Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm 2015 – 2016 môn: Ngữ văn lớp 9

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3494Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm 2015 – 2016 môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm 2015 – 2016 môn: Ngữ văn lớp 9
Phòng giáo dục - đào tạo Thanh Oai
Trường THCS Thanh Cao
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện
Năm 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
Cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
(Ngữ văn 9 – tập một)
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau:
Diễn giả Le-O Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”.
(Theo “Phép màu nhiệm của đời” – NXB Trẻ, 2005)
Câu 3: (10 điểm)
Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới. 
Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Phòng giáo dục & đào tạo Thanh Oai
Trường THCS Thanh Cao
Đáp án chấm
Kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9
Câu 1: Bài làm của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu sau:
A. Về nội dung:
- Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ “Bếp lửa” Bằng Việt đã gợi ra hình ảnh khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà là hình ảnh ấm áp thân thương: Bếp Lửa.
- Đoạn thơ có 3 câu những cảm từ “Bếp Lửa” được tác giả nhắc đến 2 lần:
+ Lần 1 ở câu đầu tiên là hình ảnh bếp lửa hoàn toàn có thật, hiện hữu được bà nhóm lên để sưởi ấm, để nấu chín thức ăn trong buổi sớm mai. Từ láy “Chờn vờn” được tác giả sử dụng có sức gợi tả đặc sắc, đó là hình ảnh ánh sáng khi mờ khi tỏ, lúc ẩn lúc hiện, không rõ ràng lại thể hiện cảm giác bâng khuâng xao xuyến như 1 hoài niệm trong lòng tác giả.
+ Từ “Bếp lửa” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh “Bếp lửa ấp iu” rõ ràng không phải là hình ảnh bếp lửa có thật, với ánh sáng có thật. Từ láy “ấp iu” thường diễn tả, 1 hình ảnh chắt chiu, 1 sự nâng nui trìu mến. Qua từ láy này ta có thể cảm nhận được tình cảm nồng thắm đượm đà của bà dành cho cháu và mang cả tình yêu thương, sự sẻ chia, ấp ủ của lòng bà.
Hai câu đầu với hình ảnh “Bếp lửa” đã khơi nguồn cho tình cảm nhớ thương trong lòng tác giả về người bà thân thương.
- Câu cuối đọng lại một chữ “thương” dồn lén, chắc gọn thể hiện sâu sắc tình cảm của tác giả dành cho bà. Chữ “thương” đi lền với chữ “bà”, 2 thanh bằng đi liền với nhau tạo âm hưởng như ngàn dài, xao xuyến như nỗi nhớ trải dài, tình cảm yêu thương mênh mông mà đọng lại trong lòng tác giả.
B. Về hình thức:
Học sinh có thể trình bảy và lập luật khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, khả năng cảm thụ tốt, phân tích thỏa đáng làm sáng tỏ vấn đề. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, điểm đạt trôi trảy, từ ngữ trau truốt.
Biểu điểm:
3,5 – 4 điểm: Cảm nhận đúng, có ý sâu sắc, tinh tế, điểm đạt tốt.
2,5 – 3 điểm: Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, sâu sắc tinh tê,s điểm đạt khá.
1,5 – 2 điểm: Cảm nhận được nhưng chưa sâu săc, mắc ít lỗi điểm đạt.
0,5 – 1 điểm: Cảm nhận còn hời hợt, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
0 điểm: Lạc đề, bỏ giấy trắng.
Câu 2:
A. Về kiến thức:
1. Giải thích được nội dung cơ bản của câu chuyện:
- Em bé đạt giải trong cuộc thi vì em là người biết quan tâm, chia sẻ nỗi đau với người khác.
- Người được chia sẻ không đòi hỏi gì, chỉ cần một chỗ dựa trong lúc đau đớn cũng là quá đủ.
- Cách em bé quan tâm đến người khác cũng rất “trẻ con” ngồi vào lòng người hàng xóm thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất trong tình huống ấy.
2. Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện
- Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp phải những mất mát, đau thương, cần có một mối đồng cảm từ những người xung quanh (dẫn chứng).
- Biết quan tâm, sẻ chia với người khấc là một hành động đẹp. Nhưng cách thể hiện sự quan tâm đó như thế nào còn tùy thuộc ở mỗi người. (dẫn chứng)
3. Bài học cho bản thân:
- Trong cuộc sống con người cẩn phải biết quan tâm, chia sẻ với người khác dù chỉ là hành động cử chỉ nhỏ nhất.
- Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm được một việc có ý nghĩa.
- Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc sống.
B. Về hình thức:
- HS trình bày dưới dạng văn nghị luận xã hội, có hệ thống luận điểm rõ ràng, chính xác khoa học.
- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc.
Thang điểm::
5 – 6 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, bài làm có sáng tạo, văn viết có cảm xúc, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi điểm đạt.
3,5 – 4,5 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ rang, mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
1,5 – 2,5 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ nhưng bình luận chưa sâu, bài học còn sơ sài còn mắc lỗi về điểm đạt.
0,5 – 1 điểm: Bài viết còn sơ sài, chưa đáp ứng được về phần chứng minh bình luật bài học rút ra còn nông cạn. Mắc lỗi về diễn đạt.
0 điểm: Bài viết sai lệch cả về nội dung và hình thức
Câu 3:(10 điểm)
A. Yêu cầu.
I. Kĩ năng:
- Học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, luận điểm khoa học, chặt chẽ, phép lập luận phù hợp.
- Lời văn chính xác, sinh động, có cảm xúc.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng, miễn là phù hợp yêu cầu của đề. Với đề bài này cần đảm bảo những ý sau:
1. Giải thích nhận định:
	- Hiện thực của đất nước ta từ 1945 đến 1975 là hiện thực của những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng cuộc sống mới đi lên chủ nghĩa xã hội. Hiện thực đó đã tạo nên cho dân tộc Việt Nam một vóc dáng nổi bật: vóc dáng người chiến sĩ luôn trong tư thế chủ động chiến đấu chống kẻ thù, vóc dáng của con người mới xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động mới hoà quyện tạo nên vẻ đẹp của con người dân tộc Việt Nam. Và điều này đã làm nên hơi thở, sức sống của văn học thời kì 1945 - 1975.
2. Chứng minh.
a. Hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc: họ là những con người ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi và nổi bật với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, với tình đồng đội cao cả, sắt son, tinh thần lạc quan...
- Họ là những con người ở mọi tầng lớp, lứa tuổi như: người nông dân mặc áo lính (Đồng chí của Chính Hữu), những chàng trai trí thức vừa rời ghế nhà trường (Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật), những cô thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê), là em bé liên lạc (Lượm của Tố Hữu)...
- Họ là những người lính, người chiến sĩ có lòng yêu nước sâu sắc, có ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. (dẫn chứng)
- Hoàn cảnh sống chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ song họ luôn có tinh thần lạc quan và tình đồng chí, đồng đội cao đẹp... (dẫn chứng)
b. Hình ảnh người lao động mới: họ xuất hiện với tư cách là những người làm chủ cuộc sống mới, họ lao động, cống hiến một cách hăng say, hào hứng, sẵn sàng hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì những lí tưởng cao cả và tương lai đất nước.
- Người lao động trong "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy cận mang nhịp thở tươi vui, hăm hở, hoà mình cùng trời cao biển rộng: họ ra khơi với niềm hân hoan trong câu hát, với ước mơ trong công việc, với niềm vui thắng lợi trong lao động. Đó là những con người mang tầm vóc vũ trụ, hăm hở ra khơi bằng tất cả sức lực và trí tụê của mình.(Dần chứng).
- "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long mang nhịp thở của người lao động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống có lí tưởng, say mê, miệt mài trong công việc, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp. (Dẫn chứng).
3. Đánh giá, bình luận:
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử và thời đại. ở ngoài tiền tuyến khói lửa là hình ảnh của những người lính dũng cảm, kiên cường. Nơi hậu phương là những người lao động bình dị mang nhịp thở của thời đại mới. Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động đã kết tinh thành sức mạnh của con người và dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Các tác giả văn học thời kì này họ đồng thời vừa là nhà văn, nhà thơ, vừa là người lính, người chiến sĩ, người lao động cầm bút để ngợi ca về con người dân tộc Việt với niềm say mê và tự hào. Họ đã làm nên vẻ đẹp và sức sống mới cho văn học Việt Nam.
B/ Thang điểm:
- Điểm 9 - 10 : Đáp được những yêu cầu nêu trên, luận điểm đầy đủ rõ ràng, văn viết có cảm xúc, phân tích và bình luận tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt trong sáng.
- Điểm 7 – 8 : Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, làm rõ được trọng tâm song phân tích bình luận chưa sâu, còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5 - 6: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật đầy đủ phong phú, bình luận chưa sâu, nhưng vẫn làm rõ được các ý. Còn mắc lỗi dùng từ diễn đạt.
- Điểm 3 – 4: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng chưa lấy được dẫn chứng, hoặc chỉ bàn luận chung chung, chưa làm nổi bật vêu cầu của đề. Hoặc những bài làm chưa hình thành được luận điểm chỉ đơn thuần phân tích một vài tác phẩm liên quan đến vấn đề nghị luận.
- Điểm 1 - 2: Không hiểu đề, chỉ bàn luận chung chung không đúng yêu cầu của đề.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, Giám khảo cần linh hoạt căn cử vào từng bài viết của học sinh để cho điểm hợp lí. Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, thể hiện được năng khiếu văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_van_9_nam_2015_TC.doc