Đề thi học kỳ I môn: Công nghệ lớp 8

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn: Công nghệ lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kỳ I môn: Công nghệ lớp 8
TRƯỜNG THCS ..
ĐỀ THI HỌC KỲ I 
Môn : Công nghệ lớp 8	- Thời gian: 45 phút
I/ TRẮC NGHIỆM: (2đ) 
Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước phương án đúng
Câu 1: Các loại khớp động thường gặp:
A. Khớp quay, khớp tịnh tiến, ren, đinh tán. B. Khớp quay, khớp tịnh tiến, khớp cầu
C. Khớp cầu, khớp vít, khớp tịnh tiến, chốt. D. Bulông, khớp tịnh tiến, đinh tán
Câu2: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như sau:
A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng
B. Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng
C. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở bên trái hình chiếu đứng
D. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu bằng 
Câu 3: Quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí theo các công đoạn:
A. Vật liệu cơ khí gia công cơ khí chi tiết	
B. Chi tiết lắp ráp sản phẩm cơ khí	
C. Vật liệu cơ khí gia công cơ khí chi tiết lắp ráp sản phẩm cơ khí	
D. gia công cơ khí chi tiết lắp ráp sản phẩm cơ khí
Câu4: Dụng cụ gia công cơ khí bao gồm:
A. Thước lá, thước cặp, khoan.	B. Dũa, cưa, đục, búa. 
C. Thước đo góc, kìm, cưa.	D. Tua vít, mỏ lết, cờ lê.
II/ TỰ LUẬN: (8đ) 
Câu 1: (3 điểm) 
	Chi tiết máy là gì? Chúng được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép. Lấy ví dụ?
Câu2: (3điểm) 
	Nêu cấu tạo mối ghép bằng ren và ứng dụng của từng loại? 
Câu 3:(2 điểm) 
	Một bánh đai dẫn động có đường kính 60cm, quay với tốc độ 25 vòng/phút. Hãy tính toán lựa chọn đường kính bánh bị dẫn sao cho phù hợp với tốc độ 75 vòng/phút.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN CÔNG NGHỆ 8 – HKI 
I/ TRẮC NGHIỆM: (2đ) Mỗi câu đúng 0,5đ
Câu
1
2
3
4
đáp án
B
A
C
B
II/ TỰ LUẬN: (8đ) 
Câu 1: (3đ)
 Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy (1đ)
 Chi tiết máy được lắp ghép với nhau theo hai kiểu mối ghép:
- Mối ghép cố định: là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm: mối ghép bằng vít, ren, chốt, hàn, đinh tán,... (1 đ)
- Mối ghép động là mối ghép mà các chi tiết ghép có thể xoay trượt, lăn ăn khớp với nhau: mối ghép pittông xilanh, sống trượt-rãnh trượt,...(1 đ)
Câu 2: (3 đ) 
Mối ý d ưới đây 	0,5đ
Cấu tạo:
- Mối ghép bu lông: Khi ghép, đầu ren của bu lông được luồn qua lỗ trơn của các chi tiết rồi siết chặt bằng đai ốc.
- Mối ghép vít cấy: khi ghép, một đầu của vít cấy được luồn qua lỗ trơn của một chi tiết và siết chặt vào lỗ ren của chi tiết còn lại, đầu kia của vít cấy được siết chặt bằng đai ốc.
- Mối ghép đinh vít: đầu có ren của đinh vít được luồn qua lỗ trơn của một chi tiết, rồi siết chặt vào lỗ ren của chi tiết còn lại, sao cho đầu có sẻ rãnh của đinh vít được ép chặt vào chi tiết bị ghép.
Ứng dụng: 
- Mối ghép bằng ren dùng rộng rãi cho mối ghép cần tháo lắp
- Mối ghép bằng bu lông dùng để ghép các chi tiết có bề dày không lớn và cần tháo lắp
- Với những chi tiết bị ghép có chiều dày lớn, người ta dùng mối ghép vít cấy
- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ
Câu 3:(2 điểm)
Tóm tắt (0.5đ)	Đường kính của bánh bị dẫn là: (0.25đ)
D1=60 cm	Áp dụng công thức: n2 D1 n1 x D1
n1=25 vòng/phút	 =	à D2 =	 (0.5đ)
n2=75 vòng/phút n1 D2	 n2
D2=?	D2 = (25 x 60): 75 = 20 (cm)	(0.5đ)	
	Đáp số: 20 cm (0.25đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_Cong_Nghe_8_HKI_2016_2017_Tham_khao.doc