Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: Toán - Trường TH Chu Văn An

doc 8 trang Người đăng nguyenlan45 Lượt xem 1149Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: Toán - Trường TH Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: Toán - Trường TH Chu Văn An
TRƯỜNG TH CHU VĂN AN	 Thứ ngày. tháng năm 2014
Họ và tên: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Lớp: 5 Môn: Toán
	 Thời gian: 90 phút
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
I. Trắc nghiệm: ( 6 điểm )
Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D ( Là đáp số, kết quả tính,). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Tìm x, biết : 
A. x = 1	B. x = 2	C. x = 3 	D. x = 4
Tổng S = + + + +
A. 	B. 	C. 	D. 
Để số 2007a chia hết cho cả 2 và 3 thì a bằng :
A. 2	B. 4	C. 6	D. 8
12,3 x 0,02 + 12,3 x 0,05 + 12,3 x 0,03 = .
Số điền vào chỗ chấm là :
A. 0,123	B. 1,23	C. 12,3	D. 123
. Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là: 
A. >	B. <	C. =
Nếu dịch chuyển dấu phẩy sang bên trái hai chữ số của số 602,129 thì số này sẽ:
A. Giảm đi 10 lần	B. Giảm đi 100 lần
C. Tăng lên 10 lần	D. Tăng lên 100 lần
II. Tự luận : ( 14điểm)
Bài 1: Tính nhanh
 ..
Bài 2: Hai số có tổng bằng 280 và thương là 0,6. Tìm hai số đó
Bài 3: Một xí nghiệp dự định may 48 bộ quần áo trẻ em hết 120m vải. Ngày đầu may được 18 bộ, ngày sau may hết 60m vải. Hỏi còn phải may bao nhiêu bộ quần áo nữa ?
.
Bài 3: Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng hai đáy là 36m. Diện tích thửa ruộng đó bằng diện tích một mảnh đất hình vuông có chu vi 96m.
Tính chiều cao thửa ruộng hình thang.
Biết hiệu hai đáy là 10 m, tính mỗi cạnh đáy hình thang.
TRƯỜNG TH CHU VĂN AN	 KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Họ và tên: Môn: Tiếng Việt 
Lớp: 5 Thời gian: 90’ phút
 Thứ ngày. tháng năm 2013
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
I. Trắc nghiệm: ( 4 điểm )
 Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất:	 
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả? 
A. sơ xác	B. xứ sở	C. xuất xứ D. sơ đồ
Câu 2: Từ nào không phải là từ ghép? 
 A. cần mẫn	B. học hỏi 	C. đất đai 	 D. thúng mủng 
Câu 3: Từ nào không phải là danh từ? 
 A. cuộc sống B. tình thương C. đấu tranh 	 	D. nỗi nhớ 
Câu 4: Từ nào khác nghĩa các từ còn lại? 
 A. tổ tiên B. tổ quốc C. đất nước D. giang sơn 
Câu 5: Từ nào không phải là từ tượng hình? 
 A. lăn tăn B. tí tách C. thấp thoáng 	D. lênh khênh 
Câu 6: Tiếng “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc? 
 A. mùa xuân B. tuổi xuân C.sức xuân D. 70 xuân 
Câu 7: Dòng nào đã thành câu? 
 A. Hát du dương . 
 B. Con đê in một . 
 C. Trên mặt nước loang loáng. 
 D. Những cô bé ngày xưa nay đã trưởng thành. 
Phần II: Tự luận(16 điểm) 
Câu 1: (2 đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, 
chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
 b) Đẹp vô cùng tổ quốc của chúng ta.
Câu 2: (2đ ) Gạch dưới các danh từ trong đoạn văn sau : 
	Nắng rạng trên trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói, nở nụ cười tươi đỏ.
	Theo Bùi Hiển
Câu 3: (3đ) Kết thúc bài “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết: 
Mai sau, 
Mai sau, 
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
 Em hãy cho biết, những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì ? 
 Cách diễn đạt của nhà thơ có nét gì độc đáo, góp phần khẳng định điều 
đó? 
.
Câu 4: (9đ) 
Em lớn lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Công ơn của mẹ như sông sâu biển rộng. Em hãy tả lại mẹ của mình với lòng biết ơn sâu sắc. 
 BÀI LÀM :
ĐÁP ÁN: TOÁN
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (6 đ, mỗi câu đúng 1đ)
D
C
C
B
C
B
PHẦN 2: TỰ LUẬN (14 đ)
Bài 1: Tính nhanh (2đ)
 =
Bài 2: 2đ
Giải:
Thương là 0,6 = 
Số bé là: 280 : (3+5) x 3= 105
Số lớn là : 280 – 105 =175
Đáp số : 105 và 175
Bài 3: 4 đ
May 1 bộ quần áo hết số vải là : 120 : 48 = 2,5 (m)
May 60m vải được số bộ quần áo là: 60 : 2,5 = 24 (bộ)
Xí nghiệp đã may được số bộ quần áo là: 18 + 24 = 42 (bộ)
Còn phải may số bộ quần áo nữa là : 48 – 42 = 6 (bộ)
	Đs: 6 bộ
Bài 4 (6đ)
a) Cạnh hình vuông là: 96 : 4 = 24 (m)
Diện tích thửa ruộng là : 24 x 24 = 576 (m2)
Chiều cao thửa ruộng là : 576 : 36 = 16 (m)
b) Tổng hai đáy là: 36 x 2 = 72 (m)
Đáy lớn là : (72 + 10) : 2 = 41 (m)
Đáy bé là : 41 - 10 = 31 (m)
Đs : a) 16m
 	 b) 41m ;31m
TIẾNG VIỆT
PHẦN I: TRẮC NGHIIỆM (4Đ)
A (0,5 đ)
A (0,5 đ)
C (0,5 đ)
A (0,5 đ)
B (0,5 đ)
A(0,5 đ)
D (1 đ)
PHẦN II: 16 đ
Câu 1: (2 đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, 
 TN	CN	VN
chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
 b) Đẹp vô cùng tổ quốc của chúng ta.
 VN CN
Câu 2: (2đ ) Gạch dưới các danh từ trong đoạn văn sau : 
	Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói, nở nụ cười tươi đỏ.
	Theo Bùi Hiển
Câu 3: (3đ) 
Những câu thơ trong phần kết của bài “Tre Việt Nam” nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, qua đó khẳng định sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bằng cách thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng (Mai sau/ Mai sau/ Mai sau/ ), với biện pháp sử dụng điệp ngữ “Mai sau”, tác giả đã khiến cho người đọc có cảm giác như thời gian và không gian được mở ra vô tận, khiến cho ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú. Với việc sử dụng từ “xanh” 3 lần trong dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau (xanh tre, xanh màu, tre xanh), tác giả đã tạo ra những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống của tre cũng như của dân tộc Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_lop_4.doc