuất hiện 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1.
- F2 xuất hiện 16 tổ hợp với 9 kiểu gen.
- F2 xuất hiện biến dị tổ hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG9_KIEN_THUC_6789.doc