Đề thi học kỳ I môn: Công nghệ 10

docx 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 4122Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn: Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kỳ I môn: Công nghệ 10
Tên:  ĐỀ THI HỌC KỲ I
Lớp: Môn: CÔNG NGHỆ 10
 Thời gian : 45 phút
Điểm
Lời phê
I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm )
Câu 1: Nhiệt độ thuận lợi cho nấm phát triển là:
A.- 25-30°C. 
B.- 50-55°C. 
C.- 45-50°C. 
D.- 30-45°C.
Câu 2: Khi bón phân cho cây trồng cần chú ý những điểm gì?
A.- Thời tiết. 
B.- Tính chất của phân bón, tính chất của đất trồng.
C.- Đặc điểm sinh học và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. 
D.- Cả a, b, c.
Câu 3: Đặc điểm của các cây được tạo ra từ công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào:
A.- Có một số cây đồng nhất với nhau và có cả những cây không đồng nhất với nhau về mặt di truyền.
B.- Các cây sinh ra đều đồng nhất về mặt di truyền và giống với tế bào ban đầu.
C.- Các cây sinh ra đều không đồng nhất về mặt di truyền.
D.- Các cây sinh ra đồng nhất về mặt di truyềnvà khác với tế bào ban đầu.
Câu 4: Keo đất mang điện âm hay dương được quyết định bởi:
A.- Nhân. 
B.- Lớp ion khuếch tán. 
C.- Lớp ion quyết định điện. 
D.- Lớp ion bất động.
Câu 5: Đất xám bạc màu có tính chất:
A.- Thành phần cơ giới nhe. 
B.- Thành phần cơ giới nặng.
C.- Thành phần sét lớn. 
D.- Thành phần sét rất ít.
Câu 6: Xác định ưu điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:
A.- Tăng nhanh những dòng sâu, bệnh kháng thuốc. 
B.- Tăng giá thành sản xuất.
C.- Hiệu lực nhanh chóng, dễ dùng, hiệu quả rộng. 
D.- Tốc độ tiêu diệt thiên địch tăng.
Câu 7: Nhiệt độ gây chết cho nấm là:
A.- 30-45°C. 
B.- 25-30°C. 
C.- 50-55°C. 
D.- 45-50°C.
Câu 8: Đất mặn có phản ứng:
A.- Trung tính và kiềm. 
B.- Trung tính. 
C.- Chua. 
D.- Kiềm.
Câu 9: Bón vôi vào đất phèn nhằm:
A.- Khử độc cho đất. 
B.- Rửa bớt lượng phèn.
C.- Nâng cao độ phì nhiêu của đất. 
D.- Giảm độc hại của ion Al3+.
Câu 10: Kích thước một hạt keo đất khoảng:
A.- Rất nhỏ, ở trạng thái huyền phù. 
B.- Dưới 1 mm. 
C.- 1 mm. 
D.- Hơn 1 mm.
Câu 11: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng gồm:
A.- 5 nguyên lí cơ bản. 
B.- 2 nguyên lí cơ bản. 
C.- 4 nguyên lí cơ bản. 
D.- 3 nguyên lí cơ bản.
Câu 12: Đất xám bạc màu được hình thành ở:
A.- Tây Nguyên. 
B.- Giáp ranh đồng bằng và trung du. 
C.- Sa mạc. 
D.- Đồng bằng.
II – Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Độ phì nhiêu của đất là gì? Có mấy loại độ phì nhiêu của đất? Nêu biện pháp cải tạo độ phì nhiêu cho đất? (3đ)
Câu 2: Bón phân như thế nào là hợp lí? Cho 4 ví dụ về phân hóa học (2,5đ)
Câu 3: Kể tên ít nhất 5 loại cây rừng? Là học sinh cần làm gì để bảo vệ tài nguyên rừng? (1,5đ)
Bài làm
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm )
 1. A 2. D 3. B 4. C 5. A 6. C 7. D 8. A 9. D 10. B 11. C 12. B
 II – Tự luận (7 điểm)
Câu 1: -Độ phì nhiêu của đất là khả năng đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại cho cây trồng, đảm bảo cây trồng đạt năng suất, chất lượng cao. (1đ)
 -Tùy vào nguồn gốc người ta chia làm 2 loại:
 +Độ phì nhiêu tự nhiên: là độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, trong quá trình hình thành không có sự tác động của con người. (0,75đ)
 +Độ phì nhiêu nhân tạo: là độ phì nhiêu được hình thành dưới quá trình lao động của con người. (0,75đ)
 -Biện pháp cải tạo độ phì nhiêu: bón phân hữu cơ, làm đất, tưới tiêu, làm thủy lợi, (0,5đ)
Câu 2: Phải biết đặc tính của từng loại phân bón.Ví dụ: phân đạm, kali dùng để bón thúc hoặc bón lót với liều lượng nhỏ; phân lân dùng để bón lót; phân NPK dùng để bón lót hoặc bón thúc. (0,5đ)
 Bón phân phải phù hợp với từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh, thời tiết (0,5đ)
 Tuân thủ theo quy tắc 4 đúng: đúng lúc, đúng cách, đúng thời gian, đúng nồng độ liều lượng (0,5đ)
 Không được bón quá dư hoặc quá thiếu sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, gây thoái hóa đất (0,5đ)
 Đúng thời gian cách li. (0,25đ) 
Ví dụ phân hóa học: phân đạm, phân lân, phân NPK, phân urê,. (0,25đ)
Câu 3: Các loại cây rừng: Đước, tràm, bạch đằng, tùng, gió bầu, keo lai, tre, sao, (0,5đ)
Là học sinh để bảo vệ tài nguyên rừng cần: Bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, tuyên truyền mọi người bảo vệ rừng, không chặt phá rừng, cho họ biết lợi ích rừng đem lại, tố giác những hành vi làm ảnh hưởng đến rừng, (1đ)
-----HẾT-----

Tài liệu đính kèm:

  • docxthi_hk_1_cong_nghe.docx