Đề thi học kỳ 1 môn: lịch sử 7 năm học: 2015 – 2016 thời gian 45 phút ( không kể giao đề)

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1158Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ 1 môn: lịch sử 7 năm học: 2015 – 2016 thời gian 45 phút ( không kể giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kỳ 1 môn: lịch sử 7 năm học: 2015 – 2016 thời gian 45 phút ( không kể giao đề)
PHÒNG GD & ĐT TRI TÔN MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THCS NÚI TÔ MÔN: LỊCH SỬ 7
 Năm học: 2015 – 2016 
ĐỀ 2
Cấp độ
Các
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Lịch sử thế giới trung đại
Đặc trưng của kinh tế lãnh địa
Đặc điểm tự nhiên ĐNÁ
Phát kiến địa lý
Lí do tư sản chọn văn hóa để chống phong kiến
Số câu: 4
Số điểm: 3,5
Tỉ lệ: 35 %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 2
4 câu
3,5 điểm
35 %
Các sự kiện lịch sử
Các sự kiện thời Ngô, Lê, Lý, Trần.
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
1 câu
1 điểm
10 %
Đại Việt thời Lý
Tác dụng của bài thơ Nam quốc Sơn Hà.
Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt
Số câu: 2
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25 %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 2
2 câu
2,5 điểm
25%
Nước Đại Việt thời Trần
Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
Rút ra bài học quý giá
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 1/2
Số điểm: 2
Số câu: 1/2
Số điểm: 1
1 câu
3 điểm
30%
TS câu: 8
TS điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu: 3,5
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40 %
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 1,5
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
8 câu
10 điểm
100%
PHÒNG GD & ĐT TRI TÔN
ĐỀ THI HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS NÚI TÔ
MÔN: LỊCH SỬ 7
Năm học: 2015 – 2016 
Thời gian 45 phút ( Không kể giao đề)
ĐỀ 2
A. Trắc nghiệm (3 điểm):	
 Câu 1: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ( mỗi câu 0,5 điểm )
 1. Theo em những cuộc phát kiến Địa lí ngày xưa có tác dụng gì cho đến ngày nay.
 A. Nền kinh tế chậm phát triển, giao thông không thuận lợi.
 B. Thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
 C. Thúc đẩy kinh tế phát triển, mở rộng thị trưòng, giao thông thuận lợi.
 D. Tạo ra nhiều của cải.
 2. Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là:
 A. Mùa khô và mùa mưa. 	B. Mùa khô và mùa lạnh.
 C. Mùa đông và mùa xuân. 	 D. Mùa thu và mùa hạ.
 3. Khi Lý Thường Kiệt cho người lẽn vào đền để ngâm bài thơ “ Nam quốc sơn hà” thì tinh thần của quân Tống như thế nào.
A. Phấn khởi ý chí kiên cường. B. Hoang mang, lo sợ, suy sụp tinh thần.
C. Không hoang man, lo sợ. D. Hăng hái đánh ta.
 4. Đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa: 
 A. Là nền kinh tế do nông nô sản xuất.
 B. Là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự cung, tự cấp, tự túc.
 C. Là nền kinh tế do các lãnh chúa quản lí.
 D. Là nền kinh tế có sự trao đổi, buôn bán giữa các lãnh địa với nhau.
Câu 2: Nối cột A với cột B cho phù hợp ( 1 điểm )
Cột A ( thời gian)
Cột B (sự kiện)
1. Năm 965
A. Nhà Lý thành lập
2. Năm 979
B. Loạn 12 sứ quân
3. Năm 1009
C. Kháng chiến chống quân Mông Cổ
4. Năm 1258
D. Nhà Tiền Lê thành lập
E. Kháng chiến chống Tống xâm lược
B. Tự luận ( 7 điểm )
 Câu 1: Vì sao tư sản chọn văn hóa để đấu tranh chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu. (2 điểm)
 Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Theo em bài học quý giá nhất rút ra từ cuộc kháng chiến này là gì ? ( 3 điểm )
 Câu 3: Qua cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, em thấy cách đánh sáng tạo của Lý Thường Kiệt là gì ? (2 điểm)
----------Hết----------
PHÒNG GD & ĐT TRI TÔN HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS NÚI TÔ MÔN: LỊCH SỬ 7
 Năm học: 2015 - 2016 
ĐẾ 2 
A/ Trắc nghiệm: 3 điểm
 Câu 1: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
Đap án
C
A
B
B
 Câu 2: Mỗi ý đúng 0,25 điểm
 1B 2D 3A 4C
B/ Tự luân: 7 điểm
Câu hỏi
Trả lời
 Điểm
Câu 1
 - Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị xã hội nên đấu tranh chống phong kiến trên nhiều lĩnh vực bắt đầu là lĩnh vực văn hóa.
- Những giá trị văn hóa cổ đại là tinh hoa nhân loại, việc khôi phục sẽ tác động, tập hợp đông đảo quần chúng chống lại phong kiến.
 1
1
Câu 2
* Ý nghĩa lịch sử
 - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. 
 - Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam. 
 - Để lại bài học vô cùng quý giá.
 - Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác.
* Bài học quý giá nhất ra từ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên: Củng cố khối đoàn kết toàn dân và dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Đó cũng là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng đất nước giai đoạn hiện nay.
0,5
0,5
0,5
0,5
1
Câu 3
- Cách tấn công: + Tiến công trước để tự vệ. 
 + Sử dụng cách đánh uy hiếp tinh thần quân giặc và khuyến khích tinh thần của quân sĩ ta qua bài thơ thần ( Nam Quốc Sơn Hà ). - Cách phòng thủ: Cách chọn địa điểm xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt. 
- Cách kết thúc chiến tranh: Đề nghị giảng hòa để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm hòa bình lâu dài. 
0,5
0.5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi su 7 hoc ki 1( 2015-2016) de 2.doc