Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: sinh học 9 năm học: 2015 - 2016 thời gian làm bài: 150 phút

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1317Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: sinh học 9 năm học: 2015 - 2016 thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: sinh học 9 năm học: 2015 - 2016 thời gian làm bài: 150 phút
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH MAI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Sinh học 9
Năm học: 2015 - 2016
 Thời gian làm bài: 150 phút 
ĐỂ BÀI:
 Câu 1: (4,0 đ)
Khi lai giữa cây hoa đỏ quả ngọt với cây hoa trắng quả chua thu được F1 100% cây hoa hồng quả ngọt. Tiếp tục cho F1 giao phối thu được đời F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ sau:
6 cây hoa hồng, quả ngọt
3 cây hoa đỏ, quả ngọt
3 cây hoa trắng, quả ngọt
2 cây hoa hồng, quả chua
1 cây hoa đỏ, quả chua
1 cây hoa trắng, quả chua
Biết mỗi tính trạng do 1 gen điều khiển
Xác định quy luật di truyền các tính trạng trên
Viết sơ đồ lai từ P đến F2
 Câu 2: (3 đ)
Dựa vào cơ sở tế bào học của di truyền giới tính, hãy viết sơ đồ minh họa và giải thích cơ chế xác định giới tính ở người
 Câu 3: (3 đ)
Có 3 tế bào cùng loài nguyên phân số đợt bằng nhau, cần môi trường nội bào cung cấp 810 NST đơn. Số NST chứa trong các tế bào con sinh ra vào đợt nguyên phân cuối cùng bằng 864
Xác định số lượng NST trong bộ lượng NST của loài trên
Số lần nguyên phân của mỗi tế bào
các tế bào con được sinh ra chia thành 2 nhóm bằng nhau. Mỗi tế bào thuộc nhóm thứ nhất có số lần nguyên phân gấp đôi so với mỗi tế bào thuộc nhóm thứ hai đã tạo ra tất cả 480 tế bào con. Hãy cho biết số lần nguyên phân của mỗi tế bào thuộc mỗi nhóm
Câu 4: (3,5 đ)
a. So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin?
Protêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?
 Câu 5: (2,5 đ)
	Một gen có A = 1.200 nuclêôtit, G = 2.200 nuclêôtit.
Tìm số lượng nuclêôtit T, X?
Tổng số nuclêôtit của gen là bao nhiêu?
Khi gen nói trên tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì cần cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?
 Câu 6: (4đ)
a. So sánh thường biến và đột biến.	
b. Cho ví dụ về thường biến và đột biến ( Mỗi loại cho 2 ví dụ).
	Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9
Năm học 2015 – 2016
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1: (4điểm)
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng: 
 + Về tính trạng màu sắc hoa:
Hoa đỏ : hoa hồng : hoa trắng = (3+1) : (6+2) : (3+1) ≈ 1 : 2 :1
F2 có tỉ lệ của qui luật phân li => hoa đỏ là tính trạng trội không hoàn toàn so với hoa trắng và hoa hồng là tính trạng trung gian. 
Qui ước: AA: hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng => cả 2 cá thể F1 đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng vị quả:
Quả ngọt : quả chua = (6+3+3) : (2+1+1) ≈ 3:1
F2 có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả ngọt là tính trạng trội hoàn toàn so với quả chua. Qui ước: B: quả ngọt; b: quả chua => cả 2 cá thể F1 đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng: (3 quả ngọt : 1 quả chua) x ( 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng) = 3 hoa đỏ, quả ngọt : 6 hoa hồng, quả ngọt : 3 hoa trắng, quả ngọt : 1 hoa đỏ quả, quả chua : 2 hoa hồng, quả chua : 1 hoa trắng, quả chua = tỉ lệ F2 .
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
- Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra: 
F1: AaBb (hoa hồng , quả ngọt) x AaBb (hoa hồng , quả ngọt)
P: AABB (hoa đỏ, quả ngọt) x aabb (hoa trắng, quả chua)
- Sơ đồ lai minh họa: 
P: AABB (hoa đỏ, quả ngọt) x aabb (hoa trắng, quả chua) G:	AB	 a
F1: AaBb (hoa hồng , quả ngọt)
 F1 x F1: : AaBb (quả ngọt, hoa hồng) x AaBb (quả ngọt, hoa hồng)
G/F1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
 F2
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
***Kết quả:
+ Tỉ lệ KG: 3A-BB : 6A-Bb : 3A-bb: 1aaAA : 2aaBb : 1aabb
+ Tỉ lệ KH: 3 hoa đỏ, quả ngọt : 6 hoa hồng, quả ngọt :3 hoa trắng, quả ngọt : 1 hoa đỏ quả, quả chua : 2 hoa hồng, quả chua : 1 hoa trắng, quả chua
Câu 2: (3 điểm)
Cơ sở tế bào học của di truyền giới tính: là sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh
Cơ chế xác định giới tính ở người
Mẹ thuộc giới đồng giao tử mang cặp NST giới tính XX. Khi giảm phân chỉ tạo một loại trứng mang NST giới tính X
Bố thuộc giới dị giao tử mang cặp NST giới tính XY. Khi giảm phân tạo hai loại tinh trùng mang NST giới tính X và Y với tỉ lệ bằng nhau
Khi thụ tinh có hai loại hợp tử xuất hiện:
+ Nếu trứng mang X thụ tinh với tinh trùng mang X sẽ tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái
+ Nếu trứng mang X thụ tinh với tinh trùng mang Y sẽ tạo hợp tử XY, phát triển thành con trai
HS viết sơ đồ minh họa( như sgk trang 39)
Câu 3 (3đ)
Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
Gọi k là số lần nguyên phân của 1 tế bào ( k nguyên dương)
Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài ( n nguyên dương)
Ta có: 3. 2. 2n = 846 (1)
 3. (2 – 1). 2n = 810 (2)
Từ (1) và (2) ta có : 2n = 18
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 18
b. Tính số lần nguyên phân 
Thay 2n = 18 vào (1) được k = 4
Vậy mỗi tế bào đã nguyên phân liên tiếp 4 lần
Tổng số tế bào con được sinh ra là: 3. 24 = 48
Vậy chia số tế bào con trên thành 2 nhóm thi mỗi nhóm có 24 tế bào
Gọi x là số lần nguyên phân của một tế nào ở nhóm thứ 2 (x nguyên dương)
Thì 2x là số lần nguyên phân của một tế nào ở nhóm thứ 1
Ta có : 24. 22x + 24. 2x = 480
Giải ra được : x = 2, 2x = 4
Vậy nhóm 1 mỗi tế bào nguyên phân 4 lần, nhóm 2 mỗi tế bào nguyên phân 2 lần
Câu 4 (3,5 điểm)	
a.So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin:
ADN
Prôtêin
-Có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn.Giữa hai mạch của phân tử ADN các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS bằng các liên kết Hiđrô.
- ADN được cấu tạo bởi 5 nguyên tố hóa học- kí hiệu là: C, H. O, N. P.
-Được cấu tạo từ 4 loại đơn phân- kí hiệu là: A, T, G, X.
-Mỗi phân tử ADN gồm nhiều gen. 
- ADN quy định cấu trúc của protein tương ứng
- Protein có cấu trúc xoắn, mức độ xoắn tùy thuộc vào mức độ cấu trúc như bậc 1, 2, 3, 4. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết pepstit.
-Protein được cấu tạo bởi 4 nguyên tố hóa học: C, H. O, N.
- Cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin.
-Mỗi phân tử Protein gồm nhiều chuỗi polypeptit.
-Cấu trúc của Protein phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của ADN.
b. Protein liên quan đến hoạt động sống của cơ thể như:
-Trao đổi chất: 
+ Enzim mà bản chất là Protein có vai trò xúc tác cho các quá trình TĐC, thúc đẩy các phản ứng sinh hóa xảy ra nhanh chóng.
+ Hoocmon mà phần lớn là Protein có vai trò điều hòa các quá trình TĐC.
-Ngoài ra Protein còn tham gia vào sự vận động của cơ thể, là kháng thể để bảo vệ cơ thể hoặc cung cấp năng lượng khi cơ thể cần.
Câu 5: (2,5 đ)
Số lượng nuclêôtit X, T
Dựa vào nguyên tắc bổ sung, ta có: A=T=1.200 nuclêôtit
 G=X=2.200 nuclêôtit
 Tổng số nuclêôtit mỗi gen bằng:
A+T+G+X=(1.200x2) + (2.200x2) = 6.800 nuclêôtit
 Vậy số lượng mỗi loại nuclêôtit cần cung cấp là:
A=T= ( – 1) x 1.200 = 3.600 nuclêôtit
G=X= ( – 1) x 2.200 = 6.600 nu
Câu 6 (4điểm)	
Giống nhau : 
- Đều là biến dị của cơ thể có liên quan đến tác động của môi trường
- Đều dẫn đến biến đổi kiểu hình của cơ thể
b. Khác nhau : 
Thường biến
Đột biến
- Thường biến là những biến đổi KH, không liên quan tới kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể .
- Chịu tác động trực tiếp của môi trường trong mức phản ứng 
- Không di truyền được 
- Phát sinh đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường 
- Thường biến giúp cơ thể thích nghi với môi trường không phải là nguyên liệu cho tiến hóa và chon giống
 - Thường biến có lợi cho đời sống sinh vật.
- Đột biến là những biến đổi trong cơ sở vất chất dtr (NST,ADN) dẫn đến biến đổi kiểu hình 
- Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn sinh lí trong tế bào 
- Di truyền được
- Thường phát sinh đơn lẻ với tần số thấp
- Tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa 
- Phần lớn có hại cho sinh vật, một số ít có lợi
Cho Thường biến 2 ví dụ .Cho Đột biến 2 ví dụ 
1,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
2,5đ
(mỗi ý 0,5đ)
1đ
1đ
0,5đ
1đ
0,5đ
3đ
0,5đ
 DUYỆT CỦA TỔ NGƯỜI RA ĐỀ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSG_sinh_9_nam_2015_TM.doc