TRƯỜNG THCS VÀ THPT HOA LƯ NĂM HỌC 2014 - 2015 MÃ ĐỀ A ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ – KHỐI 10 Thời gian 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1:(2,5đ) Chuyển động tròn đều là gì? Chuyển động một điểm ở đầu kim phút của 1 chiếc đồng hồ có phải là chuyển động tròn đều không? Vì sao? Chu kỳ của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức, giải thích ý nghĩa, đơn vị các đại lượng trong công thức đó? Câu 2:(2đ) Phát biểu định luật Vạn vật hấp dẫn? Viết biểu thức, gải thích ý nghĩa, đơn vị các đại lượng trong biểu thức đó? Áp dụng: Tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Biết khối lượng của Trái Đất là M = 5,96.1024 kg, khối lượng của Mặt Trăng là m = 7,3.1022 kg, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là r = 3,84.105 m. Câu 3:(3đ) Một chiếc xe ô tô có khối lượng 500kg, bắt đầu chuyển động nhờ một lực 1080N. Lực này có phương song song với mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,2. Lấy g = 9,8(m/s2). Tính lực ma sát giữa xe và mặt đường? Tính gia tốc của xe? Tính vận tốc của xe sau 3 phút. Câu 4:(1đ) Một xe buýt đang chạy thẳng thì rẽ trái đột ngột, theo các em hàng khách trên xe sẽ bị nghiêng về phía nào? Em hãy dùng tính quán tính để giải thích hiện tượng trên? Câu 5:(1,5đ) Cho một vật rơi từ độ cao h = 180m. Lấy g = 10 m/s². Hãy xác định a. Thời gian rơi của vật. b. Tính quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng. HẾT TRƯỜNG THCS VÀ THPT HOA LƯ NĂM HỌC 2014 - 2015 MÃ ĐỀ B ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ – KHỐI 10 Thời gian 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1:(2,5đ) Chuyển động rơi tự do là gì? Thả rơi các vật sau vật nào được xem là rơi tự do? Vì sao? Ta thả rơi: quả táo, quả dưa, quyển vở. Tần số của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức, giải thích ý nghĩa, đơn vị các đại lượng trong công thức đó? Câu 2:(2đ) Phát biểu định luật Húc? Viết biểu thức, giải thích ý nghĩa, đơn vị các đại lượng trong biểu thức đó? Áp dụng: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 30 cm. Khi lò xo có chiều dài 34 cm thì lực dàn hồi của nó bằng bao nhiêu? Biết độ cứng của lò xo là 150(N/m). Câu 3:(3đ) Một chiếc xe ô tô có khối lượng 800kg, bắt đầu chuyển động nhờ một lực 2168N. Lực này có phương song song với mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường (µ) là 0,2. Lấy g = 9,8(m/s2). Tính lực ma sát giữa xe và mặt đường? Tính gia tốc của xe? Tính vận tốc của xe sau 2 phút. Câu 4:(1đ) Em hãy cho biết khi có va chạm giữa xe ôtô và xe đạp theo em xe nào sẽ bị hư hỏng nặng hơn. Điều này có trái với Định luật III Niu tơn không? Vì sao? Câu 5:(1,5đ) Một quạt máy có chiều dài cánh quạt là 20cm, tốc độ dài (v) của một điểm ở đầu cánh quạt là 10 m/s. a. Tính tốc độ góc, chu kỳ của cánh quạt. b. Tính gia tốc của điểm ở đầu cách quạt. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ A Câu 1:(2,5đ) Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và vận tốc đều theo thời gian. (0,5đ) Chuyển động của một điểm đầu kim phút ở chiếc đồng hồ có phải là chuyển động tròn đều. (0,25đ) Vì quỹ đạo tròn và vận tốc đều theo thời gian. (0,5đ) Chu kỳ của chuyển động tròn đều là khoảng thời gian vật đi hết 1 vòng. (0,5đ) Công thức (0,25đ) T: chu kỳ (s) (0,5đ) : Tốc độ góc (rad/s) Câu 2:(2đ) Phát biểu định luật Vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. (0,5đ) Biểu thức (0,5đ) Fhd : Lực hấp dẫn (N) G = 6,67.10-11(N.m2/kg2) (0,5đ) m1, m2 : Khối lượng vật 1, vật 2 (kg) r: khoảng cách giữa 2 vật (m) Áp dụng: Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng. (0,25đ) = 1,97.1026 N (0,25đ) Câu 3:(3đ) Vẽ hình, phân tích lực. (0,5đ) Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ. Có 4 lực: F, Fms, P, N (0,25đ) Áp dụng ĐL II: (0,25đ) Chiếu (1) lên 0x: F – Fms = m.a (2) (0,25đ) Chiếu (1) lên 0y: - P + N = 0 => N = P = m.g = 4900N (0,25đ) Fms = µ.N = 980 (N) (0,25đ) Từ (2) => 1080 – 980 = 500.a (0,25đ) a = 0,2 (m/s2) (0,5đ) v = v0 + a.t = 36 m/s (0,5đ) Câu 4:(1đ) Một xe buýt đang chạy thẳng thì rẽ trái đột ngột theo các em hàng khách trên xe sẽ bị nghiêng về phải. (0,5đ) Vì khi xe đang đi thẳng thì hành khách trên xe có quán tính đi thẳng, khi xe rẽ trái thì hành khách trên xe vẫn còn quán tính này lên bị nghiêng về bên phải. (0,5đ) Câu 5:(1,5đ) Cho một vật rơi từ độ cao h = 180m. Lấy g = 10 m/s². Hãy xác định Thời gian rơi của vật. = 6s (0,75đ) Quãng đường vật đi được trong 5 giây đầu. (0,25đ) Quãng đường vật đi được trong giây cuối là S’ = S – S5 = 55m (0,5đ) ĐÁP ÁN ĐỀ B Câu 1:(2,5đ) Chuyển động rơi tự do là chuyển động rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực. (0,5đ) Các vật được xem là rơi tự do là thả rơi quả táo, qua dưa. (0,25đ) Vì các quả dạng hình tròn lên sức cản không khí ít nên được xem là rơi tự do. (0,5đ) Tần số của chuyển động tròn đều là số vòng vật đi được trong 1 giây. (0,5đ) Công thức (0,25đ) f: Tần số (Hz) (0,5đ) : Tốc độ góc (rad/s) Câu 2:(2đ) Phát biểu định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo (0,5đ) Biểu thức (0,5đ) Fdh : Lực đàn hồi (N) K: Độ cứng của lò xo (N/m) (0,5đ) Δl: Độ biến dạng của lò xo (m) Áp dụng: Lực đàn hồi. (0,25đ) = 6N (0,25đ) Câu 3:(3đ) Vẽ hình, phân tích lực. (0,5đ) Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ. Có 4 lực: F, Fms, P, N (0,25đ) Áp dụng ĐL II: (0,25đ) Chiếu (1) lên 0x: F – Fms = m.a (2) (0,25đ) Chiếu (1) lên 0y: - P + N = 0 => N = P = m.g = 7840N (0,25đ) Fms = µ.N = 1568 (N) (0,25đ) Từ (2) => 2168 – 1568 = 800.a (0,25đ) a = 0,75 (m/s2) (0,5đ) v = v0 + a.t = 90 m/s (0,5đ) Câu 4:(1đ) Khi có va chạm giữa xe ôtô và xe đạp theo em xe đạp sẽ bị hư hỏng nặng hơn. Điều này có không trái với Định luật III Niu tơn. (0,5đ) Vì khi 2 xe va chạm theo đl III độ lớn lực tác dụng là như nhau. Nhưng xem ô tô có khung chịu lực tốt hơn nên bị hỏng nhẹ hơn còn xe đạp có khung chịu lực yếu hơn nên hư hỏng nặng hơn. (0,5đ) Câu 5:(1,5đ) Một quạt máy có chiều dài cánh quạt là 20 cm, tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt là 10 m/s.
Tài liệu đính kèm: