Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn thi: Sinh Học

docx 9 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1253Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn thi: Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn thi: Sinh Học
PHÒNG GD-ĐT THANH OAI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN THI :SINH HỌC
Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu I: ( 4 điểm)
Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó?
Phân biệt quá trình nguyên phân và giảm phân?
Câu II: ( 3 điểm)
 So sánh quá trình tổng hợp ADN và ARN?
Câu III : ( 2 điểm)
Xét 6 tế bào mầm ở vùng sinh sản đều trải qua nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% số tế bào con sinh ra phát triển thành tinh nguyên bào, thực hiện quá trình giảm phân. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5% , của trứng là 25%. 
a)Xác định số hợp tử được tạo thành
b)Xác định số noãn nguyên bào đã tham gia vào giảm phân tạo trứng.
Câu IV : ( 2 điểm)
Trong một đoạn phân tử ADN, hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác bằng 10% tổng số nuclêôtit của đoạn ADN. Cho biết loại T = 900.
a) Tính chiều dài đoạn ADN và số nuclêôtit mỗi loại .
b) Tính số liên kết hiđrô và số liên kết cộng hoá trị có trong đoạn ADN.
Câu V : ( 4 điểm)
 1. Nêu hai dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen khi số liên kết hyđrô của gen
 a.Tăng thêm 2 liên kết hyđrô.
 b.Giảm đi 2 liên kết hyđrô.
 c.Không thay đổi
 2. Nếu một người phụ nữ có bộ nhiễm sắc thể có cặp nhiễm sắc thể giới tính có 1 chiếc
 a.Em hãy cho biết gười đó bị mắc bệnh gì?Biểu hiện bệnh như thế nào ?
 b.Nêu cơ chế hình thành bệnh đó?
Câu VI ( 4 điểm)
Người ta lai lúa mì thuần chủng thân cao, hạt màu đỏ với lúa mì thuần chủng thân thấp, hạt màu trắng, ở F1 thu được: 62 thân cao, hạt màu đỏ : 122 thân cao, hạt màu vàng : 60 thân cao, hạt màu trắng : 21 thân thấp, hạt màu đỏ : 40 thân thấp hạt màu vàng : 22 thân thấp hạt màu trắng.
Biết rằng mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp gen nằm trên NST thường, các gen phân li độc lập.
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
......Hết....
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2014 – 2015
Môn thi : Sinh học
Câu I: 4 (điểm) 
1.
- Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào.
-Cấu trúc của nhiễm sắc thể
+ Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V. Dài: 0,5 – 50 micromet, đường kính 0,2 – 2 micromet.
+ Cấu trúc: Gồm 2 cromatit ( nhiễm sắc tử chị em ) gắn với nhau ở tâm động ( eo thứ nhất ) chia nó làm hai cánh.Tâm động là điểm đính nhiễm sắc thể vào sợi tơ trong thoi phân bào. Một số nhiễm sắc thể còn có eo thứ hai. Mỗi cromatit gồm chủ yếu một phân tử ADN và prôtêin loại histôn
2.Phân biệt quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân
 -Khác nhau
Đặc điểm so sánh
Nguyên phân
Giảm phân
Xảy ra ở tế bào 
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào mầm sinh dục.
Chỉ xảy ra ở giai đoạn chín của tế bào sinh dục trong quá trình hình thành giao tử.
Cơ chế	
Một lần phân bào
Hai lần phân bào liên tiếp( phân bào I và phân bào II ) .
Kì đầu
Các NST kép trong cặp NST tương đồng không có xảy ra hiện tượng tiếp hợp theo chiều dọc và trao đổi chéo.
Giảm phân I: các NST kép trong cặp NST tương đồng có xảy ra hiện tượng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể trao đổi chéo.
Kì giữa
Các NST kép tập chung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Giảm phân I: các NST kép tập chung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
Kì sau
Các NST kép che dọc thành 2 NST đơn phân li độc lập về 2 cực của tế bào.
Giảm phân I: các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được hình thành với số lượng NST là 2n.
Các NST kép nằm gọn trong nhân mới được hình thành với số lượng NST là n kép ở giảm phân I còn ở giảm phân II Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được hình thành với số lượng NST là n đơn.
Kết quả
Từ 1 tế bào có bộ NST là 2n tạo ra 2 tế bào có bộ NST là 2n.
Từ 1 tế bào có bộ NST là 2n tạo ra 4 tế bào có bộ NST là n.
Ý nghĩa
Làm tăng số lượng tế bào lưỡng bội giúp cơ thể lớn lên, giúp duy trì và ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể đối với loài sinh sản vô tính.
Tạo ra các giao tử có bộ NST là n khác nhau về nguồn gốc.
Câu II: ( 3 điểm)
 So sánh quá trình tổng hợp ADN và ARN
-Giống nhau:
+ Đều cần các nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp.
+ Đều lấy ADN làm khuôn mẫu để tổng hợp.
+Đều cần sự có mặt của các enzim và cần cung cấp năng lượng
-Khác nhau
Đặc điểm so sánh
AND
ARN
Enzim xúc tác.
ADN polimelaza
ARN polimelaza
Nguyên liệu môi trường nội bào cung cấp.
Các nucleotit: A, T, G, X 
Các ribonucleotit: A, U, G, X
Cơ chế
Lấy ADN để làm khuôn mẫu tổng hợp.Quá trình tổng hợp diễn ra trên 2 mạnh đơn của ADN.
Lấy ADN để làm khuôn mẫu tổng hợp.Quá trình tổng hợp diễn ra trên mạnh đơn của ADN.
Kết quả
Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con có cấu trúc giống với ADN mẹ.
Tạo ra 1 ARN
Ý nghĩa
Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể nhờ các cơ chế nguyên phân và giảm phân.
Truyền đạt thông tin di truyền từ trong nhân ra tế bào chất tổng hợp protein.
Câu III : ( 2 điểm)
a.Tính số hợp tử
-Số tế bào con được tạo ra qua quá trình nguyên phân là: 6.29 = 3072 tế bào
-Số tinh nguyên bào thực hiện giảm phân là: 3072 x 1,5625% = 48 tinh nguyên bào
-Số tinh trùng được tạo ra là : 48 x 4 = 192 tinh trùng
- Số tinh trùng tham gia vào thụ tinh là: 192 x 12,5% = 24 tinh trùng
- Mỗi tinh trùng thụ tinh với 1 trứng để tạo thành 1 hợp tử nên số hợp tử được tạo thành là 24.
b) Số noãn nguyên bào tham vào giảm phân tạo trứng 
- Số trứng đã tham gia vào thụ tinh là (24 x 100) : 25 = 96 trứng
- Mỗi noãn nguyên bào tham gia vào giảm phân tạo ra 1 trứng nên số noãn nguyên bào đã tham gia vào giảm phân tạo trứng là 96
Câu IV : ( 2 điểm)
a) Theo NTBS: A = T; G = X nên hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác bằng 10% tổng số nuclêôtit của đoạn ADN thì loại nuclêôtit khác này phải là X hoặc G.
%A - % G = 10% (1)
%A + % G = 50% (2)
Ta lấy (1) +(2) ta được:
2A = 60% %A = 
Theo NTBS: %A = % T = 30%
 Mà T = 900( Nu) 900 = 
Do vậy tổng số nuclêôtit trên 2 mạch của đoạn ADN là:
N = 
- Chiều dài của đoạn ADN là:
L = = 
- Số nuclêôtit mỗi loại của ADN:
 A = T = 900(Nu)
G = X = 
b) Số liên kết hiđrô có trong đoạn ADN.
H = 2A + 3G = 2.900 + 3 . 600 = 3600 liên kết
- Số liên kết cộng hoá trị có trong đoạn ADN:
2 (N -1) = 2 (3000- 1) = 5998 liên kết.
Câu V : ( 4 điểm)
 1. Hai dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen khi số liên kết hyđrô của gen
 a.Tăng thêm 2 liên kết hyđrô 
-Thêm một cặp A-T.
-Thay thế cặp 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X.
 b.Giảm đi 2 liên kết hyđrô.
- Mất một cặp A-T.
-Thay thế cặp 2 cặp G –X bằng 2 cặp A-T
 c.Không thay đổi
-Thay thế cặp cặp A-T bằng 2 cặp T-A.
-Thay thế cặp cặp G-X bằng 2 cặp X-G.
 2.
 a. Người đó bị mắc bệnh Tơcnơ 
* Đặc điểm di truyền
-Cặp thứ 23 bị mất 1 nhiễm sắc thể 2n-1.
 * Biểu hiện: Bề ngoài bệnh nhân là nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
 Về sinh lý :lúc trưởng thành không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, mất trí nhớ và không có con.
b. Cơ chế hình thành
-Trong giảm phân hình thành giao tử
+ Mẹ bị rối loại giảm phân cặp NST số 23 không phân li nên tạo ra 2 loại giao tử : 1 giao tử chứa 2 NST cặp 23 ( n + 1 ) còn 1 giao tử không có NST cặp số 23 ( n -1 ).
+ Bố : giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử bình thường tạo ra giao tử có 1 NST cặp số 23 ( n).
-Khi thụ tinh tạo thành hợp tử:
Giao tử không mang NST cặp số 23 ( n - 1 ) kết hợp với giao tử bình thường mang 1 NST X ( n ) tạo thành hợp tử 1 NST ở cặp số 23 ( 2n - 1 ) sinh con bị bệnh tơcnơ.
-Sơ đồ minh họa:
 P XX x XY
 G XX ,0 X , Y
 F 0X ( bệnh tơcnơ )
Câu 4 ( 4 điểm ) 
 - Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng:
+Cao/ thấp = 62 + 122 + 60 / 21 + 40 + 22 = 3 /1 => cao là tính trạng trội, thấp là tính trạng lặn, sự di truyền tuân theo quy luật phân li, kiểu gen của F1 là dị hợp
+Đỏ : vàng : trắng = 62 + 21 : 122 + 40 : 60 + 22 = 1 : 2 : 1 => là kết quả của phép lai trội không hoàn toàn, F1 dị hợp.
Quy ước: A qui định hạt cao; BB qui định màu đỏ, Bb qui định màu vàng
 a qui định hạt thấp; bb qui định màu trắng.
Kiểu gen của F1 là AaBb ( thân cao, hạt màu vàng )
Kiểu gen của P : Thân cao , hạt màu đỏ ( AABB ); Thân thấp hạt màu trắng ( aabb )
Ta có sơ đồ lai
	P t/c AABB (cao, đỏ ) x aabb (thấp, trắng)
	GT AB ab
	F1 AaBb (100% cao, vàng)
	F1 x F1 AaBb (cao, vàng) x (AaBb (cao, vàng)
	G/F1 AB; Ab; aB; ab AB; Ab; aB, ab
♂
♀
AB
Ab
aB
Ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
Aabb
	Kiểu gen: 1AABB : 2AABb : 4AaBb : 2AaBB : 2Aabb : 1AAbb: 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
	Kiểu hình : 3 thân cao, hạt màu đỏ : 6 thân cao, hạt màu vàng : 3 thân cao, hạt màu trắng : 1 thân thấp, hạt màu đỏ : 2 thân thấp hạt màu vàng : 1 thân thấp hạt màu trắng tương ứng với tỉ lệ đề bài là 62 thân cao, hạt màu đỏ : 122 thân cao, hạt màu vàng : 60 thân cao, hạt màu trắng : 21 thân thấp, hạt màu đỏ : 40 thân thấp hạt màu vàng : 22 thân thấp hạt màu trắng.
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0.25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
1,25đ
0,5đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_HSG_Lop_9.docx