Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD & ĐT Nông Sơn

doc 21 trang Người đăng dothuong Lượt xem 625Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD & ĐT Nông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD & ĐT Nông Sơn
 UBND HUYỆN NÔNG SƠN                    KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO                                 Năm học 2011-2012
                   Môn: Ngữ văn - Lớp 9
                                                Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2.0 điểm):
          Cảm nhận của em về câu thơ:
                                      Cỏ non xanh tận chân trời,
                             Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                                           (Nguyễn Du, Truyện Kiều - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 (3.0 điểm):
          Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ:
                   Không có kính, rồi xe không có đèn,
                   Không có mui xe, thùng xe có xước,            
                   Xe vẫn chạy vì miềnNamphía trước:
                   Chỉ cần trong xe có một trái tim.
                        (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 3 (5.0 điểm):
          “Lặng lẽ Sa Pa”- Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
          Em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ nhận định trên.
                                    -------------------HẾT-------------------
   UBND HUYỆN NÔNG SƠN                             KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO                                   Năm học 2011-2012
                   Môn: Ngữ văn - Lớp 9
                                              Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM - VÒNG I
Câu 1. (2.0 điểm)
1. Yêu cầu:
  Học sinh chỉ cần chỉ ra được đó là một bức họa thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Bức họa ấy có:  - Màu xanh non của cỏ xuân trải rộng tới chân trời – phông nền của bức tranh (0.5 đ)
       - Trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa trắng.tạo ra sự hài hòa về mùa sắc(0.5 đ)
       - Một bức tranh thiên nhiên về mùa xuân: mới mẻ ,tinh khôi ,giàu sức sống; khoáng đạt ,trong trẻo; nhẹ nhàng ,tinh khiết(1,0 đ)
Câu 2. (3.0 điểm)
1. Yêu cầu:  Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và chỉ ra được giá trị thẩm mĩ có trong đoạn thơ:
            -   Điệp ngữ:  không có ( lặp lại 3 lần) nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa.(1.0đ)
            -   Tương phản:  Giữa không và có đó là sự đối lập giữa phương tiện vật chất và tinh thần của người chiến sĩ. .(1.0đ)
            -   Hoán dụ:    +  miềnNam ( chỉ nhân dân miềnNam)
                                    +  một trái tim:  chỉ người lính lái xe với một tấm lòng, một tình yêu nước, một khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. .(1.0đ)
Câu 3. (5.0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định.
                               -  Bố cục phải rõ ràng ,chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.
 Yêu cầu về kiến thức:
-         Dẫn dắt vấn đề một cách trôi chảy, ấn tượng, khái quát được vẻ đẹp chung của những con người thầm lặng cống hiến (1.0đ)
-         Làm sáng tỏ vẻ đẹp của từng con người trong sự thầm lặng cống hiến (3.0đ)
+ Anh thanh niên là một con người yêu nghề ,có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc khi thấy công việc của mình gắn liền với công việc của nhiều người khác; Anh biết quan tâm đến mọi người, sống chân thành ,cởi mở, khiêm tốn
+  Ông kĩ sư vườn rau âm thầm tìm xem cách ong thụ phấn để rồi tự tay mình thụ phấn để cho rau su hào được nhiều hơn ,ngon hơn 
+   Người cán bộ nghiên cứu sét cũng sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư của đời mình , 11 năm mà không dám xa cơ quan một ngày         , mải mê trên hành trình đi tìm bản đồ sét cho đất nước
Họ là những con người luôn tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc, hi sinh quyền lợi của cái riêng ,mà vì cái chung, vì độc lập tự do vì hạnh phúc của nhân dân
      -     Khái quát vấn đề và liên hệ bản thân.(1.0đ)
3. Biểu điểm:
-         Điểm 5:  Bài làm đạt được những yêu cầu trên , có tính sáng tạo, văn viết mạch lạc,cảm xúc ,trong sáng
-         Điểm 3-4: Bài viết phân tích được những đặc điểm riêng nhất của các nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; làm nổi rõ vấn đề; Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, , giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt.
-         Điểm 1-2: Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.
-         Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.
    UBND HUYỆN NÔNG SƠN                   KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO                                 Năm học 2011-2012
ĐỀ CHÍNH THỨC
                   Môn: Ngữ văn - Lớp 9
                                    Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
VÒNG II
 Câu 1 (3.0 điểm):
          Viết lời bình cho đoạn thơ sau:
                    Bỗng nhận ra hương ổi
                    Phả vào trong gió se
                    Sương chùng chình qua ngõ
                    Hình như thu đã về
                             (Hữu Thỉnh – Sang thu, SGK Ngữ văn 9, tập II)
Câu 2 (7.0 điểm):
          Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
          Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
                                    -------------------HẾT-------------------
   UBND HUYỆN NÔNG SƠN                             KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO                                   Năm học 2011-2012
                   Môn: Ngữ văn - lớp 9
                                            Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM - VÒNG II
Câu 1. (3.0 điểm)
           Yêu cầu:      Học sinh trình bày được cái hay, cái đẹp của khổ thơ bằng một đoạn văn hay một bài văn ngắn hoàn chỉnh. Cụ thể trình bày được những ý sau đây:
-         Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se mang theo hương ổi đang vào độ chín (0,25đ)
-         Động từ phả gợi lên cảm giác về sự lan tỏa dịu ngọt của hương ổi vào đất trời và vào lòng người(0,5đ)
-         Từ láy chùng chình gợi tả sự chuyển động của sương chầm chậm, bịn rịn, nhẹ nhàng ,  giăng mắc nơi đường thôn ngõ xóm. Sương được nhân hóa trở nên sinh động, có hồn. (0,5đ)
-         Tâm trạng ngỡ ngàng , cảm xúc bâng khuâng  của tác giả được thể hiện qua các từ : bỗng , hình như (0,5đ)
Chỉ có sự tinh tế của nhà thơ mới nhận ra được sự chuyển mùa nhẹ nhàng lúc cuối hạ sang đầu thu.( 0, 75đ)
Câu 2. (7.0 điểm)
*    Về kĩ năng: - Học sinh phải xác định được đây là một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
-  Bố cục rõ ràng, kết hợp nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận
-  Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, hạn chế lỗi chính tả
     *     Về kiến thức: Học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:
                •   Giới thiệu và giải thích được vấn đề cần bàn luận.  
                 +  Con người trước mỗi thất bại không nên thất vọng mà phải nhận ra được bài học để rồi đi đến thành công . ( Thất bại là mẹ thành công.)
                   +   Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả , mục đích như dự định
                   +   Mầm mống nghĩa ở đây là nguyên nhân , là bài học bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó.
                   +   Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định
                •    Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định vấn đề trên là đúng:
                   +   Trong cuộc sống, con người phải có niềm tin và nó chính là nền tảng để đi đến thành công.
                   +    Thiếu niềm tin và nghị lực thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa
                   +    Con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng bằng phẳng, xuôi dòng                      
                   +     Thất bại là điều khó tránh khỏi vì nhiều trở ngại do chủ quan, khách quan.Dẫn chứng trong lịch sử đấu tranh, trong thời kì xây dựng, thời kì đổi mới.
                   +    Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách rút kinh nghiệm và xem đó là cơ hội để ta giàu thêm ý chí, nghị lực để vươn lên ( Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần)
                    +    Gục ngã ,buông xuôi trước một thất bại là kẻ yếu mềm, thiếu ý chí , không chiến thắng được bản thân thì không thể thành công trong công việc.( Không có viêc gì khóắt làm nên.  -   Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi.e sông)
          Lưu ý:     HS có thể có những kiến giải khác, quan trọng có sức thuyết phục là được.
                  •  Mở rộng, bàn bạc :
                     +     Con người cần có những thành công cho mình và cho cộng đồng
                     +     Xem sự thất bại là mẹ đẻ của thành công
                     +     Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.
BIỂU ĐIỂM:
 Điểm 7:  Bài làm đạt được những yêu cầu trên , có tính sáng tạo, văn viết mạch lạc,cảm xúc ,trong sáng, có sức thuyết phục, bố cục chặt chẽ ,  lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.rất ít.,
       Điểm 5-6: Bài viết đạt được những yêu cầu trên , có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, , giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt.
 Điểm 3-4: Bài viết có hiểu được vấn đề ,bố cục dễ theo dõi, lời văn đôi chỗ thiếu mạch lạc, mắc lỗi diễn đạt tương đối.
       Điểm 1-2: Bài viết chưa hiểu được vấn đề, bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.
Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.
               Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm. 
ĐỀ THI HSG VÒNG I NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9 - PGD-ĐTBÌNH LỤC 
Câu 1 : ( 4 điểm)
Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn văn sau :
" Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhày nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất...Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng ta cái sức sống ứ đầy tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt."
                                                   ( Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
Câu 2 : ( 6 điểm).
Cho câu chuyện sau :
    Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy đã từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa :
       - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ? Con là....
     Người thầy giáo già hoảng hốt:
        - Thưa ngài, ngài là....
        - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...
                                                             ( Trích SGK Ngữ văn 9 - tập I)
 Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.
          Câu 3 : ( 10 điểm).
     Lấy tích từ một truyện dân gian, nhưng " Chuyện người con gái Nam Xương " mang đậm nét sáng tạo tài hoa của nhà văn Nguyễn Dữ đã trở thành một kỳ bút đầy tính nhân văn sâu sắc.
       Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó.
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2011-2012
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi này gồm 01 trang
 Câu 1: (2 điểm)
          Viết đoạn văn (khoảng 13 đến 15 câu) nêu cảm nhận của em sau khi đọc phần trích sau:
          "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
          .... Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác."
                                        (Mùa xuân của tôi - Trích: "Thương nhớ mười hai" - Vũ Bằng)
 Câu 2: (3 điểm)
          Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau:
           Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.
          Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc."
                                                          (Theo "Phép màu nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005)
 Câu 3: (5 điểm)
          Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
          Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên
UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9
Năm học: 2011-2012
(HDC này gồm 3 trang)
Câu 1: (2 điểm)
A- Yêu cầu:
I/ Về kĩ năng:
- HS trình bày cảm nhận bằng đoạn văn từ 13 đến 15 câu.
- Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II/ Về kiến thức:
HS có thể có những phát hiện, cảm thụ riêng nhưng cần làm rõ một số ý cơ bản sau:
1. Nội dung:
          Hai đoạn văn là những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của Vũ Bằng về mùa xuân thiên nhiên trong sáng, tràn đầy hương vị và sức sống của đất trời xứ Bắc.
         - Đoạn 1: Tác giả gợi tả những nét đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân ở Miền Bắc nước ta. Đó là vẻ đẹp của tiết trời mùa xuân có khí lạnh của "mưa riêu riêu, gió lành lạnh", có âm thanh của vạn vật và cuộc sống con người: "tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình...". Không khí mùa xuân như đang tràn ngập khắp đất trời miền Bắc.
         - Đoạn 2: Nhà văn tập trung miêu tả nét riêng của thiên nhiên, của không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Đó là những phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp đất trời vào xuân với sự hồi sinh của vạn vật, cỏ cây trổ lộc, đơm hoa kết trái: "Đào hơi phai nhưng nhuỵ còn phong, cỏ không mướt xanh nhưng nức mùi hương man mác...". Thiên nhiên không sôi động, rực rỡ mà như đang cựa mình, đang tích tụ sức sống mùa xuân để tiếp nối cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và cảnh vật. Vẻ đẹp mùa xuân khiến lòng người không ghìm được xúc động phải thốt lên: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi...Tôi yêu mùa xuân nhất là...". Đó là tình yêu mến, say đắm "rạo rực niềm vui sáng sủa" khi xuân về. Đó cũng là tình yêu cuộc sống, yêu con người, khát khao gắn bó với quê hương, với thiên nhiên đất Bắc của tác giả.
2. Nghệ thuật:
       - Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, tràn đầy cảm xúc.
       - Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu.
       - Nghệ thuật so sánh mới lạ, độc đáo; những câu văn dài...góp phần làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc, khơi dậy tình yêu thiên nhiên, lòng thương nhớ quê hương, lòng yêu Tổ quốc của nhà văn Vũ Bằng.  
B- Thang điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng.
- Điểm 1: Hiểu ý nhưng cảm nhận chưa sâu, diễn đạt chưa thật lưu loát.
- Điểm 0: Bài viết sai lệch cả về nội dung và hình thức.
Câu 2: (3 điểm)
A- Yêu cầu:
I/ Về kĩ năng: HS trình bày dưới dạng bài văn nghị luận xã hội, có hệ thống luận điểm rõ ràng, chính xác, khoa học.
Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II/ Về kiến thức:
1. Giải thích được nội dung cơ bản của câu chuyện:
           - Em bé đạt giải trong cuộc thi vì em là người biết quan tâm, chia sẻ nỗi đau với người khác.
           - Người được chia sẻ không đòi hỏi gì, chỉ cần một chỗ dựa trong lúc đau đớn cũng là quá đủ.
            - Cách em bé quan tâm đến người khác cũng rất "trẻ con": ngồi vào lòng người hàng xóm. Thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất ngay trong tình huống ấy.
2. Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện:
            - Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp phải những mất mát, đau thương, cần có một mối đồng cảm từ những người xung quanh. (dẫn chứng)
            - Biết quan tâm, sẻ chia với người khác là một hành động đẹp. Nhưng cách thể hiện sự quan tâm đó như thế nào còn tuỳ thuộc ở mỗi người. (dẫn chứng)
3. Bài học cho bản thân.
            - Trong cuộc sống, có những bài học vô cùng quý giá mà ta học được từ những điều hết sức bất ngờ. Những em bé đôi khi cũng có những việc làm mà mọi người phải suy ngẫm.
            - Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm được một việc ý nghĩa.
            - Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc sống.
B. Thang điểm.
- Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài làm sáng tạo, văn viết có cảm xúc, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản nhưng bình luận chưa sâu, bài học rút ra còn sơ sài, nông cạn. Diễn đạt chưa thật lưu loát.
- Điểm 0: Bài viết sai lệch cả về nội dung và hình thức.
* Lưu ý: Nếu bài viết dưới dạng đoạn văn nhưng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, có sáng tạo thì giám khảo linh hoạt cho điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.
Câu 3:(5 điểm)
A. Yêu cầu.
I. Kĩ năng:
- Học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, luận điểm khoa học, chặt chẽ, phép lập luận phù hợp.
- Lời văn chính xác, sinh động, có cảm xúc.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng, miễn là phù hợp yêu cầu của đề. Với đề bài này cần đảm bảo những ý sau:
1. Giải thích nhận định:
          - Hiện thực của đất nước ta từ 1945 đến 1975 là hiện thực của những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng cuộc sống mới đi lên chủ nghĩa xã hội của. Hiện thực đó đã tạo nên cho dân tộc ViệtNammột vóc dáng nổi bật: vóc dáng người chiến sĩ luôn trong tư thế chủ động chiến đấu chống kẻ thù, vóc dáng của con người mới xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động mới hoà quyện tạo nên vẻ đẹp của con người dân tộc ViệtNam. Và điều này đã làm nên hơi thở, sức sống của văn học thời kì 1945 - 1975.
2. Chứng minh.
       a. Hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc: họ là những con người ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi và nổi bật với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, với tình đồng đội cao cả, sắt son, tinh thần lạc quan...
         - Họ là những con người ở mọi tầng lớp, lứa tuổi như: người nông dân mặc áo lính (Đồng chí của Chính Hữu), những chàng trai trí thức vừa rời ghế nhà trường (Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật), những cô thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê), là em bé liên lạc (Lượm của Tố Hữu)...
     

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_van_9.doc