PHÒNG GD & ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS CỰ KHÊ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC: 2015 - 2016 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1 (3.5 điểm) a) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước? b) Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Tại sao người chọn con đường đó? Câu 2 (6 điểm) Vì sao có sự ra đời của tổ chức ASEAN? Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Trong bối cảnh khu vực hiện nay, ASEAN cần phải làm gì? Câu 3 (5.5 điểm) Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Nêu những hiểu biết của em về mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mĩ trong giai đoạn hiện nay? Câu 4 (5 điểm): Vì sao khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các cường quốc trong phe Đồng minh triệu tập Hội nghị I-an-ta? Nêu những nghị quyết quan trọng của Hội nghị và những hệ quả của nó? ------HẾT------ PHÒNG GD & ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS CỰ KHÊ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC: 2015 - 2016 Câu Đáp án Thang điểm Câu 1 (3.5đ) a) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, vì: - Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước. Các phong trào yêu nước lần lượt thất bại. - Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc. b) * Điểm mới: - Các nhà yêu nước chống Pháp là các sĩ phu phong kiến. Mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến, hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa. - Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”; xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc. * Lý do: - Vì Nguyễn Tất Thành không nhất trí với những chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã chọn.Người cho rằng: + Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp khác gì “ Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”. + Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách chẳng khác xin quân thù rủ lòng thương. 0.5 0.5 0.75 0.75 1 Câu 2 (6 đ) * Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi giành độc lập, nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước - Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực... - Ngày 8/ 8/ 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan). * Mục tiêu của ASEAN: xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đồng Nam Á hùng mạnh. ASEAN là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực. * Nguyên tắc hoạt động: - Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. - Hợp tác phát triển có kết quả. * Tùy vào khả năng hiểu biết của HS để cho điểm: - Các thành viên ASEAN phải đoàn kết thống nhất, tăng cường hợp tác toàn diện hơn nữa - Tuân thủ luật pháp quốc tế (Công ước Luật biển của Liên hợp quốc 1982, Tòa án quốc tế, cách ứng xử của các bên ở biển Đông(DOC)) - Các bên phải kiềm chế và không làm phức tạp thêm tình hình, không dùng vũ lực để giải quyết tình hình... - Nhanh chóng đề ra Bộ quy tắc ứng xử(COC) 0.5 0.5 0.5 1 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 3 (5.5đ) * Những nét nổi bật: - Để thực hiện mục tiêu làm bá chủ thế giới, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu phản cách mạng” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. - Thông qua hình thức “viện trợ”, Mĩ đã lôi kéo, khống chế những nước phụ thuộc, thực hiện các chính sách thực dân kiểu mới về kinh tế, chính trị - Mĩ lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược: Việt Nam, Triều Tiên. - Sau khi trật tự hai cực I-an-ta bị phá vỡ, Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chỉ huy. * Quan hệ ngoại giao Việt – Mĩ: - Ngày 12-7-1995, Tổng thống Mỹ B.Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. - Sự hợp tác tiến triển trên cả bình diện song phương và đa phương, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho hai nước, góp phần tích cực vào nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Đông Nam Á. - Liên hệ tới quan hệ ngoại giao hai nước trước vấn đề căng thẳng ở biển Đông và đưa ra nhận xét (tùy vào khả năng nhận thức và tư duy của HS). 1.0 0.75 0.75 1.0 0.75 0.5 0.75 Câu 4 (5 đ) * Nguyên nhân: - Cuối năm 1944, đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn cuối, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít là không thể tránh khỏi. - Trong khi đó, nội bộ phe Đồng minh bắt đầu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về việc phân chia thành quả chiến tranh giữa các nước thắng trận; các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới. - Trong bối cảnh đó, cuối tháng 2-1945, Hội nghị cấp cao ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh được triệu tập ở I-an-ta (Liên Xô) để giải quyết những vấn đề sau chiến tranh. * Những nghị quyết quan trọng: - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít , nhanh chóng kết thúc chiến tranh. - Thống nhất sẽ thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh. - Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận. * Hệ quả: - Những quyết định của hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh, thường được gọi là “trật tự hai cực I-an-ta”, đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. 0.5 0.75 0.75 0.5 0.5 1.0 1.0 Ban giám hiệu PHT. Vũ Thị Hồng Thắm Người duyệt đề Dương Thị Tuyết Nhung Người ra đề / đáp án Nguyễn Thị Hữu MA TRẬN Nội dung Mức độ tư duy Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. Câu 1 3.5đ 3.5 đ 2. Các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay. Câu 2 6 đ 6 đ 3. Nước Mĩ từ 1945 đến nay. Câu 3 5.5 đ 5.5 đ 4. Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay Câu 4 5 đ 5 đ Tổng điểm 6 đ 9 đ 5 đ 20 đ
Tài liệu đính kèm: