Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn: Vật lý thời gian: 150 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1297Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn: Vật lý thời gian: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn: Vật lý thời gian: 150 phút
ubnd lâm thời huyện tân uyên
phòng giáo dục& đào tạo
đề chính thức
đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9
năm học 2008 - 2009
môn: vật lý
Thời gian: 150 phút (Không tính thời gian giao đề)
 (Đề thi có 02 trang)
Câu 1: (2,5 điểm)
	Một người đứng cách một đường thẳng một khoảng h = 50 m. ở trên đường có một ô tô đang chạy lại gần anh ta với vận tốc V1 = 10 m/s. Khi người ấy thấy ô tô còn cách mình 130 m thì bắt đầu chạy ra đường để đón ô tô theo hướng vuông góc với mặt đường. Hỏi người ấy phải chạy với vận tốc bao nhiêu để có thể gặp được ô tô?
Câu 2: (5,5 điểm) 
 Cho mạch điện như hình vẽ bên. Hiệu điện thế giữa hai điểm B và D không đổi và bằng 220V. Số chỉ của ampe kế là 1A và R1 = 170. R2 là một bộ gồm 70 chiếc điện trở nhỏ ghép nối tiếp, các điện trở thuộc ba loại khác nhau: loại thứ nhất có giá trị 1,8; loại thứ hai có giá trị 2; loại thứ ba có giá trị 0,2. Hỏi mỗi loại điện trở nhỏ có bao nhiêu chiếc?
Câu 3: (3,0 điểm)
 Một mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, U = 12V, ampe kế chỉ I = 2,4A. Số chỉ của vôn kế V1 lớn gấp rưỡi số chỉ của vôn kế V2.
 a) Không cần tính toán, hãy trả lời trong số R1, R2 điện trở nào lớn hơn, lớn gấp bao nhiêu lần? Giải thích ngắn gọn.
 b) Tìm số chỉ của V1, V2.
 c) Tính R1, R2 và điện trở tổng cộng của mạch.
 d) Bây giờ mắc lại mạch trên như sau: bỏ vôn kế V2 đi, hai đầu của R2 mắc vào hai điểm MN đồng thời vẫn nối N với cực B của nguồn điện. Tìm điện trở của đoạn mạch MN, số chỉ của vôn kế V1 và ampe kế A. 
Câu 4:(3,5 điểm)
	Có hai điện trở R1 và R2 được mắc vào mạch điện MN theo hai cách, trong cùng một khoảng thời gian. Trường hợp đầu mắc theo kiểu nối tiếp. Trường hợp sau mắc theo kiểu song song. Tỉ số giữa nhiệt lượng toả ra trong trường hợp thứ nhất so với trường hợp thứ hai là bao nhiêu?
Câu 5:(5,5 điểm)
	a) Người ta rót vào khối nước đá khối lượng m1 = 2kg một lượng nước m2 = 1kg ở nhiệt độ t2 = 10oC. Khi có cân bằng nhiệt, lượng nước đá tăng thêm m' = 50g. Xác định nhiệt độ ban đầu của nước đá. Biết nhiệt dung riêng của nước đá C1 = 2000 J/kg.K; nước C2 = 4200 J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá = 3,4 .105 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với đồ dùng thí nghiệm.
	b) Sau đó, người ta cho nước sôi vào bình trong một thời gian và sau khi thiết lập cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước là 50oC. Tìm lượng hơi nước đã dẫn vào. Cho nhiệt hoá hơi của nước L = 2,3.106 J/kg. 
–––––––––––––Hết–––––––––––
Họ và tên Thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:....................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_vat_ly_9.doc