MA TRẬN ĐỊA LÍ 6 Đề thi học kỳ I Năm học: 2015 – 2016 Chủ đề (nội dung)/Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Vị trí hình dạng kích thước của Trái Đất Tác động nội lực và ngoại lực TN : 4 Câu (1) TL 1 câu (2đ) Phương hướng trên bản đồ TN 4 câu (1 đ) Vận động của Trái Đất quanh trục Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời TN: 4 câu (1đ) Tỉ lệ bản đồ. Cấu tạo bên trong Trái Đất TL1 Câu (3đ) TL1 Câu; (2đ) Cộng 30% (3đ) 40% (4đ) 10% (1đ) 20% (1đ) Trường THCS Long Mỹ ĐỀ A ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 6 THỜI GIAN: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM * Chọn phương án đúng nhất, mỗi phương án chọn đúng 0.25 điểm 1. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là? A. 365 ngày 3 giờ B. 365 ngày 4 giờ C. 365 ngày 5 giờ D. 365 ngày 6 giờ 2. Nguyên nhân nào sinh ra hiện tượng các mùa? A. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. B. Trái Đất có dạng hình cầu. C. Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục. D. Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. 3. Ở nửa cầu Bắc, vào ngày 22 – 6 có hiện tượng? A. Ngày dài hơn đêm. B. Đêm dài hơn ngày. C. Đêm dài suốt 24 giờ. D. Ngày và đêm dài bằng nhau. B. Thái Bình Dương 4. Ngày 22 – 12, ở vĩ tuyến 66033’ Bắc có hiện tượng? A. Đêm dài 6 tháng. B. Đêm dài 24 giờ. C. Ngày dài 24 giờ. D. Ngày dài 6 tháng 5. Theo qui ước, đầu phí trên của kinh tuyến chỉ hướng nào? A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam. 6. Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là? A. Vành đai lửa Địa Trung Hải. B. Vành đai lửa Ấn Độ Dương. C. Vành đai lửa Đại Tây Dương. D. Vành đai lửa Thái Bình Dương. B. Tây Á 7. Khi đọc nội dung bản đồ thì bước đầu tiên là? A. Xem tỷ lệ. B. Tìm phương hướng. C. Đọc độ cao trên đường đồng mức. D. Đọc bản chú giải. 8. Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông vì ở đó có? A. Nhiều đất đai mầu mỡ. B. Nhiều hồ cung cấp nước. C. Nhiều khoáng sản. D. Khí hậu ấm áp quanh năm. 9. Hành tinh gần mặt trời nhất là? A. Sao Kim B. Sao Thủy C. Sao Hỏa D. Sao Mộc 10. Vĩ tuyến gốc chính là đường? A. Chí tuyến. B. Vòng cực. C. Xích đạo. D. Cực. 11. Kinh tuyến nào đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)? A. Kinh tuyến 00. B. Kinh tuyến 450. C. Kinh tuyến 900. D. Kinh tuyến 1800. 12. Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí nào? A. Thứ 2 B. Thứ 3 C. Thứ 4 D. Thứ 5 .II. TỰ LUẬN Câu 13: Thế nào là kinh tuyến ? Thế nào là kinh tuyến gốc(2đ) Câu 14: Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp? Giải thích vì sao lớp vỏ Trái Đất quan trọng nhất? (3đ) Câu 15: Bài tập: Các bản đồ có tỉ lệ là 1: 200 000 và 1: 6 000 000, cho biết 5cm trên bản đồ từng bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? (2 điểm) HẾT Trường THCS Long Mỹ ĐỀ B ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 6 THỜI GIAN: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM * Chọn phương án đúng nhất, mỗi phương án chọn đúng 0.25 điểm 1. Ở nửa cầu Bắc, vào ngày 22 – 6 có hiện tượng? A. Ngày dài hơn đêm. B. Đêm dài hơn ngày. C. Đêm dài suốt 24 giờ. D. Ngày và đêm dài bằng nhau. 2. Theo qui ước, đầu phí trên của kinh tuyến chỉ hướng nào? A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam. 3. Kinh tuyến nào đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)? A. Kinh tuyến 00. B. Kinh tuyến 450. C. Kinh tuyến 900. D. Kinh tuyến 1800. 4. Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông vì ở đó có? A. Nhiều đất đai mầu mỡ. B. Nhiều hồ cung cấp nước. C. Nhiều khoáng sản. D. Khí hậu ấm áp quanh năm. 5. Ngày 22 – 12, ở vĩ tuyến 66033’ Bắc có hiện tượng? A. Đêm dài 6 tháng. B. Đêm dài 24 giờ. C. Ngày dài 24 giờ. D. Ngày dài 6 tháng 6. Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là? A. Vành đai lửa Địa Trung Hải. B. Vành đai lửa Ấn Độ Dương. C. Vành đai lửa Đại Tây Dương D. Vành đai lửa Thái Bình Dương. 7. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là? A. 365 ngày 3 giờ B. 365 ngày 4 giờ C. 365 ngày 5 giờ D. 365 ngày 6 giờ8 8. Vĩ tuyến gốc chính là đường? A. Chí tuyến. B. Vòng cực. C. Xích đạo. D. Cực. 9. Khi đọc nội dung bản đồ thì bước đầu tiên là? A. Xem tỷ lệ. B. Tìm phương hướng. C. Đọc độ cao trên đường đồng mức. D. Đọc bản chú giải. 10. Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí nào? A. Thứ 2 B. Thứ 3 C. Thứ 4 D. Thứ 5 11. Hành tinh gần mặt trời nhất là? A. Sao Kim B. Sao Thủy C. Sao Hỏa D. Sao Mộc 12. Nguyên nhân nào sinh ra hiện tượng các mùa? A. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. B. Trái Đất có dạng hình cầu. C. Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục. D. Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời .II. TỰ LUẬN Câu 13: Thế nào là kinh tuyến ? Thế nào là kinh tuyến gốc(2đ) Câu 14: Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp? Giải thích vì sao lớp vỏ Trái Đất quan trọng nhất? (3đ) Câu 15: Bài tập: Các bản đồ có tỉ lệ là 1: 200 000 và 1: 6 000 000, cho biết 5cm trên bản đồ từng bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? (2 điểm) HẾT ĐÁP ÁN ĐỊA LÍ KHỐI 6 A. TRẮC NGHIỆM CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐỀ A D D A C C D D A B C A B ĐỀ B A C A A C D D C D B B D B. TỰ LUẬN Câu 13: Kinh tuyến (1đ) Kinh tuyến gốc (1đ) Câu 14: - Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm 3 lớp.(1đ) - Lớp vỏ, lớp trung gian, lớp lõi Trái Đất.(1đ) - Lớp vỏ Trái Đất quan trọng nhất vì: là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống hoạt động của xã hội loài người.(1đ) Câu 15: Đáp án 10km (1đ) 300km(1đ)
Tài liệu đính kèm: