ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÝ - LỚP 9 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1. ( M1) Dòng điện xoay chiều qua dụng cụ nào sau đây chỉ gây tác dụng nhiệt? A. Bóng đèn sợi tóc. B. Mỏ hàn điện. C. Quạt điện. D. Máy sấy tóc. Câu 2. (M2). Chọn câu phát biểu đúng: A. Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh. B. Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng C. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh. D. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng Câu 3. (M1) Những thấu kính nào trong hình vẽ là các thấu kính hội tụ 1 2 3 4 A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 3, 4. Câu 4. (M1) Quan sát hình bên và cho biết đây là sơ đồ cấu tạo của loại máy nào trong các loại máy sau: A. Máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay B. Động cơ điện một chiều. C. Máy biến thế. D. Máy phát điện xoay chiều có nam châm quay Câu 5. ( M1) Để đo hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều, ta mắc vôn kế xoay chiều A. nối tiếp với mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của chúng. B. nối tiếp với mạch cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của vôn kế. C. song song với mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của chúng. D. song song với mạch cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của vôn kế. Câu 6. ( M1) Dùng ampe kế xoay chiều có thể đo được A. giá trị cực đại của cường độ dòng điện xoay chiều. B. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều. C. giá trị nhỏ nhất của cường độ dòng điện một chiều. D. giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều. Câu 7.( M3) Một máy biến thế dùng để hạ hiệu điện thế từ 500kV xuống còn 2,5kV. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng? Biết số cuộn dây sơ cấp 100 000 vòng. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. n2 = 500 vòng B. n2 = 20000 vòng C.n2 = 12500 vòng D. một kết quả khác Câu 8. ( M1) Máy biến thế dùng để: A. tăng, giảm hiệu điện thế một chiều. B. tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều. C. tạo ra dòng điện một chiều. D. tạo ra dòng điện xoay chiều. Câu 9. (M1) Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như A. gương cầu lồi. B. gương cầu lõm. C. thấu kính hội tụ. D. thấu kính phân kỳ. Câu 10.( M2) Tác dụng của kính cận là để A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt. B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt. C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt. D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt. Câu 11. (M1) Ký hiệu của quang tâm và tiêu cự của thấu kính lần lượt là A. O và F. B. f và F. C. f và d. D. O và f. Câu 12. (M1) Thấu kính phân kì là loại thấu kính A. có phần rìa dày hơn phần giữa. B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ. D. có thể làm bằng chất rắn không trong suốt. Câu 13. (M 2) Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới (i) là góc tạo bởi: A. tia tới và pháp tuyến tại điểm tới. B. tia tới và tia khúc xạ. C. tia tới và mặt phân cách. D. tia tới và điểm tới. Câu 14. (M1) Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì A. chùm tia ló là chùm sáng song song. B. chùm tia ló là chùm sáng phân kì. C. chùm tia ló là chùm sáng hội tụ. D. không có chùm tia ló vì ánh sáng bị phản xạ hoàn toàn. Câu 15. (M3). Vật AB cao 120cm, đặt cách máy ảnh một khoảng 2m. Sau khi chụp thì thấy ảnh của nó trên phim có độ cao 3cm. Hỏi khoảng cách từ phim đến vật kính nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây: A. 5cm B. 80cm. C. 1,8cm. D. Một giá trị khác Câu 16. (M1) Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật. C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật. D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật. Câu 17. (M3). Một thấu kính có tiêu cự là 20cm. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính trước thấu kính cho ảnh A’B’. Biết A’B’ cách thấu kính một khoảng lớn hơn 20cm. Hỏi loại thấu kính nào không thể tạo ra ảnh như vậy: A.thấu kính phân kì B. thấu kính hội tụ C. cả 2 thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ đều không thể tạo ra ảnh như vậy D. chưa thể xác định được loại thấu kính nào không thể tạo ra ảnh như vậy vì chưa biết A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo. Câu 18. (M 1) Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành A. chùm tia phản xạ. B. chùm tia ló hội tụ. C. chùm tia ló phân kỳ. D. chùm tia ló song song khác. Câu 19.(M1) Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm A. Đặt trong khoảng tiêu cự. B. Đặt ngoài khoảng tiêu cự. C. Đặt tại tiêu điểm. D. Đặt rất xa. Câu 20. (M 2 ) Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là A. f = 5m. B. f = 5cm. C. f = 5mm. D. f = 5dm. Câu 21. (M2) Chọn phát biểu đúng A. Khi nhìn thấy vật có màu nào (trừ vật đen) thì có ánh sáng màu đó đi vào mắt ta. B. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ tốt ánh sáng màu đó. C. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng ta thu được ánh sáng trắng. D. Các đèn LED phát ra ánh sáng trắng. Câu 22. (M 1 ) Phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây khi nói về kính lúp là: A. Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt khi quan sát các con vi khuẩn. B. Kính lúp thực chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C. Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát rõ hơn ảnh thật của những vật nhỏ. D. Kính lúp thực chất là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn. Câu 23.(M 3) Một học sinh nhìn cột cờ cao 9m. Muốn ảnh của cột cờ cao 1cm rõ nét trên võng mạc và cách thể thủy tinh 2cm thì học sinh đó phải đứng cách cột cờ một khoảng A. 18m. B. 9m. C. 4,5m. D. 36m. Câu 24. (M 1 ) Số bội giác và tiêu cự ( đo bằng đơn vị xentimet ) của một kính lúp có hệ thức: A. G = 25.. B. G = . C. G = 25 +. D. G = 25 – . Câu 25. (M 1) Chọn câu phát biểu đúng A. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc. B. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu trắng hơn. C. Chiếu ánh sáng trắng qua bất cứ tấm lọc màu nào ta cũng được ánh sáng có màu đỏ. D. Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu trắng. Câu 26.( M 2) Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện không đổi mà dây dẫn có chiều dài tăng gấp đôi thì hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ A. tăng lên gấp đôi. B. giảm đi một nửa. C. tăng lên gấp bốn. D. giữ nguyên không đổi. Câu 27. (M 1) Dòng điện xoay chiều là dòng điện A. đổi chiều không theo qui luật. B. lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại. C. luân phiên đổi chiều với chu kỳ không đổi. D. có chiều không đổi theo thời gian. Câu 28. (M 3) Vật thật nằm trước thấu kính và cách thấu kính một khoảng d với f < d < 2f thì cho A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và bằng vật. Câu 29. (M 2) Khi tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì A. chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng. C. có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ ánh sáng. D. không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ ánh sáng. Câu 30. (M 2) Hình vẽ nào mô tả đúng đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ 1 F / 2 F / 3 F / F 4 F / A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 31. (M2). Trong các công việc sau đây, công việc nào ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng? A. phơi lúa, ngô khoai,.......ngoài trời nắng B. làm muối ngoài đồng muối C. thỉnh thoảng đưa trẻ ra "tắm nắng" vào buổi sáng D. chế tạo máy tính bỏ túi dùng ánh sáng mặt trời Câu 32. (M2). Về phương diện tạo ảnh, giữa mắt và máy ảnh có những tính chất nào giống nhau?. A.. tạo ra ảnh thật lớn hơn vật . B.tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật C.tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật D.tạo ra ảnh ảo nhỏ hơn vật. Câu 33. ( M 2) Buồng tối của máy ảnh có chức năng A. điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy. B. không cho ánh sáng lọt vào máy. C. ghi lại ảnh của vật. D. tạo ảnh thật của vật. Câu 34. (M 1) Khi quan sát một vật có màu đỏ bằng ánh sáng trắng ta thấy vật có màu A. vàng. B. xanh lục. C. đỏ. D. trắng. Câu 35. (M3). Một ngươi dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ và đặt cách thấu kính 5 cm thì nhìn thấy ảnh của nó gấp 3 lần vật .Tiêu cự của thấy kính có giá trị nào sau đây: A .f = 0.75 cm B. f = 7.5cm C.f = 75cm D.f = 750cm Câu 36. ( M 1) Để đo cường độ của dòng điện xoay chiều, ta mắc ampe kế xoay chiều A. nối tiếp vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của chúng. B. nối tiếp vào mạch cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế. C. song song vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của chúng. D. song song vào mạch điện cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế. Câu 37. (M 3) Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’ thì A. h = h’. B. h =2h’. C. h =. D. h < h’. Câu 38. (M1). Chọn câu sai: Tất cả các nguồn sau đều phát ra ánh sáng trắng: A. Một ngôi sao B. Ánh sáng đèn pha xe gắn máy C. Ngọn lửa của bếp củi D. Một đèn LED Câu 39. ( M 3) Trên một đường dây truyền tải điện có công suất truyền tải không đổi, nếu tăng tiết diện dây dẫn lên gấp đôi, đồng thời cũng tăng hiệu điện thế truyền tải điện năng lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ A. giảm đi tám lần. B. giảm đi bốn lần. C. giảm đi hai lần. D. không thay đổi. Câu 40. (M 2) Chiếu đồng thời ánh sáng màu đỏ, lục, lam đến một bìa sách, ta thấy bìa sách có màu đỏ vì bìa sách hấp thụ ánh sáng A. màu đỏ và phản chiếu các ánh sáng còn lại. B. màu lục, lam và phản chiếu ánh sáng màu đỏ. C. màu đỏ, lục và phản chiếu ánh sáng còn lại. D. màu đỏ, lam và phản chiếu ánh sáng còn lại. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Mỗi câu đúng đạt 0,25điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 21 A 2 C 22 B 3 C 23 A 4 A 24 B 5 C 25 A 6 D 26 A 7 A 27 C 8 B 28 B 9 C 29 C 10 B 30 C 11 D 31 B 12 A 32 B 13 A 33 B 14 B 34 C 15 A 35 B 16 B 36 A 17 A 37 B 18 B 38 D 19 D 39 A 20 B 40 B
Tài liệu đính kèm: