PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT TRƯỜNG THCS LONG MỸ (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC – KHỐI LỚP 8 Thời gian làm bài : 60 phút ĐỀ A ĐỀ CHÍNH THỨC A/ PHẦN TRẮC NHIỆM (3Đ): Em hãy khoanh tròn 1 trong các câu sau mà em cho là đúng nhất. 1/Cấu trúc dưới đây không được xem là bộ phận của ống tiêu hóa: A. Thực quản B. Gan C. Ruột già D. Ruột non 2/ Loại thức ăn dễ gây hại cho tim mạch là: A. Vitamin B. Chất xơ C. Mỡ động vật D. Chất khoáng 3/ Hoạt động biến đổi hóa học thức ăn trong dạ dày được thực hiện bởi: A. Enlin pepsin B. Enzim pepin. C. Dịch tụy D. Dịch mật 4/ Tế bào thần kinh còn được gọi là: A. Tổ chức thần kinh đệm B. Nơron C. Sợi nhánh D. Sợi nhánh và sợi trục. 5/ Phương tiện để sơ cứu cho người gãy xương cẳng tay là: A. 1 thanh nẹp dài 30-40 cm rông 4-5 cm B. 2 cuộn băng y tế C. 2 miếng gạc y tế D. Cả A,B,C đúng 6/ Thực chất quá trình trao đổi chất diễn ra ở: A. Hệ cơ quan B. Cơ quan C. Cơ thể D. Tế bào. 7/ Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu? A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Huyết tương. 8/ Màng sinh chất có chức năng: A. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất B. Thực hiện các hoạt động sống của tế bào C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D.Tổng hợp và vận chuyển các chất 9/ Thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm: A. Màng sinh chất, ti thể, nhân. B. Chất tế bào, riboxom, nhân con. C. Nhân, chất tế bào, trung thể. D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân. 10/ Công của cơ phụ thuộc vào yếu tố: A. Vận động và lao động. B. Trạng thái thần kinh. C. Nhịp độ lao động D. Khối lượng của vật 11/ Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: A. Bụi B. Vi sinh vật C. Chất khí độc. D. Cả A,B,C đúng 12/Các xương được gắn với nhau nhờ các khớp, có mấy loại khớp? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 B/TỰ LUẬN: (7Đ). 1/ Ông bà ta thường nói ”Ăn thì không nên nói còn nói thì không nên ăn”em hãy giải thích tại sao ?(1đ) 2/ Có mấy loại mô chính? Trình bày chức năng của các loại mô đó (1 đ) 3/ Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ? ( 2,5đ) 4/ Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo con đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không? (1,5đ) 5/ Vẽ hình và chú thích sơ đồ cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào?( 1đ) PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT TRƯỜNG THCS LONG MỸ (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC – KHỐI LỚP 8 Thời gian làm bài : 60 phút ĐỀ B ĐỀ CHÍNH THỨC A/ PHẦN TRẮC NHIỆM (3Đ): Em hãy khoanh tròn 1 trong các câu sau mà em cho là đúng nhất. 1/ Thực chất quá trình trao đổi chất diễn ra ở: A. Hệ cơ quan B. Cơ quan C. Cơ thể D.Tế bào. 2/ Tế bào thần kinh còn được gọi là: A. Tổ chức thần kinh đệm B. Nơron C. Sợi nhánh D. Sợi nhánh và sợi trục. 3/ Công của cơ phụ thuộc vào yếu tố: A. Vận động và lao động. B. Trạng thái thần kinh. C. Nhịp độ lao động D. Khối lượng của vật 4/ Loại thức ăn dễ gây hại cho tim mạch là: A. Vitamin B. Chất xơ C. Mỡ động vật D. Chất khoáng 5/Cấu trúc dưới đây không được xem là bộ phận của ống tiêu hóa: A. Thực quản B. Gan C. Ruột già D. Ruột non 6/ Thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm: A. Màng sinh chất, ti thể, nhân. B. Chất tế bào, riboxom, nhân con. C. Nhân, chất tế bào, trung thể. D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân. 7/Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: A. Bụi B. Vi sinh vật C. Chất khí độc. D. Cả A,B,C đúng 8/ Phương tiện để sơ cứu cho người gãy xương cẳng tay là: A. 1 thanh nẹp dài 30-40 cm rông 4-5 cm B. 2 cuộn băng y tế C. 2 miếng gạc y tế D.Cả A,B,C đúng 9/ Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu? A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Huyết tương. 10/ Các xương được gắn với nhau nhờ các khớp, có mấy loại khớp? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 11/ Hoạt động biến đổi hóa học thức ăn trong dạ dày được thực hiện bởi: A. Enlin pepsin B. Enzim pepin. C. Dịch tụy D. Dịch mật 12/Màng sinh chất có chức năng: A. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất B. Thực hiện các hoạt động sống của tế bào C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D. Tổng hợp và vận chuyển các chất B/TỰ LUẬN: (7Đ). 1/ Ông bà ta thường nói:”Ăn thì không nên nói còn nói thì không nên ăn”em hãy giải thích tại sao ?(1đ) 2/ Có mấy loại mô chính? Trình bày chức năng của các loại mô đó (1 đ) 3/Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ? ( 2,5đ) 4/Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo con đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không? (1,5đ) 5/Vẽ hình và chú thích sơ đồ cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào?(1đ) *ĐÁP ÁN: SINH 8 I/ TRẮC NGHIỆM ( 3Đ) ĐỀ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A B C B B D D C A D A D B B D B A C B D D D C B B A II/TỰ LUẬN: (7Đ) 1/Khí chúng ăn thì nắp thanh quản đóng lại, khi chúng ta nói thì nắp thanh quản mở ra. Nếu chúng ta vừa ăn vừa nói thì nắp thanh quản mở ra làm thức ăn sẽ rơi xuống đường dẫn khí làm cho chúng ta bị ngẹt không thở được dẫn đến tử vong. Do vậy ông bà ta thường nói ” ăn thì không nên nói nói thì không nên ăn” ( 1đ) 2/ Có bốn loại mô chính: ( 1đ) Mô biểu bì: Bảo vệ, hấp thụ và tiết. Mô liên kết: Nâng đỡ, liên kết các cơ quan Mô cơ: co dãn Mô thần kinh: Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường 3/*Thành phần và cấu tạo hệ tuần hoàn máu ( 1đ) -Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch: +Tim: Tim có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, nữa phải chứa máu đỏ thẫm, nữa trái chứa máu đỏ tươi. Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy để đẩy máu đi. + Hệ mạch: gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch có nhiệm vụ dẫn máu từ tim tới các tế bào và từ các tế bào trở về tim. *Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và lớn: - Vòng tuần hoàn nhỏ:Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải đến động mạch phổi đến mao mạch phổi đến tĩnh mạch phổi đến tâm nhĩ trái ( máu đỏ tười ). ( 0,5đ) Dẫn máu qua phổi giúp máu trao đổi O2 và CO2. ( 0,25đ) -Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tười từ tâm thất trái đến động mạch chủ đến mao mạch phần trên cơ thể và mao mạch phần dưới cơ thể, Mao mạch phần trên cơ thể đến tĩnh mạch chủ trên, mao mạch phần dưới cơ thể đến tĩnh mạch chủ dưới. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đến tâm nhĩ phải ( máu đỏ thẫm ) ( 0,5đ) Dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện trao đổi chất. ( 0,25đ) 4/- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo con đường tiêu hóa qua các hoạt động như:Ăn, đẩy thức ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng.( 1đ) - Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm ( chích ) qua tĩnh mạch ( 0,5đ) 5/ Vẽ hình và chú thích đúng ( 1đ)
Tài liệu đính kèm: