Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2012-2013 - Sở GD & ĐT Châu Thành

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 666Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2012-2013 - Sở GD & ĐT Châu Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2012-2013 - Sở GD & ĐT Châu Thành
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2012- 2013 
 	 MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 
 ( Đề chính thức )	 Thời gian làm bài: 120 phút 
 ( Không kể thời gian phát đề )
Câu 1 : ( 6 điểm )
Nêu các chức năng của NST và giải thích nhờ những đặc điểm cấu tạo và hoạt động nào mà NST thực hiện được chức năng đó ? 
Nguyên phân là gì ? Hãy giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng, phát triển của cơ thể. 
Câu 2 : ( 4 điểm ) 
	So sánh định luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai cặp tính trạng ? 
Câu 3 : ( 5 điểm )
 	Theo dõi sự di truyền màu lông ở một loài, người ta tiến hành lai các nòi thuần chủng với nhau và thu được những kết quả như sau đây: 
	- Phép lai 1: cái lông đen x đực lông nâu à F1 : đều lông đen
	- Phép lai 2: cái lông đen x đực lông trắng à F1 : đều lông đen
	- Phép lai 3: cái lông nâu x đực lông trắng à F1 : đều lông nâu
 a) Xác định tính chất di truyền của màu lông và viết sơ đồ lai từ P đến F1 của từng phép lai.
 b) Cho F1 của phép lai 3 giao phối với F1 của phép lai 1 và 2 thì kết quả của từng phép lai như thế nào ? Cho biết màu lông do 1 gen nằm trên NST thường quy định. 
Câu 4 : ( 2 điểm )
	Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8.	Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 512NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào. Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc lần phân bào II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con ? 
Câu 5 : ( 3 điểm ) 
 Giả sử có một cặp NST tương đồng mang các đoạn phân bố theo trật tự sau: 
NST thứ nhất : ABCDEF
NST thứ hai : abcdef
5.1 Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một NST trong các trường hợp sau:
a) Xuất hiện các giao tử : ABCD, abcdefef
b) Xuất hiện các giao tử : ABABCDEF, abdcef 
5.2 Khi giảm cho các tế bào sinh dục chứa một cặp NST trong các trường hợp sau: 
a) Xuất hiện giao tử : ABCDEF, abcdef
b) Xuất hiện giao tử : ABCDEF, ABCDEF
	Hãy xác định dạng đột biến trong các trường hợp nêu trên.
 ---------------------------- HẾT -------------------------- 
PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN – NĂM HỌC: 2012 – 2013
MÔN THI : SINH HỌC – KHỐI 9 
------------------ O0O ----------------- 
CÂU
ĐÁP ÁN
BIỂU 
ĐIỂM
1
a) NST có hai chức năng là chứa đựng thông tin di truyền và truyền thông tin di truyền qua các thế hệ.
+ Đặc điểm của NST giúp nó thực hiện chức năng chứa đựng thông tin di truyền: đó là do trong NST có chứa phân tử ADN và trên phân tử ADN là các gen chứa thông tin qui định các tính trạng của cơ thể.
+ Các đặc điểm của NST giúp nó thực hiện chức năng truyền thông tin di truyền.
- NST có khả năng tự nhân đôi dựa trên cơ sở nhân đôi của phân tử của ADN nằm trong nó và nhờ vậy mà thông tin di truyền của ADN trong NST được nhân đôi lên.
- NST có hoạt động phân li trong quá trình phân bào.
- Cơ chế nhân đôi kết hợp với phân li NST đã giúp cho thông tin di truyền trên NST được truyền cho các tế bào con khi tế bào mẹ phân chia.
( 3điểm )
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
b) Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
+ Ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền: nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể ở các loài sinh sản vô tính.
- Bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa hai cơ chế là nhân đôi NST( xảy ra ở kì trung gian) và phân li NST (xảy ra ở kì sau)
+ Ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh trưởng, phát triển cơ thể
- Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, giúp cho sự sinh trưởng của các mô, cơ quan và nhờ đó tạo cho cơ thể đa bào lớn lên được.
- Ở các mô, cơ quan, cơ thể còn non thì tốc độ nguyên phân diễn ra mạnh. Khi các mô, cơ quan đạt khối lượng tối hạn thì ngừng sinh trưởng, lúc này nguyên phân bị ức chế.
- Nguyên phân còn tạo ra các tế bào mới để bù đắp các tế bào của các mô bị tổn thương hoặc thay thế các tế bào già, chết. 
( 3điểm )
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5 
2
a) Những điểm giống nhau:
- Đều là các định luật và hiện tượng phản ánh sự di truyền cùa hai cặp tính trạng.
- Đều là hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn.
- Về cơ chế di truyền đều dựa trên sự phân li của gen trên NST trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp gen từ các giao tử trong thụ tinh tạo hợp tử.
- P thuần chủng về cặp tính trạng tương phản, F1 đều mang kiểu hình với hai tính trạng trội. 
( 2điểm ) 
0,5
0,5
0,5
0,5
b) Những điểm khác nhau: 
Định luật phân li độc lập
Hiện tượng di truyền liên kết 
Mỗi gen nằm trên 1 NST (hay hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau)
Hai gen nằm trên 1 NST (hay hai cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng)
Hai cặp tính trạng di truyền độc lập và không phụ thuộc vào nhau.
Hai cặp tính trạng di truyền không độc lập và phụ thuộc vào nhau.
Các gen phân li độc lập trong giảm phân tạo giao tử.
Các gen phân li cùng với nhau trong giảm phân tạo giao tử.
Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
 ( 2điểm )
Mỗi ý
Trong 
Cột 
Đúng 
0,25đ 
3
a) Màu lông do 3 alen quy định, theo thứ tự trội là : 
T – lông đen > t1 – lông nâu > t2 – lông trắng 
* Sơ đồ lai từ P đến F1 : 
- P : Cái lông đen X đực lông nâu => F1 : lông đen 
 TT t1t1 Tt1 
- P : Cái lông đen X đực lông trắng => F1 : lông đen 
 TT t2t2 Tt2
- P : Cái lông nâu X đực lông trắng => F1 : lông nâu 
 t1t1 t2t2 t1t2
( 3 điểm )
0,75
0,75
0,75
0,75
b) – F1 : lông nâu X lông đen ( phép lai 1) 
=> F2 : 1 lông đen : 1 lông nâu 
 – F1 : lông nâu X lông đen ( phép lai 2) 
=> F2 : 2 lông đen : 1 lông nâu : 1 lông trắng 
( 2 điểm )
1
1
4
 Các NST đang phân li về 2 cực của tế bào là dấu hiệu cho biết nhóm tế bào thứ 2 đang ở kì sau lần phân bào II. 
- Số lượng tế bào của nhóm là: 
 512 : 8 = 64 tế bào 
- Khi nhóm tế bào trên kết thúc lần phân bào II thì số tế bào con được tạo thành là: 
 64 tế bào 2 = 128 tế bào 
( 2 điểm )
1
1
5
5.1 Trường hợp chứa một NST : 
a) Đây là các dạng đột biến mất đoạn ( mất đoạn EF) và lặp đoạn (lặp đoạn ef).
b) Đây là các dạng đột biến lặp đoạn ( lặp đoạn AB) và đảo đoạn (đảo đoạn cd).
( 3điểm )
0,75
0,75
0,75
0,75
5.2 Trường hợp chứa một cặp NST : 
a) Đây là dạng đột biến dị bội (n + 1) được tạo thành do cặp NST tương đồng không phân li ở lần giảm phân I. 
b) Đây là dạng đột biến dị bội (n + 1) được tạo thành do cặp NST tương đồng không phân li ở lần giảm phân II.
	Ghi chú : Học sinh giải cách khác nếu đúng vẫn đạt đủ điểm .

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_sinh_9.doc